Chúng tôi, những chủ nhà ký tên vào danh sách đăng ký đính kèm, đứng ra làm đơn yều cầu này để bảo vệ nhà của chúng tôi, tức là biểu tượng của American Dream (giấc mơ của người dân Mỹ). Wall Street và các tổ chức ngân hàng đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính, và đã nhận được cứu trợ (bailouts) từ người dân đóng thuế. Chúng tôi cũng đang đối mặt với khó khăn tài chính nghiêm trọng, nhưng chẳng thấy có sự trợ giúp nào trước mắt. Chúng tôi yêu cầu quý ngân hàng nhìn kỹ vào tình trạng của chúng tôi và đề nghị ra những giải pháp giúp chúng tôi qua khỏi vấn nạn này. Nỗ lực của quý ngân hàng nên bắt đầu với việc thẩm duyệt lại các chương trình điều chỉnh nợ (loan modification) thiếu hiệu quả hiện nay. Ngoài ra, các chương trình giảm thiểu tổn thất (loss mitigation) của quý ngân hàng đang được thi hành một cách thiếu công bằng, gần như vi phạm các nguyên tắc kinh doanh căn bản. Phương pháp làm việc của quý ngân hàng cần phải thay đổi, và quý ngân hàng nên chú trọng vào việc cải thiện thủ tục điều chỉnh nợ, vì chúng tôi đang mất nhà mỗi ngày. Chúng tôi đã yêu cầu, hoặc sẽ yêu cầu quý ngân hàng giảm số tiền nhà chúng tôi phải trả hàng tháng để chúng tôi có đủ khả năng giữ nhà. Quý ngân hàng có đủ phương tiện để đảm bảo cho thủ tục duyệt đơn điều chỉnh nợ đuoc thi hành môt cách công bằng, minh bạch và hữu hiệu.
Chúng tôi đã ngồi lại với nhau thành một nhóm và đã chia sẻ với nhau những kinh nghiệm của chúng tôi trong nỗ lực này. Hầu hết chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn trong lúc làm việc với nhân viên ngân hàng và các dịch vụ kiểm thu tiền nợ (servicers) về các vấn đề liên quan đến việc tịch biên phát mãi nhà và về thủ tục điều chỉnh nợ (loan modification process).
Sau đây là một số vấn đề tiêu biểu mà chúng tôi đã gặp phải. Những vấn đề này hiện nay vẫn còn đó:
1. Quá trình duyệt xét đơn quá dài. Chúng tôi không biết là đơn của chúng tôi đã được duyệt xét cẩn thận, hoặc chẳng được ai duyệt xét cả.
2. chúng tôi không biết ai là người có trách nhiệm cho hồ sơ chúng tôi. Không có nhân viên ngân hàng đứng ra nhận trách nhiệm cho hồ sơ chúng tôi.
3. Nhân viên/đại diện ngân hàng đã tuyên bố với chúng tôi là của ngân hàng có chính sách xác nhận các thông tin trao đổi qua điện thoại bằng văn bản. Ngay cả khi ngân hàng đồng ý hoãn việc tịch biên phát mãi nhà, nhân viên/đại diện của ngân hàng nhất định từ chối không xác nhận bằng văn bản.
4. Nhiều đơn xin điều chỉnh nợ bị bác mà không có bất kỳ lời giải thích nào.
5. Nhiều đơn xin điều chỉnh nợ bị bác với những lý do thiếu minh bạch (ví dụ, nhiều đọn bị bác dựa trên sự định giá không rõ rệt về NPV).
6. Nhân viên/đại diện ngân hàng đưa ra những lời giả thích mâu thuẫn với nhau, và hình như giữa các nhân viên ngân hàng, không ai biết ai đang làm gì cả.
7. Ngân hàng không thông báo kịp thời cho các đại diện lo việc tịch biên phát mãi nhà để đình chỉ việc phát mãi. Rất nhiều trường hợp các đại diện này xúc tiến việc đấu giá nhà trong khi ngân hàng đang chấp thuận cho chủ nhà đựoc vào chương trình điều chỉnh nợ tạm (trial payment plan), và chủ nhà đang trả nợ theo chương trình này.
