Lời Giới Thiệu Của Việt Thức
Vào ngày 5 Tháng Năm năm 2013, tổ chức Văn Bút Quốc Tế công bố một báo cáo dài 53 trang có tựa đề “Sáng Tạo và Giới Hạn Tại Trung Quốc Ngày Nay.” Báo cáo này có 3 chương chính. Chương 1, ‘Áp Lực Từ Trên Xuống” bàn về các biện pháp nhà nước Trung Quốc đang xử dụng để tước bỏ quyền tự do ngôn luận của các nhà văn, nhà báo, và các blogger trong nước và tại các vùng tự trị. Chương 2, “Áp Lực Từ Dưới Lên” bàn về sự sáng tạo của người dân và các mhà văn khi họ vận dụng được các kỹ thuật công nghệ truyền thông mới nhất để phát biểu và chia xẻ ý kiến bất chấp các biện pháp theo dõi cá nhân và kiểm soát mạng internet của nhà nước. Chương 3, “Cộng Đồng Văn Chương” bàn về ảnh hưởng của chế độ kiểm duyệt trực tiếp và gián tiếp trên khả năng sáng tạo và xuất bản của các nhà văn Trung Quốc đương đại. Mổi chương trên còn có từ 3 đến 4 bài viết minh họa cho các nhận định của báo cáo. Các tác giả của những bài minh họa này là những nhà văn Trung Quốc nổi tiếng như Đằng Bưu, Lưu Địa, Mộ Dung Tuyết Thôn, và Đại Tần, vv… Báo cáo này kết luận với sáu khuyến nghị dành cho nhà nước Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của các nhà văn, nhà báo, và các blogger tại Trung Quốc, và bảy lời kêu gọi các quốc gia tự do trên thế giới hãy có những hành động cụ thể nhằm khuyến khích nhà nước Trung Quốc tích cực thi hành các khuyến nghị trên.
Hai tuần trước, Việt Thức đã giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết của Mộ Dung Tuyết Thôn “Về Một Nền Tự Do thối Tha” rút từ Chương 2 của báo cáo trên. Kỳ này, Việt Thức xin giới thiệu cùng bạn đọc bản dịch đoạn cuối của báo cáo trên nhan đề là “Kết Luận và Khuyến Nghị”. Bản dịch này do Chấn Minh thực hiện.
Việt Thức hy vọng là bản dịch này sẽ gợi ý cho các các nhà văn tự do, nhà báo tự do, và blogger tự do trong nước cùng viết và phổ biến rộng rải một Bảng Khuyến Nghị tương tự và phù hợp cho Việt Nam. Việt Thức mong mỏi các bạn đọc ở nước ngoài sẽ góp phần vào việc vận động nhà nước nơi quý bạn đang cư ngụ quan tâm đến và thi hành được những biện pháp tích cực nhằm đặc biệt bảo vệ các quyền tự do ngôn luận của các nhà văn, nhà báo, và các blogger tự do nói riêng và mọi người Việt nói chung đúng theo tinh thần của các khuyến nghị này.
Kết Luận Và Khuyến Nghị Của Văn Bút Quốc Tế về Tự Do Ngôn Luận Tại Trung Quốc
Văn Bút Quốc Tế
May 25, 2013
Kết Luận và Khuyến Nghị
Vào ngày 6 tháng 12 năm 2012, hai phóng viên AP tại Bắc Kinh đã vượt qua được mạng luới bảo vệ và giám sát đã cô lập vợ của nhà văn Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), bà Lưu Hà ( Liu Xia), với thế giới bên ngoài trên hai năm qua, và trưng bày cho cả thế giới một cái nhìn thoáng qua và ghê rợn về cái giá phải trả khi nhà nước Trung Quốc ngày càng gia tăng trấn áp trong thù hằn tiếng nói của các nhà chống đối hàng đầu trong nước. Cuốn phim họ quay trong căn hộ của bà Lưu Hà cho thấy một người đàn bà run rẩy và có lúc quá xúc động và quá choáng ngợp và, vào lúc đầu khi gặp họ, dường như đã không thể nào tin được là có người đang đến viếng thăm bà. Trong cuộc phỏng vấn sau đó, bà Lưu Hà tiết lộ bà không được phép thăm viếng Lưu Hiểu Ba tại nhà tù suốt một năm sau khi được thông báo đoạt giải, nhưng bây giờ thì bà có quyền đi 280 dặm (450.6 kilomét) mổi tháng để đến thăm chồng tại nhà tù Cẩm Châu. Khi báo cáo này được phát hành, bà vẫn chưa có điện thoại và Internet và vẫn bị cắt mọi liên lạc với bên thế giới ngoài, ngoại trừ những chuyến đi chợ mua lương thực hay thăm bố mẹ mổi tuần.
