America’s Pacific Century – Kỷ Nguyên Thái Bình Dương của Mỹ, đó là tựa đề của bài xã luận của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, vừa đăng trên tạp chí Foreign Policy hôm 10-Nov-2011 (1). Tựa đề của bài viết đã làm cho một số người giật mình nhớ lại, cách đây không hơn 4 năm, George W. Bush, nhân danh tư tưởng tân bảo thủ cưc đoan, neoconservative doctrine, Bush đã đề xuất chủ thuyết “Kỷ Nguyên Mới Của Mỹ-New American Century”. Để thực hiện tham vọng và để đạt được mục tiêu của chủ thuyết này, trong suốt tám năm cầm quyền, nguyên Tổng thống Bush, không ngừng theo đuổi chính sách Tạo chấn động làm khiếp nhược-Shock & Awe, hầu khống chế các nhà lãnh đạo của các nước thuộc khối Trung Đông và Bắc Phi ngoan cố chống lại chính sách ngoại giao của Mỹ.
Trong thực tế “Kỷ Nguyên Thái Bình Dương Của Mỹ ” là những phản ứng tích cực của Ngoại trưởng Hillary Clinton, sau những chuổi dài thay đổi và xáo trộn, từ biến cố lịch sử ngày 11/9, sự sa lầy của Mỹ ở hai mặt trân Afghanistan và Iraq cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-09. Sau khi lên làm Tổng Thống Mỹ, Barack Obama nhận thấy vấn đề cốt tử mà ông phải giải quyết là hai mặt trận Afghanistan và Iraq. Chính vì sự sa lầy của Mỹ tại hai mặt trận hao tiền tốn của và hy sinh xương máu của thanh niên Mỹ một cách phi lý này, là nguồn cơn của tất cả mọi vấn đề đang xâu xé nước Mỹ và thế giới trong đó có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà chính phủ của ông đang nghiêng vai hứng chịu (2). Để dứt khoát vấn đề này, năm 2009 Tổng thống Barack Obama lấy quyết định sẽ triệt thoái toàn bộ lực lượng quân đội Mỹ ra khỏi mặt trận Iraq vào cuốn năm 2011 và ra khỏi mặt trận Afghanistan chậm nhất là cuối năm 2014. Chính tổng thống Obama nhắc lại quyết định này vào ngày thứ tư 24-6-2011 và một lần nữa sau đó vào ngày 21-10-2011. Những quyết định này của Tồng thống Obama đã thay đổi toàn diện tầm nhìn của các nhà chính trị, các nhà quân sự Mỹ, về tương lai quyền lực của Mỹ. Richard McGregor, người dẫn đầu một trường phái mới của chính trị Mỹ, liền đưa ra nhận định: Sau những quyết định của Tổng thống Obama triệt thoái toàn bộ lực lượng quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Iraq và Afghanistan, con đường để duy trì thế mạnh toàn cầu của Mỹ không còn đi qua ngã Baghdad, Jerusalem, Teheran, hay Kabul, mà đã chuyển qua các tuyến hàng hải hướng về châu Á Thái Bình Dương, bao quanh Trung Quốc.