8. Sau khi đình chỉ việc bán đấu giá nhà để duyệt xét đơn xin điều chỉnh nợ, nhân viên/đại diện ngân hàng tiến hành việc bán nhà hàng tịch biên và chỉ thông báo cho chủ nhà biết vào ngày nhà của ông/bà ta bị bán đi, để cho các chủ nhà không có cơ hội chuẩn bị cho việc mất mát này.
9. Ngân hàng tính nhiều lệ phí một cách không rõ ràng và cần thiết. Ví dụ, người tham gia trong các chương trình điếu chỉnh nợ tạm thời (trial payment plan) phải trả một số tiền phạt cộng tiền lời dựa vào số nợ nguyên thủy.
10. Không có những nỗ lực nghiêm chỉnh để giúp các chủ nhà trong lúc hoạn nạn.
Đối với mỗi người trong chúng ta, nhà là tài sản quan trọng nhất. Chúng tôi rất quan tâm và lo lắng về chuyện bị mất nhà. Cách làm việc của nhân viên ngân hàng và các chính sách làm việc của ngân hàng đã làm gia tăng sự lo lắng của chúng tôi một cách không cần thiết.
Do đó chúng tôi yêu cầu được giải thích rõ ràng về chính sách của ngân hàng và các thủ tục liên quan đến nhà bị tịch thu và điều chỉnh nợ. Mỗi người chúng tôi có những yêu cầu sau đây:
1. Quý ngân hàng duyệt xét đơn xin điều chỉnh nợ một cách kỹ lưỡng.
2. Quý ngân hàng duyệt xét đơn xin điều chỉnh nợ một cách minh bạch.
3. Việc tịch biên phát mãi nhà của chúng tôi phải được đình chỉ cho đến khi có kết quả vềđơn xin điều chỉnh nợ.
4. Khi quý ngân hàng bắt đầu lại việc tịch biên nhà, xin thông báo trước cho chủ nhà.
5. Quý ngân hàng cho các chủ nhà thêm thời gian để chuẩn bị khi nhà bị tịch biên.
6. Quý ngân hàng gửi thư thông báo nếu bắt đầu lại việc tịch biên phát mãi nhà của chủ nhà đang nộp đơn xin điều chỉnh nợ.
7. Quý ngân hàng cung cấp cho chúng tôi với các giải pháp khác việc điều chỉnh nợ để nhà chúng toi thay thế để tránh bị tịch biên trong trường hợp sửa đổi cho vay của chúng tôi bị từ chối.
8. Quý ngân hàng không tính tiền phạt khi chúng tôi tham gia chương trình điều chỉnh nợ tạm thời (trial payment plan) vì chúng tôi trả ít hơn số tiền phải trả dựa trên hợp đồng vay tiền nguyên thủy.
9. Quý ngân hàng cho chúng tôi một thời kỳ ân hạn hợp lý khi chúng tôi tham gia chương trình điều chỉnh nợ tạm thời hoặc chính thức.
10. Quý ngân hàng tạm thời đình chỉ tất cả các cuộc bán đấu giá nhà cho đến khi đã làm việc với chúng tôi để đưa ra các giải pháp khả thi đối với các món nợ đang bị trả thiếu.
11. Quý ngân hàng đồng ý giảm số (vốn) nợ cho các nhà đã bị mất giá quá nhiếu, để giúp chủ nhà có lý do để giữ nhà.
Chúng tôi đã chỉ định cho luật sư Jenny Do của Efficio Law Group PC, 111 West Saint John Street, Suite 888, San Jose, CA 95113, làm đại diện cho nhóm của chúng tôi. Xin quý ngân hàng liên lạc với chúng tôi qua Luật sư Jenny Đỗ. Chúng tôi yêu quý ngân hàng liên lạc với chúng tôi trong ngày gần nhất. Xin cảm ơn trước sự hợp tác của ngân hàng.
Đơn này được lập do những người ký tên vào bảng chữ ký đinh kèm lập ra tại San Jose vào ngày 20 tháng ba 2010.
Homeowners In action