Khi Saddam Hussein còn nắm quyền, tổ chức Al-Qaeda không thể hoạt động tại Iraq. Hussein cấm, vì lo Osama bin Laden giành lấy địa vị lãnh đạo dân Á Rập chống Tây phương. Sau khi quân Mỹ lật đổ Hussein và treo cổ ông ta, Al-Qaeda mới bắt đầu xuất hiện, họ tuyển mộ được một giáo sĩ trẻ cực đoan tên là Abu Bakr al-Baghdadi.
Năm 2011, chính phủ Mỹ hạ sát bin Laden; từ đó Abu Bakr al-Baghdadi thành một lãnh tụ nổi bật, bành trướng, giành ảnh hưởng với người kế vị bin Laden, Bác Sĩ Ayman al-Zawahiri. Tháng Tư năm 2014, al-Zawahiri chính thức khai trừ al-Baghdadi. Nhưng al-Baghdadi không quan tâm, vì ông ta bây giờ đã quá mạnh, chiếm cả một vùng đất rộng 90,000 cây số vuông phần lớn là sa mạc, lớn bằng nước Jordan, trên hai nước Iraq và Syria. Ông ta tuyên bố thành lập Quốc Gia Hồi Giáo (Islamic State, IS, hoặc ISIS theo tên cũ). Nhưng al-Baghdadi không lập một “quốc gia” theo nghĩa thông thường, mà nuôi tham vọng cầm đầu một “ca-li-phát” bao trùm toàn thể các tín đồ Hồi Giáo trên thế giới, tự xưng “ca-líp.” Khi còn sống bin Laden vẫn cảnh cáo al-Baghdadi phải bỏ ý định lập ca-li-phát. Bây giờ al-Baghdadi đang thu hút các nhóm al-Qaeda rải rác khắp nơi, thế lực lớn hơn bin Laden lúc còn sống rất nhiều, họ gọi vị giáo sĩ ngoài 50 tuổi là Caliph Ibrahim. Tổng Thống Mỹ Barack Obama mới kêu gọi các đồng minh hợp lực tiêu diệt ISIS. Chính phủ các nước Á Rập khác cũng lo lắng, quốc vương Jordan đã tới hội nghị các nước NATO khẩn thiết kêu gọi giúp trừ đại họa này. Vì nó lớn lên nhanh chóng, với những tín đồ cuồng nhiệt.
Trong tuần trước, tình báo Mỹ mới cho các nhà báo nghe tóm tắt về sự phát triển của ISIS. Năm 2010, họ có khoảng 1,500 quân, đầu năm nay con số lên tới 10,000. Họ vận động các mạng thông tin xã hội như Twitter, dùng tiếng Á Rập, tiếng Anh, tiếng Ðức, tiếng Nga, tiếng Indonesia, và nhiều ngôn ngữ khác. Trong các trại huấn luyện ở vùng biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, hàng ngàn thanh niên Hồi Giáo được tập quân sự, rồi trở về nước họ thành lập các tổ chiến đấu ở Châu Âu, Châu Á và cả nước Mỹ. Chung quanh lãnh tụ al-Baghdadi là những đồng chí đã từng ngồi tù với ông ta, “tốt nghiệp” từ trại giam Bucca của quân Mỹ, có lúc giữ 20,000 người Iraq. Hai phụ tá quân sự mang bí danh Abu Ali al-Anbari và Ahmed Abdullah al-Hiyali, là cựu tướng lãnh, đều bị giải ngũ cùng toàn thể quân đội Iraq khi Saddam Hussein bị lật đổ.
Với tổ chức chặt chẽ, hành động tàn nhẫn, và khích động được niềm tin cuồng tín, al-Baghdadi hơn hẳn bin Laden ngày xưa; công khai chiếm các thành phố, các mỏ dầu, đập nước, tại mỗi nơi đặt hệ thống cai trị dùng người địa phương. Nhóm al-Qaeda chưa bao giờ chiếm được một lãnh thổ như vậy. Cho nên ISIS đã kích thích và lôi cuốn giới trẻ quá khích mạnh hơn, đông hơn, al-Qaeda bị lu mờ.
