Hôm 14-July-2011 Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ công bố một quyết định dài 13 trang nói về: “Tăng Cường Sức Mạnh Bảo Vệ An Ninh Internet-Không-Gian-Mạng”, sau khi Chính phủ Mỹ lên tiếng tố cáo có những công ty, tâp đoàn, quốc gia hay những tổ chức, những cá nhân, trong quá khứ và cụ thể nhất trong tháng 3-2011 đã mở những đợt tấn công vào vùng Internet-không-gian- mạng- của Ngũ Giác Đài thuộc Bộ Quốc Phòng của Mỹ đã tiếp cận hơn 24,000 hồ sơ chứa đựng dữ kiện nhạy cảm an ninh quốc phòng gồm cả các hoạt động kiểm soát và theo dõi các vệ tinh.
Như vậy, bên cạnh lãnh-thổ, lãnh-hải, không phận còn có internet không-gian-mạng là một vùng mới, một biên cương mới của mọi quốc gia. Và cuộc chiến trên không-gian-mạng theo báo cáo của Ngũ Giác Đài, cuộc chiến này cũng cam go như tất cả những cuộc chiến trên không, trên bộ trên biển và nó đang thật sự bùng nổ. Mặt trận mới này, tuy không nghe tiếng bom đạn, không thấy xác người ngã xuống, nhưng thật sư nó nguy hiểm đến sinh mạng của quốc gia, của những tổ chức quốc tế, của nhiều quốc gia cùng đứng chung một mặt trận. Chiến tranh không gian mạng nếu xảy ra sẽ vô cùng nguy hiểm cho nền an ninh khu vực, toàn cầu, cho sự tồn vong của nhân loại.
William J. Lynn, Thứ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ nói:
“Trong thế kỷ XXI, bit và bytes, những đơn vị cơ sở của máy tính, cũng đáng sợ như bom đạn. Và hậu quả của sự đe dọa này có thể bắt đầu từ một việc làm rất đơn thuần chỉ cần sau một động tác ‘click on’ của một nước cũng có thể anh hưởng đến phần còn lại của thế giới chỉ trong một nháy mắt…”.
Phó Chủ Tịch Hội đồng Tham Mưu Trưởng Liên quân Hoa kỳ, James Cartwright, khuyến cáo:
“Chính phủ cần phát triển một chiến lược táo bạo hơn để cho những kẻ tấn công nhận thức rằng họ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu họ tìm cách xâm nhập vùng Internet-không-gian-mạng lưới điện toán của bộ Quốc phòng Mỹ…”
Theo kế hoạch, Bộ Quốc phòng Hoa kỳ đã và đang tổ chức huấn luyện và trang bị cho các lực lượng tiến hành những chiến dịch và điệp vụ trên không-gian-mạng. Ngũ Giác Đài đang khẩn trương triển khai “Chiến Lược Hành Động Trên Không-Gian-Mạng” nhằm bảo vệ các hệ thống mạng quan trọng cũng như để đối phó tốt hơn với các cuộc tấn công không-gian-mạng ngày càng gia tăng nhầm vào nước Mỹ. Chiến lược này cần sự hợp tác của các khu vực tư nhân, của các tập đoàn, của các cơ quan Liên bang, của các đồng minh nước ngoài.
Cách đây không lâu, ông Pascal Lamy, người đứng đầu Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, WTO, cũng đã tố cáo những đợt tấn công vào khu vực không-gian-mạng của WTO. Những đợt tấn công này nguy hiểm và xem như những hiểm họa của thế giới chẳng khác nào như bọn Khủng Bố Quốc tế, Bất ổn Tài chánh, Ô nhiễm môi sinh toàn cầu… Ông Pascal Lamy cũng lên tiếng kêu gọi không- gian-mạng của những tổ chức mang tính toàn cầu như Tổ chức Toàn Cầu Hóa (Globalization), WTO, Liên Hiệp Quốc và những tổ chức phụ của nó như Hội Đồng Bảo An (UNSC), UNICEF, WHO…phải được quản lý chặt chẽ hơn.
Mặc dù không ai có ý kiến về việc ai, tổ chức nào, tập đoàn nào hay quốc gia nào là thủ phạm thường xuyên mở những cuộc tấn công xâm nhập không gian mạng của các nước khác. Lý do không ai có thể trưng ra những bằng chứng cụ thể. Nhưng Trung Quốc đã bị qui trách nhiệm như Tội Phạm Không Gian Mạng trong việc xâm nhập không gian mạng của Ngũ Giác Đài thưộc bộ Quốc Phònh Hoa kỳ, đã tiếp cận được hơn 24,000 hồ sơ trong tháng 3 vừa rồi. Dĩ nhiên, Bắc kinh đã phải lên tiếng phản đối những cáo buộc của Washington và cho đó chỉ là những bịa đặt không có cơ sở. Như thế cuộc xung đột về không gian mạng thật sự đã được khai mào giữa Mỹ và TQ.
