Hệ thống xa lộ của Mỹ nhiều và tốt nhất thế giới, không có quốc gia nào có thể sánh ngang với Mỹ về hệ thống đường lộ chằng chịt khắp nơi với khoảng 260 triệu chiếc xe đủ loại hiện nay đang xuôi ngược hàng ngày… Có một người Mỹ vào mùa hè nhìn những freeway nóng chang chang dưới ánh mặt trời ở Hoa Kỳ mà thấy… tiếc đứt ruột vì ông cho là có một số lượng ‘năng lượng khổng lồ’ đã bị bỏ đi. Người đó là kỹ sư điện Scott Brusaw, Giám Đốc công ty Solar Roadways, đang ôm ấp một giấc mơ táo bạo, đó là làm sao biến các xa lộ thênh thang đó thành những nhà máy phát điện, bằng cách lót bên dưới chúng những tế bào quang điện.
Công ty của ông đang thí nghiệm lót các PV cells và đèn LED vào những tấm bảng (panel) có khả năng chịu được lượng xe cộ lưu thông khổng lồ. Ánh sáng LED là để dùng soi sáng đường xá và các parking lots “một cách thông minh” còn tế bào quang điện là để cung cấp đủ điện năng cho các doanh nghiệp, các thành phố và biết đâu sau này cho cả nước Mỹ!
Brusaw dự định làm ra những tấm bảng hình vuông mỗi bề 12 feet, vốn có khả năng sinh ra 7,600 watt-giờ mỗi ngày, dựa trên căn bản chỉ tính hứng ánh sáng mặt trời có 4 tiếng hàng ngày.
Theo tỉ lệ này, cứ mỗi mile của một highway có 4 lanes đường sẽ tạo đủ điện cung cấp cho khoảng 500 căn nhà. Brusaw hứng khởi nói: “Nghĩ mà xem, nếu chúng ta lót tất cả đường lộ của Mỹ bằng hệ thống mới, chúng ta sẽ tạo ra nhiều điện hơn cả tổng số điện mà quốc gia đang tiêu xài hiện nay!”
Tháng 2 năm 2010, Brusaw đã hoàn tất một tấm bảng đầu tiên như thế, với sự tài trợ của Bộ Giao Thông Hoa Kỳ. Hiện kế hoạch của ông là phải hạ giá thành của mỗi panel này dưới 10,000 đô la. Nhưng như thế cũng là gấp 3 lần một panel bằng nhựa đường thông thường. Cái độc đáo là loại đường bằng PV cells sẽ “thọ” gấp 3 lần so với đường lát bằng nhựa, mà loại đường bằng nhựa mất đến 10 năm để làm lại.
Ông nói: “Như thế giá thành cũng tương đương, cái lợi là loại đường mới chính là những nhà máy sản xuất ra điện!” Khó nhất là mặt đường bằng kính, nó phải có độ bám cho bánh xe, có thiết bị sửi làm tan tuyết và nước đá và có khả năng chịu đựng nhiều năm mật độ giao thông dày dặc của một số địa phương.
Brusaw nói: “Phần khó khăn nhất là đoạn đường chạy nhanh của highway, nhất là khi nó phải chống đỡ loại xe tải nặng 40 tấn, có khi tuyết dày quá, bánh xe lại quấn dây xích cho mùa đông”.
Ngoài ra về mặt kỹ thuật nó còn phải biết “tự làm sạch” khi ánh nắng mặt trời chạm đến các tế bào PV cells. Hiện nay ông sử dụng loại kính làm bằng hydrophilic có khả năng biến tia sáng mặt trời thành nguồn làm tan các phân tử bụi bặm và nước mưa sẽ đẩy lớp bụi hữu cơ này đi mà vẫn không làm trầy mặt kính.
Giai đoạn kế tiếp sẽ kéo dài 2 năm, trị giá 750,000 đô la để bắt đầu phát triển giai đoạn thương mãi của các tấm panel, sau đó Brusaw cho biết công ty của ông sẵn sàng để làm thí nghiệm đầu tiên cho các bãi đậu xe, vốn được ông cho là “lý tưởng cho loại diện tích mặt đường sinh điện”
Điện lực sinh ra từ các bãi đậu xe sẽ cung cấp cho nhà cửa xung quanh. Brusaw nói: “Tôi đã nói chuyện với người phụ trách cung cấp điện cho Wal-Mart. Một đại siêu thị rộng khoảng 200,000 square feet và các bãi đậu xe của họ rộng gấp 4 lần như thế”.
Người đó trả lời là “ngay cả khi các bãi đầy xe thì lượng điện mà 800,000 square feet tạo ra cũng gấp 10 lần số điện một siêu thị Wal-Mart xài!”. Brusaw thận trọng cho là ông sẽ bắt đầu với các tiệm ăn fast-food nhỏ hơn như McDonald.
Trong lúc người chủ xe (nếu đi xe điện) vào trong mua thực phẩm, bên ngoài xe ông ta có thể được nạp điện trở lại, do chính McDonald cung cấp! Một viễn ảnh quá tuyệt vời!
Hồng Quang [theo Popular Science]