Trong tuần này, người kế vị bin Laden, Ayman al-Zawahiri đã đưa lên Facebook một bài kêu gọi người Hồi Giáo hãy nổi lên ở Ấn Ðộ, Pakistan và vùng Nam Châu Á. Ðây là một cố gắng cố chứng tỏ al-Qaeda vẫn còn sống; bảo vệ các môn đồ al-Qaeda cũ trước khi họ bỏ sang hàng ngũ ISIS. Hai tổ chức Hồi Giáo cực đoan đang tranh giành ảnh hưởng. Trong bài thuyết giáo dài 55 phút, al-Zawahiri báo tin đã thành lập một chi nhánh, Qaedat al-Jihad, do Asim Umar lãnh đạo, với mục đích cuối cùng là áp dụng Giáo luật Sharia của Ðấng Allah trên toàn lục địa Nam Á. Nghĩa là ngoài xứ Pakistan theo Hồi Giáo, họ muốn lôi kéo cả 150 triệu người đồng đạo trong nước Ấn Ðộ. al-Zawahiri nói rằng những biên giới quốc gia do thực dân Anh áp đặt là vô nghĩa, khi chia cắt thành các nước Pakistan, Bangladesh, Ấn Ðộ và Myanmar. Ý kiến này lập lại chủ trương của al-Baghdadi, vì ISIS đã xóa nhòa biên giới giữa Iraq và Syria, cũng do Pháp và Anh chia phần từ đầu thế kỷ 20.
Nhưng tàn quân al-Qaeda khó cạnh tranh với ISIS. Lục địa Nam Á không phải là trung tâm của thế giới Hồi Giáo; chỉ có vùng Trung Ðông mới đóng được vai trò này. Mà ngay tại Ấn Ðộ phong trào ISIS đã xâm nhập rồi. Tại tiểu bang Tamil Nadu, cảnh sát đã bắt một giáo sĩ sau khi ông đưa lên mạng bức hình mấy chục thanh niên mặc T-shirt mang trên ngực bốn chữ ISIS. Kể từ khi quân ISIS chiếm được thành phố đầu tiên, Mosul ở Iraq, trong vòng ba tháng ISIS đã bành trướng trên lục địa này, chiêu dụ được nhiều hơn số người mà al-Qaeda đã cố gắng tuyển mộ trong 26 năm qua; từ khi bin Laden thành lập tổ chức này ở Pakistan năm 1988. ISIS phổ biến những tài liệu tuyên truyền bằng ít nhất ba ngôn ngữ lớn trong vùng: Tiếng Urdu, Hindi và Tamil. Tuần trước, một thanh niên gốc Ấn Ðộ theo ISIS bị tử trận, khi Mỹ bỏ bom tại Iraq. Trong túi cậu sinh viên kỹ sư 22 tuổi còn lá thư viết cho bố mẹ, báo tin mình đã đi theo lý tưởng!
Giới chức an ninh Anh quốc cho biết có khoảng 500 công dân của nữ hoàng hoạt động trong ISIS tại Syria. Pháp có khoảng 700 công dân theo ISIS. Chính phủ Australia đoán có 150 công dân Úc theo họ, nhưng có thể lên tới 250 người. Mỹ công nhận có hơn chục công dân tham gia, hai người mới chết gần đây khi quân ISIS đụng trận ở Iraq. Indonesia biết các nhóm ISIS đang hoạt động tại các thành phố Jakarta, Surakarta và nơi khác; họ đã báo trước sẽ phá hủy khu đền Phật giáo cổ Borobudur, như Taliban đã phá các tượng Phật cổ tại Bamiyan, Afghanistan năm 2001. Ở Malaysia, cảnh sát cho biết các nhóm ISIS chuẩn bị tấn công các quán rượu, tiệm khiêu vũ, vì trái luật Hồi Giáo.