Hòa nhịp với tư tưởng “Chuyển hướng Trục quay Quyền lực của Mỹ”, bộ Ngoại giao Mỹ liền phát động phong trào thay đổi tầm nhìn của Mỹ về châu Á Thái Bình Dương. Cùng lúc, bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận vai trò trọng yếu của khu vực này đối với Hoa Kỳ trong tương lai. Bài xã luận của ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton America’s Pacific Century là một đề xuất về một chủ thuyết mới của Mỹ, một tầm nhìn mới của Mỹ, về châu Á Thái Bình Dương. Cơ sở của chủ thuyết này được nhận diện dưới hai chủ điềm:
1. Đối nội
Để duy trì và củng cố vị thế cường quốc của Hoa kỳ, việc quan trọng hôm nay là phải chú trọng đầu tư vào nhiều hơn ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trên mọi mặt: Ngoại giao, Kinh tế và cả Chiến lược. Việc đầu tư này bắt đầu thực hiện ngay cả trong thời kỳ Mỹ đang dần dần triệt thoái ra khỏi Iraq và Afghanistan. Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh: Chúng ta pphải hiểu rằng sự phục hồi kinh tế của Mỹ phụ thuộc vào xuất khẩu và khả năng của các công ty Hoa Kỳ trao đổi mậu dịch với một thị trường có sức tiêu thụ mênh mông và ngày càng phát triển của khu vực Châu Á-TBD. Thách thức lớn nhất của HoaKỳ tại khu vực này là làm sao chúng ta phải xây dựng cho bằng được mạng lưới ngoại giao bền vững với tất cả các đối tác trong vùng, thích hợp với lợi ích của nước Mỹ chẳng khác nào mạng lưới ngoại giao mà chúng ta đã từng xây dựng được tại Châu Âu – Đại Tây Dương. Vấn đề này rất quan trọng đối với hiện tình của Mỹ, không chỉ quan trọng trong kinh tế và còn trong cả các vấn đề an ninh nội tình của Mỹ
Là một Ngoại trưởng ngoại hạng của Mỹ, khi nhắc đến mạng lưới ngoại giao mà chính phủ Mỹ đã xây dựng được tại châu Âu-Đại Tây Dương bà Hillary Clinton chắc không thể nào quên được biết bao sinh mạng máu xương của thanh niên Mỹ đã ngã xuống trên vùng đất Châu Âu-ĐTD này, biết bao nhiêu của cải vật chất của Mỹ đã đổ xuống cho vùng đất này, để cho nước Mỹ có được mạng lưới ngoại giao bền vững với châu Âu đến tận hôm nay. Và cũng để bảo vệ và củng cố mạng lưới ngoại giao ấy, Hoa kỳ đã phải hợp tác với châu Âu để thành lâp khối quân sự Minh Ước Bắc Đại Tây Dương-NATO. Và cũng trong chiều hướng ấy hiện nay vẫn còn có cả trăm ngàn lính Mỹ: Hải, Lục, Không quân vẫn còn đang đồn trú tại các quốc gia châu Âu, ngay cả tại Vương quốc Anh, tại Frankfurt Đức, tại Tây Ban Nha
Từ gốc nhìn này, ai cũng thấy có sự xung đột tư tưởng giữa Ngoại trưởng Hillary Clinton với nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, nhà lập thuyết Tân Biệt Lập -Neo- Isolationism.(3) Mặc dầu Ngoai trưởng Hillary Clinton không nhắc đến tên của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Gates, nhưng ai cũng biết rằng người mà bà đang đề cập đến không ai ngoài nguyên Bộ trưởng Gates, người đã đọc bài diễn văn tại trường Võ bị Quốc Hoa Kỳ -West Point- hồi tháng 2-2011 trước một nhóm khóa sinh vừa tốt nghiệp trường này. Nhân dịp này, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Gates nhắc lại câu nói thời danh của tướng McArthur:
Bất cứ Bộ trưởng Quốc phòng nào của Mỹ từ rầy về sau mà dám đưa ra lời cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ gửi các đơn vị chiến đấu đến tham chiến trên bộ tại cá quốc gia thuộc châu Á, Trung Đông hay châu Phi, thì cái đầu của các vị Bộ trưổng Quốc phòng ấy cần phải được đem ra giảo nghiệm . Và nguyên Bộ trưởng Gates trưng ra một phần của lập thuyết Tân Biệt Lập của ông : Thật điên rồ nếu trong số người Mỹ chúng ta, có ai lại có tham vọng mở những cuộc chiến ngoài biên cương của nước Mỹ tại những vùng đất xa lạ như Afghanistan hay Iraq như chúng ta đang phải gánh chịu ..
