Hành vi xâm lược bán công khai của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ukraina tiếp tục – và các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng tiếp tục chống lại đất nước của ông như vậy. Nhưng nền kinh tế không phải là tất cả những gì đang bị đe dọa; quyền lực mềm của Nga đang hao mòn, mà tiềm năng tác hại sẽ là kết qủa
Một quốc gia có thể buộc một quốc gia khác nâng cao quyền lợi của mình trong ba cách chính: thông qua ép buộc, dùng tiền bạc, hoặc tạo ra sự thu hút. Putin đã cố gắng cưỡng chế – và được đáp ứng bằng các trừng phạt ngày càng nghiêm khắc hơn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đối thoại chính của châu Âu với Putin; với một gọng điệu gay gắt, bà đã bày tỏ sự thất vọng về chính sách của Nga đối với Ukraine. Cho dù có nhiều thắng lợi trong ngắn hạn là gì đi nữa, nhưng trong dài hạn hành động của Putin tại Ukraina sẽ gặp bất lợi, khi Nga mất quyền tiếp cận với công nghệ phương Tây mà Nga cần để hiện đại hóa nền công nghiệp và mở rộng thăm dò năng lượng nơi vùng biên giới Bắc Cực.
Với nền kinh tế của Nga đang chao đảo, Putin ngày càng khó tìm cách sử dụng một công cụ thứ hai của quyền lực: việc thanh toán bằng tiền. Ngay cả tài nguyên quý giá nhất của Nga là dầu khí cũng không thể cứu vãn nền kinh tế, như hợp đồng gần đây của Putin để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong 30 năm cho thấy, khi giá bán đang xuống thấp.
Vấn đề còn lại là sự thu hút – nguồn gốc của một loại quyền lực hiệu nghiệm hơn mà người ta có thể kỳ vọng. Ví dụ như Trung Quốc đang cố gắng sử dụng quyền lực mềm để tô điểm về một hình ảnh ít gây đe dọa hơn – mà từ đó Trung Quốc hy vọng sẽ làm suy yếu và thậm chí còn làm nản lòng các liên minh đã thành hình để làm đối trọng với sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng phát triển của Trung Quốc.
Quyền lực mềm của một quốc gia dựa trên ba nguồn lực chính: một nền văn hóa hấp dẫn, những giá trị chính trị mà người ta phát huy với sự tin cậy, và chính sách đối ngoại bao hàm được uy tín về mặt đạo đưc. Thách thức của vấn đề là làm sao kết hợp các nguồn lực mềm với các tài sản khác thuộc về quyền lực cứng – như sức mạnh kinh tế và quân sự, để tất cả cùng tăng cường cho nhau.
Mỹ thất bại trong việc tái lập tình trạng quân bình này khi tấn công Irak trong năm 2003. Trong khi sức mạnh quân sự của Mỹ là đủ để nhanh chóng đánh bại các lực lượng của Saddam Hussein, Mỹ đã phải trả một cái giá về sự thu phục ở nhiều nước. Cũng tương tự như vậy, mặc dù khi thiết lập một Học viện Khổng Tử ở Manila để dạy cho người dân Philippines về văn hóa Trung Quốc có thể giúp vun bồi sức mạnh mềm của Trung Quốc, nhưng hiệu ứng này sẽ bị hạn chế nghiêm trọng nếu Trung Quốc đồng thời sử dụng sức mạnh cứng của mình để dọa nạt Philippines trong tranh chấp lãnh thổ về bãi cạn Scarborough.
Vấn đề đối với Nga là Nga vốn dĩ đã có quá ít quyền lực mềm để sử dụng. Thực vậy, như các nhà phân tích chính trị Sergei Karaganov ghi nhận trong năm 2009, thiếu quyền lực mềm của Nga chính là điều rõ ràng đưa Nga tới cách ứng xử cách quá hung hãn – như trong cuộc chiến với Georgia hồi năm trước.
Điều chắc chắn là trong lịch sử Nga đã được hưởng quyền lực mềm đáng kể; với nền văn hóa của mình, Nga đã có những đóng góp to lớn cho nghệ thuật, âm nhạc và văn học. Hơn nữa, ngay sau thế chiến thứ hai, Liên Xô đã thu hút rất nhiều đối người Tây Âu, mà phần lớn là do sự lãnh đạo của Nga trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.
Nhưng Nga đã phung phí những lợi ích do quyền lực mềm này khi xâm chiếm Hungary vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968. Đến năm 1989, họ đã còn lại ít nhiều quyền lực mềm. Bức tường Berlin đã không sụp đổ dưới làn mưa đạn do pháo binh của Liên Minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng dưới tác động của các búa và các máy ủi bởi những người nắm giữ trong tay và sử dụng, nhưng mà nay họ đã thay đổi suy nghĩ về ý thức hệ của Xô Viết.
