Bản tin đính bên dưới dù là phóng đại đi nữa vẫn phản ánh triệu chứng một hoa lục bất ổn:
Bên trong hàng năm có đến trên 300 ngàn cuộc biểu tình lớn nhỏ, có đổ máu ít nhiều. Người Tây Tạng tự thiêu phản đối. Người Tân Cương bạo động từng chập. Bên ngoài phải đương đầu vấn nạn biển Hoa Đông với Nhật Bổn và biển Hoa Nam ( Biển Đông VN ) với…Hạm đội 7 Huê Kỳ.
Ngày 08/10/2014, hơn 50.000 người dân TP. Hàm Đan đồng loạt xuống đường, chiếm Trung tâm Hành chính biểu tình, phản đối Chính quyền CS cướp tiền-vàng gửi tiết kiệm, tiền mua nhà của người dân trong các Tập đoàn Tài chính, Ngân hàng, Bất động sản. Hiện nay, tất cả các Tập đoàn Bất động sản, Tài chính, Ngân hàng tại tỉnh Hà Bắc vẫn đóng cửa, các Quan chức CS giữ các chức vu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Kế toán Trưởng,… đã ôm tiền bỏ trốn.
Ngày 08/10/2014, hơn 7000 người dân TP. Thành Đô xuống đường, từ khắp nẻo đường, giơ cao biểu ngữ diễu hành chiếm Trung tâm Hành chính để biểu tình, phản đối Chính quyền, Quan chức CS tham nhũng, lừa đảo bất động sản, cướp tiền mua nhà của người dân nơi đây. Với tổng số tiền cướp của nhân dân hơn 10 tỷ ND Tệ.
Ngày 08/10/2014, hơn 300 giáo viên Trường Trung học tại TP. Yongcheng đã đồng loạt đình công, xuống đường biểu tình, phản đối Quan chức Cộng sản tham nhũng, biển thủ, cướp tiền bảo hiểm y tế, quỹ nhà ở.
Mặc dầu các nhân vật lãnh đạo cuộc bất tuân dân sự Hong Kong không ngớt xác nhận rằng đây không phải là cách mạng mà chỉ là “ quá trình đòi dân chủ “ ( sic ) để trấn an trùm cộng sản hoa lục, thực tế hành động nầy vẫn mang tác dụng thay đổi thể chế chánh trị, không chấp nhận thể chế độc tài “ đảng cử – dân bầu “ thay thể chế tự do bầu cử, tức là cách mạng:
“Tờ South China Morning News cho biết, vào đêm thứ bảy 11/10, thủ lãnh của cuộc tập hợp Chiếm Trung Tâm, Occupy Central, đã gởi ra một lá thư ngỏ cho chủ tịch Tập Cận Bình, với nội dung là phong trào này không phải là một cuộc cách mạng và tất cả mọi bế tắc hiện nay là do hành động không hợp tác của chính quyền Hongkong dưới sự lãnh đạo của ông Lương Chấn Anh. Lá thư kêu gọi ông Tập phải tuân thủ nguyên tắc “một quốc gia, 2 thể chế” và cho phép Hong Kong giải quyết những vấn đề chính trị của mình qua hình thức Dân chủ hoàn toàn. Lá thư khẳng định phong trào không phải là một cuộc cách mạng mà chỉ là một quá trình đòi dân chủ.“
Cho dù mệnh danh là cách mạng hay bất tuân dân sự “đòi dân chủ“, thực chất vẫn là chống lại việc thay đổi thể chế từ dân chủ thoái hóa về độc tài đảng trị.
Học giả Gordon Chang lập luận về sự sụp đổ cận kề của tàu cộng như vầy:
“Người Trung hoa không thích làm cách mạng nhưng hành động của họ lại mang tính chất cách mạng. Như trường hợp nông dân tranh đấu đòi quyền sở hữu ruộng đất mang tính chất cách mạng là bởi vì nó có tác động thay đổi thể chế từ “sở hữu toàn dân“ trở về “tư hữu cá nhân”.