Lập luận của ngoại trưởng Clinton hôm nay, như chúng ta đã rõ, hoàn toàn đi ngược lại tư tưởng chống chiến tranh củ Robert Gates. Ngoại trưởng Clinton mạnh dạn đả kích tư tưởng của Robert Gates, bằng những lập luận đanh thép của bà:
Những ai nói rằng chúng ta không còn đủ khả năng để tham gia với thế giới bên ngoài, người đó có một nhận định lầm lạc và hết sức lạc hậu khi cho rằng khi muốn chúng ta phải thu gọn chính sách đối ngoại để giải quyết những thách thức kinh tế nội bộ. Trong thực tế chúng ta không thể nói là chúng ta không đủ khả năng
Trước khi hạ bút viết những dòng trên, không hiểu Ngoại trưởng Hillary Clinton có đọc qua và tham khảo tư tưởng của câu phát biểu của Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, trưa hôm 20-10-2011, một ngày, sau cái chết của nhà độc tài Muammar Gadhafi:
Chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc can thiệp vũ trang và các cuộc chiến nước ngoài như cuộc chiến Libya, chúng ta đã chi 2 tỷ USD cho cuộc chiến này và chúng ta đã thành công đạt được mục đich mà không tốn một sinh mạng nào của người Mỹ chúng ta. Đó phải là phương sách mới của chúng ta để đối đầu với những thách thức luôn luôn xảy ra trên thế giới hôm nay và chúng ta sẽ giải quyết theo đường lối mới này. không theo đường lối cũ)
Điều đó có nghĩa là sau kinh nghiệm của cuộc chiến Libya, nhất quyết từ rầy về sau chính phủ Hoa Kỳ sẽ không bao giờ gửi quân tham chiến trên bộ ở bất cứ quốc gia nào ngoài nước Mỹ trên thế giới.
2. Đối Ngoại
Về mặt này, Ngoại trưởng Hillary Clinton viết:Công tác đối ngoại của Mỹ là chìa khóa cho sự thịnh vượng an ninh trong nước Từ việc phát triển thị trường mới cho doanh nghiệp Mỹ tại các nưóc châu Á-TBD cho đến việc ngăn ngừa sư bành trướng lây lan vũ khí hạt nhân cũng như sư bảo vệ tự do hàng hải của các thương thuyền Mỹ trên các hải trình châu Á-TBD . Tất cả điều này thuộc vào khả năng đối ngoại của Hoa Kỳ. Việc duy trì hòa bình và an ninh khắp khu vực châu Á-TBD là việc tối quan trọng cho tiến bộ toàn cầu. Chúng ta có thể thực hiện được chiến lược trên bằng cách theo đuổi chiến thuật có hiệu năng thật sự trong việc ngăn ngừa những nổ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên hay bảo đảm sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của những cường quốc lớn trong khu vực .
Về tình trạng quan hệ giữa Mỹ và khu vực châu Á-TBD được Ngoại trưởng Hoa kỳ miêu tả như sau: Có lẽ hơn bao giờ hết, hiện tình châu Á-TBD đang mong mỏi sự lãnh đạo của chúng ta cũng như họ đang mong mỏi được giao thương với chúng ta. Vì chúng ta là cường quốc duy nhất với mạng lưới các liên minh hùng mạnh trong khu vực mà không có tham vọng về lãnh thổ, và một truyền thống đóng góp cho lợi ích chung từ bao lâu nay. Cùng các đồng minh chúng ta bảo đảm an ninh qua nhiều thập kỷ.Tuần tra trên biển châu Á và giữ gìn ổn định trong vùng, và nhờ đó chúng ta kiến tạo thuận lợi cho sự phát triển .
Trong thực tế, những lập luận trên của bà Ngoại trưởng Mỹ phần nhiều được xem như phù hợp với những thực tế lịch sử của quá khứ tại vùng ĐNÁ. Nhưng liệu lịch sử của Mỹ có đầy đủ khả năng không, khi tự biên hộ cho mình như một nước lớn không có tham vọng về lãnh thổ, có truyền thống đóng góp cho lợi ích chung từ bao lâu nay”. Đối diện với khoản lịch sử 41 năm quan hệ Việt Mỹ từ năm 1954 đến năm 1995, lâp luận trên của bà Hillary Clinton cần phải được hai phía Mỹ Việt cùng xét lại. Trong tình hình hiện tại chúng tôi luôn luôn hiểu rằng Hoa Kỳ là một đối tác lớn và cần thiết của Việt Nam. Nhưng dù sao đi nữa, chúng ta phải công bình với lịch sử-lịch sử bang giao giữa hai dân tộc Việt Mỹ.