Abu Bakr al-Baghdadi đang đe dọa các nước Á Rập như Saudi Arabia, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon sau khi đã chiếm đất thuộc Iraq và Syria. Tại các nước này, ông ta sử dụng phương pháp cố hữu của các đảng cộng sản: Khích động bằng lý tưởng, đe dọa bằng bạo lực, những thủ lãnh al-Qaeda cũ được chọn lựa: Hoặc gia nhập ISIS hoặc chết. Sức mạnh của ISIS là do vừa khủng bố vừa dùng quân đội, và khác với các lãnh tụ al-Qaeda, họ chiếm đất công khai chứ không sống trong bóng tối. Cũng như các đảng cộng sản thời sơ khai, họ tống tiền các nhà giầu, các ngân hàng, mỏ dầu, để gây quỹ chứ không như al-Qaeda chỉ dùng tài sản của Osama bin Laden. Cũng theo lối cộng sản, khi mới tách khỏi al-Qaeda, al Baghdadi đã tổ chức cuộc ám sát tất cả những thủ lãnh al-Qaeda nào không chịu theo mình.
Theo tin tình báo Mỹ, từ Tháng Bảy năm 2014, sau khi chiếm mấy thành phố ở Iraq, thế lực ISIS lên cao, họ đã tuyển mộ được thêm 6,000 quân, trong đó có 5,000 người Syria. Trong khi đó, các nước Tây phương còn chưa muốn đánh vào quân ISIS tại Syria vì không muốn trở thành đồng minh của nhà độc tài Assad. Những nhóm chống Assad mà thân Tây phương thì quá yếu.
Trong lịch sử thế giới, chiến tranh ý thức hệ, còn gọi là thánh chiến, đã bắt đầu từ thời Giáo chủ Muhammed. Trước đó, các cuộc chiến tranh thường chỉ do nhu cầu cướp của cải hoặc tham vọng đế quốc thúc đẩy. Sau các đạo quân Hồi Giáo vào thế kỷ thứ bảy là những đạo quân do Napoléon dẫn đầu, lật đổ vua chúa, hô hào giải phóng các dân tộc, kế thừa cách mạng Pháp 1789. Rút kinh nghiệm chiến tranh Napoléon, lý thuyết gia Clausewitz đã kết luận rằng chiến tranh cũng là chính trị, làm chính trị bằng bạo lực. Quan niệm này được Mao Trạch Ðông nhắc lại, với khẩu hiệu “súng đẻ ra chính quyền.”
Chính quyền Obama đang đứng trước lựa chọn: Bỏ bom quân ISIS tại Syria hay vẫn chỉ tự giới hạn trong lãnh thổ Iraq? Tuần trước, một nhà báo đặt câu hỏi, liệu có thể diệt trừ quân ISIS tại Iraq hay không nếu không đánh sang Syria? Vị sĩ quan tình báo Mỹ thú nhận rằng từ năm 1945 đến nay, không có cách nào tiêu diệt được một phong trào du kích với căn cứ trên nhiều quốc gia; chắc hẳn do kinh nghiệm chiến tranh ở Việt Nam!
Trên nhật báo Wall Street Journal, Nghị Sĩ Joseph Lieberman đã viết một bài giải thích rằng ông Obama có thể đánh vào Syria mà không cần xin Quốc Hội Mỹ đồng ý. Ông nói rằng Hiến Pháp Mỹ trao “quyền tuyên chiến” cho Quốc Hội, nhưng không hề cấm các vị tổng thống quyền sử dụng binh lực. Quốc Hội Mỹ thực sự chỉ “tuyên chiến” có bốn lần, lần chót là Chiến Tranh Thứ Hai. Biện pháp duy nhất mà Quốc Hội có thể làm để giới hạn quyền của tổng thống, là cắt ngân sách chi dùng cho chiến tranh, như họ đã làm năm 1974, sau khi quân Mỹ đã rút khỏi Việt Nam. Năm 1999, một số đại biểu Quốc Hội Mỹ đã kiện trước tòa án liên bang, yêu cầu cấm Tổng Thống Bill Clinton không được cho thả bom tại Serbia, vì trái với Hiến Pháp và luật pháp. Nhưng tòa án đã từ chối thụ lý, và các dân biểu chịu thua.