Cuối thế kỷ XX, Bill Gates và tập đòan Microsoft thiết kế hệ thống Internet-mạng-như một không gian ảo để cho con người tồn trử những dữ kiện lịch sử, tư tưởng, khoa học công nghệ, những phát minh từ bộ óc siêu việt của con người và cũng là cơ sở để phát triển toàn diện những khả năng trí tuệ của nhân loại nhờ sức sức tích lũy vô giới hạn những dữ kiện của Internet. Không-gian-mạng quả là một phát minh tuyệt vời của nhân loại, một xung lực đã đóng góp rất to lớn trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghê, khoa học nhân văn, văn học nghệ thuật…Họ đâu có ngờ Internet-không-gian-mạng- vốn dĩ chỉ là một không gian ảo, bây giờ lại trở thành hiện thực. Mỗi cá nhân, mỗi đoàn thể, mỗi xã hội, mỗi quốc gia, mọi tổ chức mang tính toàn cầu đều có khả năng xây dựng không-gian-mạng cho mình. Mọi người, mọi đoàn thể, mọi quốc gia đương nhiên sở hữu không gian mạng. Do đó không gian mạng đã trở thành một cõi riêng tư, một nơi lưu trữ những tư duy, tư tưởng, ý thức hệ, những bí mật quốc phòng, kinh tế, tài chánh, phát triển khoa học kỹ thuật cũng như vũ khí. Không kẻ nào được quyền xâm phạm, xâm nhập vào không gian mạng của người khác, của tổ chức khác, của quốc gia khác…
Vừa bước qua thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhân loại hôm nay mới ngộ ra rằng, bên cạnh những lợi ích vô cùng to lớn trong hơn hai thập niên qua, không-gian-mạng, cũng có tiềm năng tạo nên những xung đột đưa đến chiến tranh. Nhưng nghĩ cho cùng, tất cả những phát minh nào của trí tuệ loài người đều có hai mặt: tiêu cực và tích cực. Đơn giản như một viên thuốc ngoài hiệu năng điều trị bệnh nó còn có những hiệu năng ngoài ý muốn như dị ứng (side effects). Nghĩa là một viên thưốc vừa có khả năng trị bịnh và chính nó cũng có khả năng gây bịnh. Những chất liệu hóa học, vật lý học dùng để điều trị ung thư chính nó cũng có cũng có khả năng tạo ra bịnh ung thư. Nhưng không thể vì thế mà chúng ta hủy bỏ những viên thuốc, những phát minh của trí tuệ loài người, quay lưng lại những thành quả, những lợi ích lớn lao của phát minh điện toán đã mang lại cho nhân loại. Vấn đề là nhân loại phải biết cách ứng dụng, sử dụng cho đúng những phát minh, những sáng kiến của trí tuệ, tránh mọi lợi dụng bừa bãi.
Trong tương lai nếu có những va chạm, xung đột giữa các quốc gia trên vùng không-gian-mạng, hy vọng những quốc gia liên hệ phải biết tự kiểm chế, phải dừng lại hóa giải đúng lúc, vì sự tồn tại của chính mình và của Cộng đồng Nhân loại.
Đào Như
Oak park, Illinois-USA
Internet Security – Not Just About Naughty Pictures
But the U.S. Department of Commerce is concerned enough about all those cyber-dollars to have proposed a new policy framework to strengthen cybersecurity protections for online business.
“Our economy depends on the ability of companies to provide trusted, secure services online. As new cybersecurity threats evolve, it’s critical that we develop policies that better protect businesses and their customers to ensure the Internet remains an engine for economic growth,” said Commerce Secretary Gary Locke. “By increasing the adoption of standards and best practices, we are working with the private sector to promote innovation and business growth, while at the same time better protecting companies and consumers from hackers and cyber theft.”
The report, developed by the Department’s Internet Policy Task Force, makes a number of specific recommendations for reducing I3S vulnerabilities:
- Establish nationally recognized but voluntary codes of conduct to minimize cybersecurity vulnerabilities. For example, the report recommends that businesses employ present-day best practices, such as automated security, to combat cybersecurity threats and that they implement the Domain Name System Security (DNSSEC) protocol extensions on the domains that host key Web sites. DNSSEC provides a way to ensure that users are validly delivered to the web addresses they request and are not hijacked.
- Developing incentives to combat cybersecurity threats. The report also recommends exploring and identifying incentives that could include reducing “cyberinsurance” premiums for companies that adopt best practices and openly share details about cyberattacks for the benefit of other businesses.
- Improve public understanding of cybersecurity vulnerabilities through education and research. Programs like the National Initiative for Cybersecurity Education should target awareness and training to the I3S and develop methods for cost/benefit analyses for cybersecurity expenditures.
- Enhance international collaboration on cybersecurity best practices to support expanded global markets for U.S. products. This should include enhanced sharing of research and development goals, standards, and policies that support innovation and economic growth.