Để quay về với chủ điểm mở rộng đối tác với châu Á-TBD theo định chế đa phương, bà Hillary Clinton đề cập đến qua hệ mậu dịch, quân sư với các quốc gia Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Nhật Bổn, Indonesia, Việt Nam và đặc biệt quan hệ mậu dịch song phương với Trung Quốc và nhất những buổi họp quân sự cao cấp (còn gọi là những buồi họp giao lưu quân sự) với nước này. Ngoại trưởng Hillary Clinton kêu gọi TQ: Trên mặt kinh tế, Hoakỳ và Trung Quốc cần phải hợp tác với nhau để bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu được bền vững và quân bình. Bà cũng không quên yêu cầu TQ thực hiện những bước cần thiết cho phép đồng tiền TQ, Nhân-dân-tệ, tăng giá nhanh hơn nữa so với đồng Mỹ kim, cũng như so với những đồng tiền của cá đối tác thương mại quan trọng khác . Tất nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, với TQ bà ngoại trưởng Mỹ cũng giương cao ngọn cờ nhân quyền và cảnh cáo TQ chưa thực thi đầy đủ về nhân quyền, một chủ thuyết mà Mỹ đã đề xuất từ thế kỷ trước. Nhưng liền sau đó bà dịu giọng:
Xét cho cùng không có một cẩm nan nào có thể hướng dẫn mối quan hệ đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và TQ. Nhưng vì quyền lợi quá cao, chúng ta không thể chịu thất bại. Khi xúc tiến các hoạt động, chúng ta sẽ tiếp tục đưa ra quan hệ giữa chúng ta và TQ vào trong khuôn khổ khu vực rộng lớn hơn gồm các liên minh an ninh, mạng lưới kinh tế và các mối liên hệ xã hội
Qua những dòng phát biểu trên, có phải chăng Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton đang hướng tới sự hình thành Nhóm G2-khối quyền lực Mỹ Trung” Dù cho TQ cứ tiếp tục xem thường chủ thuyết nhân quyền của Mỹ” Hoa kỳ sửa soạn cho một thế giới lưỡng cực”
Sau TQ, Ngoại trưởng Hillary Clinton đề cập đến các Hiệp hội ASEAN, Diễn Đàn Kinh Tế Á Châu APEC và sư thành hình của nhóm Mậu dịch Tự do Xuyên Thái Bình Dương-TPP. Tuy nhiên bà nhấn mạnh rằng: Sự hợp tác của chúng ta với các định chế khu vực chỉ bổ túc chứ không thể thay thế các quan hệ song phương. Có một đòi hỏi trong khu vực này là Mỹ phải đóng vai trò tích cực trong sự xắp xếp các nghị trình của những định chế này làm sao cho các định chế này được hoạt động hữu hiệu và sẵn sàng đáp ứng với tình hình cũng nằm trong lợi ích của chúng ta (của Mỹ) Đó cũng là lý do tại sao Tổng thống Obama sẽ tham dư hội nghi Thượng Đỉnh Đông Á vào ngày 11-11-2011 tại Bali, Indonesia. Để chuẩn bị cho sự kiện này, Hoa Kỳ đã mở môt văn phòng ở Jakarta để sửa soạn cho buổi lễ ký kết Hiệp Ước Hữu Nghị Hợp Tác với ASEAN.
Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, cũng dành một phần bài xã luận của bà nói về Biển Đông mà bà vẫn quen gọi theo kiểu TQ là Biển Nam Trung Hoa, bà nhắc nhở:
Vào năm 2010, tại diển đàn an ninh khu vực tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã giúp phát động một nổ lực toàn khu vực nhầm bảo vệ quyền tiếp cận không hạn chế và sự tụ do thong thương trên biển Nam Trung Hoa (nguyên tên gọi của bà Clinton). Với sự kiện là một nửa trọng tải hàng hải quốc tế phải đi qua vùng biển này hằng năm. Đây là một nổ lực quan trọng, và trong năm qua chúng ta đạt được nhiều tiến bộ dọn đường cho một chính sách ngoại giao đa phương và bền vững giữa những nước tuyên bố có chù quyền trong vùng biển này, cố gắng bảo đảm các tranh chấp sẽ được dàng xếp bằng hòa bình thương lượng, phù hợp với nguyên tắc hiện hữu của luật pháp quốc tế .