“Tôi đã nghĩ tôi là một người có chuẩn bị về mặc cảm xúc để đối phó được với các hậu quả của việc Lưu Hiểu Ba đoạt giải,” bà Lưu Hà đã nói như thế với các phóng viên. “Nhưng tôi chưa hề nghĩ là, từ ngày anh ấy đoạt giải, tôi sẽ không thể nào bước ra khỏi căn hộ này được. Chuyện này quá vô lý. Tôi nghĩ ngay cả Kafka cũng không có thể viết được một câu chuyện vô lý và không thể nào tin được như chuyện này.” Bà Lưu Hà chưa hề bị xét xử hay cáo buộc về bất cứ tội danh nào. Thế nhưng, việc nhà nước ngang ngược biệt giam bà tại nhà và nghiêm cấm bà không được phép tiếp xúc với bất cứ ai là một hình thức kiểm duyệt thân xác con người cực kỳ dã man vô nhân đạo, một hành vi mà mục tiêu là ngăn chận một người vợ kể cho những người dân như bà và cho toàn thế giới những thử thách mà chồng bà phải gánh chịu trong ngục tù. Nhiều vòng vây nhân sự và công nghệ đã được xây dựng quanh bà để không cho bà lên tiếng, và một Bức Tường Lửa Lớn đã được thiết kế để ngăn chặn không cho đồng bào bà và cả thế giới nghe được những gì bà và chồng bà, và một cộng đồng can đảm và đang bị bủa vây – các đồng nghiệp của bà và chồng bà – cần phải nói…
Tuy thế, Trung Quốc đang thay đổi. Phần lớn những gì các nhà văn đó và gia đình họ có thể nói – về sự lạm quyền, về các vi phạm các quyền làm người cơ bản, về những khiếm khuyết của các cơ chế chính trị và kinh tế của Trung Quốc, về bản chất con người và về sự thèm khát các tự do cơ bản – nay đang được nói lên từng ngày và tại mọi nơi trên đất nước rộng lớn này. Người ta nói, không những sau những cánh cửa đã khép kín, mà còn tại các nơi tụ họp công cọng hiện đại của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, và ngay cả tại các đại sảnh của đặc quyền và quyền lực. Những người đã nói lên các điều đó là những thường dân, nhà văn, nhà báo, blogger, và microblogger; tất cả những người đó, mổi người một cách, đã chỉ làm đúng theo lời kêu gọi của Lý Trường Xuân, cựu trưởng ban tuyên huấn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc khi ông nói “Hảy tập trung chú ý đến con người và những gì họ viết ra.”
Nếu có cơ may tự do viết và xuất bản, nếu không sợ bị trừng phạt hay trả thù vì những gì mình viết, không ai có thể nghi ngờ tại Trung Quốc, các nhà văn đương đại, các nhà văn đang lên, hay các nhà văn sẽ xuất hiện trong tương lai sẽ có khả năng “sáng tạo nhiều hơn nửa những tuyệt tác có thể thi gan cùng lịch sử” và góp phần vào “sự thịnh vượng và phát triển của nền văn hoá Trung Quốc, cũng như sự tiến bộ của nền văn minh loài nguời”.
Khuyến Nghị
Do đó, Văn Bút Quốc Tế kêu gọi nhà nước Trung Quốc:
1. Phục hồi và bảo vệ quyền hành xử quyền tự do ngôn luận của tất cả các nhà văn, nhà báo, và các blogger tại Trung Quốc đã được đảm bảo bởi Điều 19 của Hiến Pháp Trung Quốc và Giao Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị (International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR)) bằng cách:
- Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Lưu Hiểu Ba đang bị cầm tù và Lưu Hà đang bị giam cầm bất hợp pháp tại nhà.
- Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các thành viên của Trung Tâm Văn Bút Độc Lập Trung Quốc (Chinese PEN Centre, ICPC): Thị Tào, Dương Đồng Nhan, và Trư Dự Phó, và tất cả các nhà văn, nhà báo, và blogger khác có tên trong Báo Cáo này và hiện đang ở tù hay bị bắt giữ, hay bị nhốt tại các trại giam, hay bị giam cầm cô lập tại nhà riêng, vì làm như thế là vi phạm đến quyền tự do ngôn luận của họ.
- Chấm dứt mọi hình thức giám sát và sách nhiễu các nhà văn, nhà báo, và blogger tại Trung Quốc. Việc chấm dứt các hình thức này gồm có, nhưng không giới hạn, vào các phương pháp sau: tháo dỡ các máy quay phim giám sát đã cài đặt ngoài tư gia các nhà văn đang bị giam giữ tại nhà hay đang bị theo dõi; chấm dứt mọi hình thức theo dõi điện tử như giám sát điện thoại, đọc lén các tin nhắn và các điện thư; và chấm dứt phương pháp làm việc theo đó công an tra hỏi hay cảnh báo các nhà văn một cách không chính thức.
- Thi hành các cải cách luật pháp nhằm chấm dứt việc cầm tù và giam giữ phi pháp các nhà văn khi họ hành xử quyền tự do ngôn luận chính đáng của họ, các cải cách trên gồm có:
- Lập tức cấm xử dụng phương pháp “bắt đi biệt tích,” giam giữ tại nhà, và tất cả các hình thức giam cầm không cần xét xử hay tuân thủ các luật lệ hiện hành;
- Chấm dứt việc xử dụng các án lệnh hành chánh trong đó có “giám sát tại nhà” và “lao cải”;
- Tu chính Luật Hình Sự Trung Quốc – đặc biệt là Điều 105 về “lật đổ,” Điều 111 về “bí mật nhà nước,” và điều 103 về “chủ nghĩa chia rẻ” nhằm đảm bảo các điều khoản đó sẽ không được dùng để bắt tội việc hành xử quyền tự do ngôn luận một cách bất bạo động.
2. Tôn trọng và bảo vệ quyền của các công dân Trung Quốc được có một nền báo chí tự do và độc lập như đã đảm bảo trong Điều 19 của ICCPR, và đảm bảo quyền hành nghề mà không sợ bị bức hại của các nhà báo Trung Quốc và quốc tế, bằng cách:
- Chấm dứt việc kiểm duyệt các phương tiện truyền thông như ấn loát, kỷ thuật số và phát sóng, và triệt hạ các cơ cấu và cơ quan nhà nước đang tiến hành kiểm duyệt báo chí hay bằng cách này hay đang tạo áp lực trên báo chí.
- Cho phép các tổ chức truyền thông hoàn toàn tự do ra vào các vùng gọi là “nhạy cảm” trong đó có Tây Tạng và Khu Tự Trị Dân Tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, và cho phép các nhà báo trong và ngoài nước tự do đi lại và tiếp xúc với cư dân tại các vùng đó.
- Khuyến khích và thúc đẩy việc thành lập các hãng truyền thông tư nhân có sở hữu độc lập và hoạt động không có sự can thiệp của mhà nước.
3. Tôn trọng và bảo vệ quyền của các nhà văn và nhà xuất bản Trung Quốc được xuất bản mà không sợ bị nhà nước trả thù hay can thiệp, và thúc đẩy việc tạo dựng một kho tàng văn học quốc nội và quốc tế, và sự thành lập và tăng trưởng của một ngành công nghiệp xuất bản có đẳng cấp thế giới bằng cách:
- Chấm dứt kiểm duyệt có hệ thống và việc cấm lưu hành sách;
- Ngưng việc trả thù, sau khi sách đã phát hành, các nhà in và các biên tập viên đã xuất bản các tác phẩm không được ưa chuộng qua các biện pháp trong đó có: đuổi việc, sách nhiểu, đóng cửa, và từ chối không cấp phát số ISBN.
- Từ bỏ chế độ nhà nước kiểm soát các số ISBN và thành lập một cơ quan hoàn toàn độc lập có khả năng cho phép các nhà xuất bản do nhà nước kiểm soát cũng như các nhà xuất bản tư nhân xử dụng các số ISBN mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
4. Bảo vệ và đề cao quyền hành xử các quyền tự do ngôn luận của mọi công dân Trung Quốc trong khuôn khổ luật pháp Trung Quốc và luật bằng cách:
- Chấm dứt việc kiểm duyệt internet và ngăn chận hay loại bỏ những thông tin được truyền đi bằng kỹ thuật số và đã được các tiêu chuẩn quốc tế về tự do ngôn luận đảm bảo là ai ai cũng có quyền truy cập.