Hiện nay, Putin đang phạm phải các sai lầm giống như các bậc tiền nhân cuả ông. Mặc dù ông tuyên bố trong năm 2013 là Nga nên tập trung vào việc sử dụng quyền lực mềm của một người có hiểu biết, Putin đã không thể tận dụng để đẩy mạnh việc dùng quyền lực mềm dành cho Nga khi đăng cai tổ chức Thế Vận Hội mùa Đông năm 2014 ở Sochi.
Ngay cả khi Thế vận Hội được tiến hành, thay vì thế, Putin tung ra một cuộc can thiệp quân sự có tính cách bán công khai tại Ukraine, kết hợp với bài diễn văn của ông nói về chủ nghĩa dân tộc Nga, cả hai đã tạo lo lắng nghiêm trọng, đặc biệt nhất là trong các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Điều này đã làm suy yếu mục tiêu mà ông đề ra là thành lập một Liên minh Á-Âu do Nga lãnh đạo nhằm cạnh tranh với Liên minh châu Âu.
Có ít người ngoại quốc xem phim Nga, và chỉ có duy nhất một đại học Nga được xếp hạng trong danh sách 100 trường đứng đầu trên thế giới, Nga có ít lựa chọn để lấy lại sức hấp dẫn của mình. Vì vậy, Putin đã quay sang tuyên truyền.
Năm ngoái, Putin đã tổ chức lại cơ quan thông tấn RIA Novosti, đuổi 40 % nhân viên, bao gồm cả ban quản lý tương đối độc lập. Lãnh đạo mới cơ quan là Dmitry Kiselyov có công bố vào tháng 11 là tạo ra một mạng lưới do chính phủ tài trợ cho các trung tâm tin tức tại 34 quốc gia, với 1.000 nhân viên làm việc cho đài phát thanh, truyền thông xã hội, và với các nội dung là tin tức bằng các ngôn ngữ địa phương.
Nhưng một trong những nghịch lý của quyền lực mềm là tuyên truyền thường bị phản tác dụng, do thiếu sự tín nhiệm. Trong Chiến tranh Lạnh, giao lưu văn hóa mở rộng – như Hội thảo Salzburg, cho phép giới trẻ cùng tham gia với nhau – đã chứng minh rằng mối liên hệ giữa các dân chúng là có nhiều ý nghĩa hơn.
Hiện nay, nhiều quyền lực mềm của Mỹ được hình thành không phải bởi chính phủ, nhưng do xã hội dân sự – bao gồm cả các trường đại học, các quỹ và các loại hình văn hóa như nhạc pop. Thật vậy, xã hội dân sự của Mỹ không bị kiềm chế, và lòng mong muốn của họ nhằm chỉ trích các nhà lãnh đạo chính trị, cho phép nước Mỹ bảo vệ quyền lực mềm ngay cả khi các nước khác không đồng ý với hành vi của chính phủ của họ
Ở Vương quốc Anh cũng tương tự như vậy, BBC vẫn giữ được uy tín của mình khi đối xử thiếu thân thiện với chính phủ và sống bằng tài trợ của chính phủ. Tuy nhiên, Putin vẫn còn thúc buộc giảm bớt vai trò của các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự .
Putin có thể hiểu rằng quyền lực cứng và mềm hỗ trợ cho nhau, nhưng có vẻ như là ông vẫn không có khả năng đem sự hiểu biết này ra để áp dụng trong chính sách. Kết quả là năng lực của Nga để thu hút các nước khác sẽ tiếp tục suy giảm vì không còn có khả năng cưõng chế và chi xuất.
Đỗ Kim Thêm dịch
Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard. Tác phẩm mới nhất của ông là Presidential Leadership and the Creation of the American Era.
Nguyên tác:Putin’s Rules of Attraction
http://www.project-syndicate.org/commentary/putin-soft-power-declining-by-joseph-s–nye-2014-12 –
Tựa đề bản dịch là của người dịch
Joseph S. Nye
Joseph S. Nye, a former US assistant secretary of defense and chairman of the US National Intelligence Council, is University Professor at Harvard University and a member of the World Economic Forum Global Agenda Council on the Future of Government. He is the author, most recently, of Presidential Leadership and the Creation of the American Era.
Putin’s Rules of Attraction
CAMBRIDGE – Russian President Vladimir Putin’s covert aggression in Ukraine continues – and so do Western sanctions against his country. But the economy is not all that is under threat; Russia’s soft power is dwindling, with potentially devastating results.