Những lý luận của ông Joseph Lieberman, đăng trên một nhật báo có khuynh hướng Cộng Hòa, có thể là cách dò đường, chuẩn bị dư luận cho vị tổng thống Dân Chủ hành động tại Syria. Nước Mỹ đã đặt chân vào Iraq năm 2003, một điều mà cựu Tổng Thống Goerge W.H. Bush đã tránh làm năm 1991. Từ khi Mỹ dấn thân vào Iraq, cục diện trong vùng ngày càng phức tạp và rối loạn hơn. Ông Obama cần rút kinh nghiệm đó, để khỏi tốn người, hại của.
Trong lịch sử, các cường quốc chỉ có thể can thiệp và ảnh hưởng cục diện vùng Trung Ðông trong một giai đoạn ngắn. Không nước nào có thể thay đổi những xung đột căn bản trong vùng này, giữa các giáo phái và các sắc dân. Chỉ có các chính phủ ở Trung Ðông, cùng thuộc giống Á Rập, cùng theo Hồi Giáo, mới có thể giải quyết được toàn diện và lâu dài; nếu họ có thể ngồi lại với nhau.
Ngô Nhân Dụng
Profile: Abu Bakr al-Baghdadi
Abu Bakr al-Baghdadi, the head of the Islamic State of Iraq and the Levant (ISIS), has been careful to reveal little about himself and his whereabouts.
Before appearing in a video delivering a sermon in Mosul in July, there were only two authenticated photos of him.
Even his own fighters reportedly do not speak about seeing him face to face.
The ISIS chief also appears to wear a mask to address his commanders, earning the nickname “the invisible sheikh”.
But Baghdadi – a nom de guerre, rather than his real name – has good reason to maintain a veil of mystery, says the BBC’s Security Correspondent, Frank Gardner.
One of his predecessors, Abu Musab Al-Zarqawi who headed the most violent jihadist group in Iraq until his death, was a high-profile showman whose secret location was eventually tracked down. He was killed in a US bombing raid in 2006.
The leader of al-Qaeda’s current incarnation in Iraq may be a shadowy figure, but his organisation ISIS is pulling in thousands of new recruits and has become one of the most cohesive militias in the Middle East, our correspondent adds.
Highly organised
Baghdadi is believed to have been born in Samarra, north of Baghdad, in 1971.
Reports suggest he was a cleric in a mosque in the city around the time of the US-led invasion in 2003.
Some believe he was already a militant jihadist during the rule of Saddam Hussein. Others suggest he was radicalised during the four years he was held at Camp Bucca, a US facility in southern Iraq where many al-Qaeda commanders were detained.
He emerged as the leader of al-Qaeda in Iraq, one of the groups that later became ISIS, in 2010, and rose to prominence during the attempted merger with al-Nusra Front in Syria.
He has not sworn allegiance to the leader of the al-Qaeda network, Zawahiri, who has urged ISIS to focus on Iraq and leave Syria to al-Nusra.
Baghdadi and his fighters have openly defied the al-Qaeda chief, leading some commentators to believe he now holds higher prestige among many Islamist militants.
“The true heir to Osama bin Laden may be ISIS leader Abu Bakr al-Baghdadi,” David Ignatiuswrote in The Washington Post.
Zawahiri still has a lot of power by virtue of his franchises in Pakistan and the Arabian Peninsula and North Africa.
But Baghdadi has a reputation as a highly organised and ruthless battlefield tactician, which analysts say makes his organisation more attractive to young jihadists than that of Zawahiri, an Islamic theologian.
In October 2011, the US officially designated Baghdadi as “terrorist” andoffered a $10m (£5.8m; 7.3m euros) reward for information leading to his capture or death.
It notes Baghdadi’s aliases, including Abu Duaa and Dr Ibrahim Awwad Ibrahim Ali al-Badri al-Samarrai.
As well as the uncertainty surrounding his true identity, his whereabouts are also unclear with reports he was in Raqqa in Syria.
So there remain more questions than answers about the leader of one of the world’s most dangerous jihadist groups.