Xem vậy thì thấy rằng cuộc tranh đấu vì dân chủ của Hong Kong, dù lãnh đạo tàu cộng muốn ngăn ngừa cách nào vẫn gây hiệu ứng dây chuyền vào hoa lục với phương thức tranh đấu bất tuân dân sự: Biểu tình chiếm cứ hoặc bao vây các công sở.
Gió bất tuân dân sự Hong Kong đã lan vào hoa lục. Gió bất tuân dân sự xứ Cảng Thơm có gây hứng khởi cho giới trẻ Viêt Nam không?
Câu trả lời khẳng định là có. Chỉ bằng vào một trường hợp kể sau, niềm hy vọng về một cuộc “ đổi thay “ cho Đất nước thât đầy triển vọng.
Một bạn trẻ tên Phúc, sống tại quận Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ thêm:
“Bây giờ thì cũng giống như trước năm 1975 vậy đó, họ đã làm biết bao cuộc đấu tranh. Giờ với sinh viên Hồng Kông tập hợp một vài ngàn người thì không khó, cục diện chung thì hiện tại chính quyền đã can thiệp vào quá sâu rồi nên sẽ là một cuộc đối đầu. Nhưng với tinh thần bây giờ thì sẽ kéo dài còn lâu đó, cụ thể thì mình không biết vì không có nhiều thông tin, thấy riêng về mặt tinh thần thì họ rất quyết tâm, rất sẵn sàng, sinh viên thì họ đã có truyền thống vậy mà…”
Theo Phúc, hiện tại, giới sinh viên Việt Nam đã bắt đầu nóng lên, nghĩa là thành phần ủng hộ sinh viên Hồng Kông đã tăng rất cao, theo cách này hoặc cách khác, giới sinh viên Việt Nam thể hiện sự đồng cảm của họ. Có nhóm tổ chức buổi thảo luận nhỏ về giá trị dân chủ cũng như tương lai đất nước khác nhau như thế nào giữa dân chủ và độc tài bằng một bữa tiệc sinh nhật ngụy trang hoặc bữa cà phê nhỏ chừng năm, bảy người. Cũng theo chỗ tìm hiểu và chia sẻ thông tin của Phúc qua trang mạng xã hội Facebook thì hiện nay, ở các làng khu vực có nhiều trường đại học tại Hà Nội cũng như làng đại học Thủ Đức, Sài Gòn, hầu như hệ thống an ninh đã siết chặt một cách bất thường, các chốt chặn bất ngờ xuất hiện khắp các lối ra vào ở các làng đại học mà theo Phúc nhận xét thì đây là một dấu hiệu khá nhạy cảm. Tiếp lời của Hiền, Phúc cho rằng cuộc cách mạng dân chủ của giới trẻ Hồng Kông cũng như nhiều cuộc cách mạng dân chủ khác ở các nước độc tài trên khắp thế giới là những cuộc cách mạng bắt buộc phải xãy ra, không thể tránh khỏi, điều này nằm trong qui luật bảo tồn nòi giống của thế giới con người. Và nhu cầu tiến bộ là nhu cầu quan trọng giống như máu phải luân lưu trong cơ thể.
“ Và cũng theo nhận định của Phúc, câu chuyện biểu tình ở Hồng Kông chỉ là câu chuyện khởi sự cho mùa xuân dân chủ khắp các châu lục. Nơi nào còn chìm trong nạn độc tài chuyên chế, nơi ấy sẽ có những mùa đấu tranh dân chủ chất ngất hào khí của tuổi trẻ.
http://www.rfa.org/vietnamese/
Rồi đây, chính tuổi trẻ Việt Nam, với truyền thống hùng cường Lạc Long, sẽ đem lại cuộc đổi thay chấm dứt đêm trường u minh cộng sản cho Đất nước và Dân tộc chớ chẳng phải ai khác.
“Thanh niên ơi! Hồn thiêng núi sông đợi chờ Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng Trai Đất Việt thề làm đèn sáng thế giới soi chung”
Nguyễn Nhơn