Dĩ nhiên Biển Đông là vấn đề quá phức tạp cho vị thế của HoaKỳ. Ngoài việc bảo vệ tự do hải trình trên vùng biển này, là lợi ích quốc gia duy nhất của Hoa Kỳ, Hoa kỳ không có liên quan mật thiết nào khác trên vùng biển này. Hơn nữa, việc bảo vệ tự do hàng hải trên vùng Biển Đông là lợi ích quốc gia không phải chỉ riêng cho Hoa Kỳ mà chung cho các quốc gia có tàu bè hàng hải hàng năm qua lại trên vùng biển này. Hà cớ gì mà người Mỹ lại đi làm việc lẩm cấm ăn cơm nhà đi vác ngà voi, nếu không vì lợi ích thứ hai, thứ ba nào đó của Mỹ trên vùng biển này. Có lẽ cũng vì lâp luân này, vị tiền nhiệm của bà, nguyên ngoại trưởng Henry Kissinger, và chính phủ Mỹ, năm 1974 đã nhấm mắt quay lưng lại, nếu không muốn nói là đồng lõa với Trung quốc trong việc nước này xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Và đúng 34 năm sau, ngày 8-tháng 3-2009, một sự cố khác cũng được lập lại ngay tại vùng biển Hoàng sa, lần này với tàu của Mỹ: Chiếc tàu thắm dò đáy biển của Mỹ, USS IMPECCABLE- bị các tàu của Trung Quốc bao vây hạ nhục. Tổng thống Obama và Ngoại Trưởng Hillary Clinton, vẫn theo truyền thống kinh điển của nền ngoại giao vị lợi nhuận của Mỹ, tiếp tục quay lưng làm ngơ.
3. Đâu là mục đích của việc chuyển hóa tầm nhìn
Để biện hộ cho chủ thuyết của mình, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, quan niệm rằng: “Chúng ta không có thể, cũng như chúng ta không muốn áp đặt hệ thống chính trị của chúng ta lên trên các nước khác nhưng chúng ta thực sự tin tưởng rằng một số giá trị tinh thần của chúng ta được các nước khác coi như những gia trị phổ quát, kể cả các quốc gia châu Á cũng trân quí những giá trị ấy của chúng ta. Nhất là những giá trị tư tưởng xây đựng Hòa bình bền vững, Thịnh vượng chung, kiến tạo Tự do, Dân chủ, kính trọng nguyên tắc Nhân quyền. Trong thập kỷ vừa qua chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã chuyển biến từ những lợi lộc hòa bình sau chiến tranh lạnh đến những đòi hỏa và cam kết tại Afghanistan và Iraq. Khi những cuộc chiến này trên đà tàn lụi, chúng ta cần tăng tốc những nổ lực để hướng về những tình hình thực tế mới trên toàn cầu. Những thực tế mới này đòi hỏi Hoa Kỳ cần phải có sáng kiến, phải cạnh tranh, phải thay đổi đường lối lãnh đạo. Thay vì rút khỏi thế giới chúng ta cần xốc tới Trong một thời điểm khan hiếm nguồn lực, chúng ta phải biết đầu tư các nguồn lực này một cách khôn ngoan vào những nơi mà chúng ta có thể tạo ra nhiều lợi nhuận nhất. Đó là lý do tại sao khu vực châu Á-TBD tượng trưng cho vận hội đích thực của thế kỷ XXI đối với chúng ta.”
Đích thực vậy, rõ như mười mươi, cứu cánh của chủ thuyết Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ, cũng vẫn là vì lợi ích của nước Mỹ-Nothing but American interests. Đó là phương châm hành động muôn đời trên mọi địa hạt: Tư tưởng, Triết học, Tôn giáo, Mậu dịch, Chính tri quân đội, Khoa học xã hội, Nhân văn, Văn học Nghệ thuật cho những nhà lãnh đạo Mỹ, cho mọi công dân yêu nước Mỹ. Trong thực tế, không riêng vì Mỹ, đó cũng là phương châm hành động chung cho những ai yêu nước, tất cả chỉ vì lợi ích của đất nước họ.