- Chấm dứt mọi hình thức theo dõi các thông tin bằng kỹ thuật số. Các hình thức này gồm có, nhưng không giới hạn, vào việc nhà nước giám sát các điện thư, đàm thoại dùng Skype, tin nhắn SMS, tin nhắn văn bản, microblog, và nội dung các blog.
5. bảo vệ các quyền cơ bản của các dân tộc ít người và tất cả những người đang sinh sống tại các vùng gọi là “nhạy cảm” sao cho tất cả đều có tự do ngôn luận bằng cách:
- Từ bỏ biện pháp cắt khóa mạng internet tại một số vùng trong đó có Tây Tạng, và Khu Tự Trị Dân Tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương vào những lúc có xáo trộn.
- Tôn trọng các quyền xử dụng ngôn ngữ cũng như quyền biểu hiện văn hóa, kể cả quyền tự do hội họp và tự do tôn giáo, của các người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ, và tất cả các dân tộc ít người.
6. Đảm bảo tính sinh động và tầm với của các ngôn ngữ và văn chương Trung Quốc, củng như tầm vóc quốc tế, ảnh hưởng, và tác động của văn chương và các sản phẩm văn hóa xuất khẩu khác, bằng cách:
- Thay đổi phương pháp tiến cận các hội chợ sách quốc tế và các sinh hoạt văn hóa khác ở nước ngoài, chứng minh được tính khoan dung đối với các tiếng nói và các ý kiến đa dạng và độc lập đối thoại về đất nước Trung Quốc,
- Dỡ bỏ các lệnh cấm và giới hạn du lịch đang áp dụng cho các nhà chống đối và những nhà văn không được ưu đải khác và đảm bảo tất cả các nhà văn. nhà báo, và blogger Trung Quốc đều có quyền tự do xuất ngoại du lịch các nước ở ngoài Trung Quốc.
- Chấm dứt việc từ chối cấp chiếu khán cho các nhà văn, nhà báo, học giả quốc tế và đảm bảo nhưng nhà văn, nhà báo, và học giả đang viếng thăm Trung Quốc được quyền tự do đi lại trong nội địa Trung Quốc.
Để khuyến khích nhà nước Trung Quốc có những hành động tích cực về các khuyến nghị trên, chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy:
- Xử dụng mọi cơ hội và tất cả các phương tiện ngoại giao có được để gây áp lực đòi hỏi phóng thích ông Lưu Hiểu Ba, bà Lưu Hà, và tất cả các nhà văn, nhà báo, và blogger tại Trung Quốc mà quyền tự do ngôn luận nay đang bị tước đoạt qua tù đày hay giam giữ và;
- Chính thức phản kháng tất cả các tấn công và hạn chế nhắm vào các nhà báo trong nước và quốc tế đang làm việc tại Trung Quốc và đòi hỏi cho các người trong và ngoài nước làm việc trong ngành truyền thông những điều kiện làm việc đạt được các tiêu chuẩn đã được quốc tế chấp nhận.
- Hỗ trợ và thúc đẩy các nhà xuất bản và các hãng truyền thông tư nhân hay liên doanh truyền thống hay hiện đại, và đòi hỏi bảo vệ tất cả các quyền tự do ngôn luận của mọi cơ sở quốc tế và liên doanh đang hoạt động trong ngành truyền thông và xuất bản tại Trung Quốc.
- Bác bỏ mọi yêu cầu từ phía các nhà xuất bản Trung Quốc khi họ muốn kiểm duyệt, thay đổi, hay hiệu đính cho thích hợp hơn, nội dung các văn bản quốc tế cho các ấn bản tại Trung Quốc;
- Chấm dứt hoàn toàn việc nhà nước và tư nhân đồng lõa, hỗ trợ, hay tạo điều kiện cho các cơ quan hay kỹ thuật kiểm duyệt và giám sát, và tạo áp lực để nhà nước Trung Quốc chấp nhận và tuân theo các qui tắc quốc tế đang hình thành về việc đảm bảo quyền tự do kỹ thuật số của người dân.