A country can compel others to advance its interests in three main ways: through coercion, payment, or attraction. Putin has tried coercion – and been met with increasingly tough sanctions. German Chancellor Angela Merkel, Putin’s main European interlocutor, has been expressing her frustration with Russian policy toward Ukraine in increasingly harsh terms. Whatever short-term gains Putin’s actions in Ukraine provide will be more than offset in the long term, as Russia loses access to the Western technology it needs to modernize its industry and extend energy exploration into frontier Arctic regions.
With Russia’s economy faltering, Putin is finding it increasingly difficult to employ the second tool of power: payment. Not even oil and gas, Russia’s most valuable resources, can save the economy, as Putin’s recent agreement to supply gas to China for 30 years at knockdown prices demonstrates.
This leaves attraction – a more potent source of power than one might expect. China, for example, has been attempting to use soft power to cultivate a less threatening image – one that it hopes will undermine, and even discourage, the coalitions that have been emerging to counterbalance its rising economic and military might.
A country’s soft power rests on three main resources: an appealing culture, political values that it reliably upholds, and foreign policy that is imbued with moral authority. The challenge lies in combining these resources with hard-power assets like economic and military power so that they reinforce one another.
The United States failed to strike this balance with respect to its 2003 invasion of Iraq. While America’s military power was sufficient to defeat Saddam Hussein’s forces quickly, it did so at the expense of its attractiveness in many countries. Likewise, though establishing a Confucius Institute in Manila to teach Filipino people about Chinese culture may help to cultivate China’s soft power, its impact will be severely constrained if China is simultaneously using its hard power to bully the Philippines in the territorial dispute over the Scarborough Shoal.
The problem for Russia is that it already has very little soft power with which to work. Indeed, as the political analyst Sergei Karaganov noted in 2009, Russia’s lack of soft power is precisely what is driving it to behave aggressively – such as in its war with Georgia the previous year.
To be sure, Russia has historically enjoyed considerable soft power, with its culture having made major contributions to art, music, and literature. Moreover, in the immediate aftermath of World War II, the Soviet Union was attractive to many Western Europeans, owing largely to its leadership in the fight against fascism.
But the Soviets squandered these soft-power gains by invading Hungary in 1956 and Czechoslovakia in 1968. By 1989, they had little soft power left. The Berlin Wall did not collapse under a barrage of NATO artillery, but under the impact of hammers and bulldozers wielded by people who had changed their minds about Soviet ideology.
Putin is now making the same mistake as his Soviet forebears. Despite his 2013 declaration that Russia should be focusing on the “literate use” of soft power, he failed to capitalize on the soft-power boost afforded to Russia by hosting the 2014 Winter Olympic Games in Sochi.
Instead, even as the Games were proceeding, Putin launched a semi-covert military intervention in Ukraine, which, together with his talk of Russian nationalism, has induced severe anxiety, particularly among ex-Soviet countries. This has undermined Putin’s own stated objective of establishing a Russia-led Eurasian Union to compete with the European Union.
With few foreigners watching Russian films, and only one Russian university ranked in the global top 100, Russia has few options for regaining its appeal. So Putin has turned to propaganda.
Last year, Putin reorganized the RIA Novosti news agency, firing 40% of its staff, including its relatively independent management. The agency’s new leader, Dmitry Kiselyov, announced in November the creation of “Sputnik,” a government-funded network of news hubs in 34 countries, with 1,000 staff members producing radio, social media, and news-wire content in local languages.
But one of the paradoxes of soft power is that propaganda is often counterproductive, owing to its lack of credibility. During the Cold War, open cultural exchanges – such as the Salzburg Seminar, which enabled young people to engage with one another – demonstrated that contact among populations is far more meaningful.
Today, much of America’s soft power is produced not by the government, but by civil society – including universities, foundations, and pop culture. Indeed, America’s uncensored civil society, and its willingness to criticize its political leaders, enables the country to preserve soft power even when other countries disagree with its government’s actions.
Similarly, in the United Kingdom, the BBC retains its credibility because it can bite the government hand that feeds it. Yet Putin remains bent on curtailing the role of non-governmental organizations and civil society.
Putin may understand that hard and soft power reinforce each other, but he remains seemingly incapable of applying that understanding to policy. As a result, Russia’s capacity to attract others, if not to coerce and pay them, will continue to decline.
Read more at http://www.project-syndicate.org/commentary/putin-soft-power-declining-by-joseph-s–nye-2014-12#uohbYfUOPQHTo4lL.99