Để đi đến kết luận Ngoại trưởng Hillary Clinton hạ bút:
Tuy rằng sự chuyển hướng này không phải là dễ, nhưng chúng ta đã dọn đường cho nó hơn hai năm rưỡi qua và chúng ta cương quyết phải thấy nó hòan thành như một nổ lực ngoại giao quan trọng nhất của thời đại của chúng ta.
Quả thật, ngoại trưởng Hillary Clinton đã đặt hết hy vọng lớn lao của bà trong chủ thuyết Kỷ Nguyên Thái Binh Dương của Mỹ. Hy vọng với vị thế lãnh đạo thế giới của nước Mỹ hôm nay, giấc mơ của Ngoại trưởng Clinton sẽ thành tựu.
Có điều lý thú cho Việt Nam, trong thiên trước thiên cuối cùng của bài viết, Ngoại trưởng HoaKỳ, Hillary Clinton, đã dành vài dòng nhắc lại chiến tranh ViệtNam với niềm xao xuyến tràn ngập hồn bà với tất cả ái, ố, hỉ, nộ Bà viết:
Khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một công nghiệp thịnh hành gồm các bình luận gia đưa ra ý kiến rằng Hoa Kỳ đã tháo chạy, và đây cũng là đề tài cứ lập đi lập lại mỗi vài thập niên ( có lẽ bà muốn nói trong suốt hơn ba mươi năm qua). Nhưng sau mỗi thất bại như vậy, bằng tài năng phát minh và sáng kiến, chúng ta sớm khắc phục chúng. Chúng ta phục hồi đất nước nhanh và lớn mạnh hơn trước. Người Mỹ chúng ta là kẻ vô địch thế giới trong khả năng phục hồi tổ quốc sau mỗi lần thất bại. Trong hiện tại, Quân đội của chúng ta rõ ràng là Đội quân hùng mạnh nhất, nền Kinh tế của chúng ta nền Kinh tế hùng mạnh nhất, Công nhân của chúng ta có năng xuất cao tốt nhất, Đại học của chúng ta hiện đại nhất, tốt nhất toàn cầu. Khắp mọi nơi tôi đến tôi vẫn nghe thấy thế giới vẫn còn trông đợi sư lãnh đạo của Hoa Kỳ. Điều đó xác quyết Hoa Kỳ vẫn còn đũ khả năng bảo vệ và duy trì vị thế lãnh đạo thế giới
Những dữ kiện Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa nêu ở trên là những thực tế khách quan, những sự thật lịch sử không chối cãi được. Đồng thời, một thực tế khác, không ai chối cãi được: Bóng ma Chiến tranh Việt Nam, đã kết thúc sau hơn ba mươi lăm năm, vẫn còn ám ảnh bà, cũng như những người Mỹ khác và không ngừng phủ bóng trên chính trường Mỹ. Thế mới hay, sau chiến tranh không có kẻ chiến thắng, tất cả chỉ là nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh luôn luôn là nguồn cơn của lạc hậu, nghèo đói, ngộ nhận, hận thù phi lý Hy vọng Chiến Tranh Việt Nam-VietNam War-luôn luôn là bài học lịch sử không chỉ riêng cho hai dân tộc Việt Mỹ mà cho cả thế giới nhân loại. Thật là lý thú khi thấy Chiến Tranh ViệtNam đã trở thành một trong những nội dung nền tảng nhất, sâu sắc nhất của chủ thuyết của ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ.
Đào Như
Hudson, Ohio, USA
21-Nov.2011
NGUỒN THAM KHẢO
(1)-AMERICA’S PACIFIC CENTURY- Hillary Clinton
http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/11/americas_pacific_century
(phần tiếng Việt dựa trên bản dịch của Trấn Ngọc Cư-bXvn-ngày 12-Nov-2011)
(2)-THE PRICE OF 9/11 – Joseph E. Stiglitz
http://www.project-syndicate.org/commentary/stiglitz142/English
(3)-ROBERT GASTES-VỚI LẬP THUYẾT TÂN BIỆT LÂP-Đào Như