- Hỗ trợ và tham gia các trao đổi mạnh dạng, cởi mở, và tự do trong văn chương và tư tưởng, trong trao đổi này có việc tiếp nhận tất cả các tiếng nói từ mọi người Trung Quốc, kể cả những người nay đang bị cấm tham gia vào các phái đoàn chính thức và những người đang bị ép buộc phải sống đời sống lưu vong.
- Tán dương và khuyến khích sự phong phú và đa dạng ngày càng gia tăng của các đàm thoại trong văn chương Trung Quốc, các phương tiện truyền thông truyền thống, và các phương tiện truyền thông hiện đại bằng cách mở rộng cơ hội cho các nhà văn, nhà báo, và blogger Trung Quốc có tác phẩm được dịch và xuất bản ở ngoài Trung Quốc.
Chấn Minh
[chuyển ngữ]
PEN International
Conclusions and Recommendations
On 6 December 2012, two AP reporters in Beijing managed to get past the network of guards and surveillance that has kept Liu Xiaobo’s wife, Liu Xia, cut off from the world for more than two years, and gave the world a startling glimpse of the cost of China’s increasingly vindictive suppression of its leading dissident voices. Their video of Liu Xia, at home in her apartment, shows a shaken and at times overwhelmed figure who at first appears unable to believe she is face-to-face with visitors. During the subsequent interview, Liu Xia revealed that she was barred from visiting Liu Xiaobo in prison for
a year after the announcement, but that she is now allowed to make the trek to Jinzhou Prison, some 280 miles away, once a month. As of this publication, still deprived of phone and Internet, she remains cut off from the outside world but for trips to buy groceries and weekly visits with her parents.
“I felt I was a person emotionally prepared to respond to the consequences of Liu Xiaobo winning the prize,” she told the reporters. “But I really never imagined that after he won the prize, I would not be able to leave my home. This is too absurd. I think Kafka could not have written anything more absurd and unbelievable than this.” Liu Xia has not been tried or accused of any crime. Rather, her arbitrary, incommunicado house arrest is censorship in its most inhumane, physical form, aimed at preventing a spouse from telling the story of her imprisoned husband’s ordeal to her fellow citizens and to the world. Rings of human and technological surveillance have been constructed around her to keep her from speaking, and a Great Firewall has been built to keep her fellow citizens and the world from hearing what she, her husband, and a brave and beleaguered community of their colleagues have to say.
Yet China is changing. Much of what these writers and their families would say—about the arbitrary exercise of power, about violations of basic rights, about shortcomings in China’s political and economic systems, about human nature and the hunger for basic freedoms— is now being said every day in every part of this vast country, not just behind closed doors, but in the new agoras of digital media and even in the halls of privilege and power. It is being said by ordinary citizens and by writers, journalists, bloggers, and microbloggers, all of whom, in their own way, are fulfilling the exhortation of former CCP Propaganda Chief Li Changchun to “focus on the country’s people in their writing.”
Given the chance to write and publish freely, and freed from fear of punishment or retribution for what they write, there is little doubt that China’s current, emerging, and future writers could “create more excellent works that will stand the test of history” and contribute “to the prosperity and development of Chinese culture, as well as the progress of human civilization.”
Recommendations
PEN International therefore calls on the government of the People’s Republic of China to:
1. Restore and protect the right of all writers, journalists, and bloggers in China to exercise their right to freedom of expression as guaranteed by the Chinese constitution and Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) by:
- Immediately and unconditionally releasing Liu Xiaobo from prison and Liu Xia from extralegal house arrest.
- Immediately and unconditionally releasing Independent Chinese PEN Centre (ICPC) members Shi Tao, Yang Tongyan, and Zhu Yufu, and all other writers, journalists, and bloggers listed in this report who are currently imprisoned or detained, either in detention facilities or in residential confinement, in violation of their right to freedom of expression.
- Ending all forms of surveillance and harassment of writers, journalists, and bloggers in China. This includes but is not limited to: dismantling surveillance cameras placed outside the homes of dissident writers; removing guards who are posted outside and inside the homes of writers under house arrest or surveillance; terminating all electronic surveillance including monitoring cell phone conversations, text messages, and email messsages; and ending the practice of informal questioning and warnings by police against writers.
- Instituting legal reforms that will end the imprisonment and extralegal detentions of writers for the exercise of their legitimate right to freedom of expression, including:
- Immediately banning the use of enforced disappearance, house arrest, and all other forms of detention without trial or due process;
- Ending the use of administrative sentences including “residential surveillance” and “reeducation through labor”;
- Amending China’s criminal code— particularly Article 105 on “subversion,” Article 111 on “state secrets,” and Article 103 on “splittism” against writers—to ensure that these provision do not penalize the practice of peaceful freedom of expression.
2. Respect and protect the right of Chinese citizens to a free and independent press, as guaranteed under Article 19 of the ICCPR, and guarantee the right of Chinese and international journalists to practice their profession without fear of persecution, by:
- Ending censorship of print, digital, and broadcast media and dismantling government structures and offices that carry out press censorship and otherwise exert pressure on the press.
- Allowing full media access to so-called “sensitive areas” including Tibet and the Xinjiang Uighur Autonomous Region, and allowing domestic and international journalists unfettered access to these regions and peoples.
- Encouraging and fostering the establishment of private, independently-owned media outlets that operate free of governmental interference.
3. Respect and protect the right of writers and publishers in China to publish without fear of reprisals or government interference, and foster the creation of domestic and internationally-treasured literature and the growth of a world-class publishing industry, by:
- Ending systematic censorship and book bannings;
- Stopping post-publication retributions against publishers and editors who publish disfavoured material, including firings, harassment, closures, and the denial of new ISBN numbers;
- Relinquishing state control of ISBNs and creating a fully independent agency that allows both state-controlled and independent publishers equal and unfettered access to ISBNs.
4. Uphold the right of all Chinese citizens to exercise fully their right to freedom of expression under Chinese and international law by:
• Ending Internet censorship and the blocking or suppression of all digitally transmitted information to which access is guaranteed under international standards of freedom of expression;
• Ceasing all surveillance of digital communications. This includes but is not limited to state monitoring of emails, Skypeconversations, SMS and text messages, andmicroblog and blog content.
5. Protect the fundamental right of ethnic minorities and all who are living in so-called “sensitive regions” to full freedom of expression by:
- Abandoning the practice of shutting down the Internet in certain regions, including Tibet and the Xinjiang Uighur Autonomous Region, during periods of unrest;
- Respecting the linguistic rights of Tibetans, Uighurs, Mongolians, and all minorities, as well as their right to cultural expression including freedom of assembly and freedom of religion.
6. Ensure the vitality and reach of China’s languages and literatures, and the international stature, influence, and impact of its literatures and other cultural exports, by:
- Altering its approach to international book fairs and other cultural events overseas, demonstrating a tolerance for diverse and independent voices and opinions in conversations about the country;
- Lifting travel bans and restrictions on dissidents and other disfavored writers and ensuring that all China’s writers, journalists, and bloggers can travel freely outside China;
- Ending visa denials for international writers, journalists, and scholars and ensuring that visiting writers, journalists, and scholars can travel freely inside China.
To encourage positive action by the Chinese government on the above recommendations, we call on the international community to:
- Use every opportunity and all available diplomatic means to press for the release of Liu Xiaobo, Liu Xia, and all writers, journalists, and bloggers currently in prison or in detention in China in denial of their right to freedom of expression;
- Officially protest all attacks and restrictions on domestic and international journalists working in China and demand conditions for domestic and international media workers that meet accepted international standards.
- Support and foster private and joint-venture traditional and new media outlets and publishing houses and demand full freedom of expression protections for all international and joint-venture media and publishing operations in China.
- Reject requests by Chinese publishers to censor, alter, or adapt the content of international publications for Chinese editions.
- End all government and private sector complicity with, support for, or facilitation of censorship and surveillance organs and technologies and press the Chinese government to adopt and comply with emerging international norms guaranteeing the digital freedom of all citizens.
- Foster and engage in an energetic, open, and free exchange of literature and ideas that includes welcoming a full range of Chinese voices, including those who are currently barred from official delegations and those who are currently forced to live in exile.
- Celebrate and encourage the growing richness and diversity of discourse in Chinese literature, traditional media, and new media by expanding opportunties for Chinese writers, journalists, and bloggers to have their work translated and published outside of China.
PEN International
One Comment
BS Nguyễn Tấn-Hồng
Tg. LS
Xin cảm ơn LS đã cho biết những tin quan trọng này.
Mong tin này được phổ biến rộng rãi về trong nước, để gây phấn khởi cho mọi người, đặc biệt là những người đang gắng truyền tin trong hoàn cảnh rất khó khăn.
Thân kính,
BS Nguyễn Tấn-Hồng