Đối với Người Tây phương hay với người Hoa, dù ở thế kỷ thứ 17 hay thế kỷ 21, dù ở Âu Mỹ hay ở Trung quốc, hình ảnh và tên tuổi của Khổng Phu Tử đều luôn luôn bị sử dụng, bị chánh trị hóa. Khi cần đả phá, Ngài là điển hình cho phong kiến, cho hủ lậu, cho thủ cựu, là chướng ngại vật cho sự cấp tiến, cho phát triển, khi cần ca tụng thì Ngài là Thánh, Ngài là biểu tượng cho đạo đức, cho nhơn bản, cho tôn ti, cho trật tự. Ngày hôm nay ở Trung quốc Sách Luận Ngữ của Ngài là sách gối đầu các lãnh tụ thay cuốn Hồng Thư của Mao ZeDong.
Lý do gì hình ảnh nhà hiền triết Khổng Phu Tử lại trở lại trong chương trình chánh trị và văn hoá của Tàu ngày nay ? Làm sao hiểu được một vị hiền triết, thuộc thế kỷ thứ VI đến thứ V trước Dương Lịch, sống và sanh hoạt trong một vùng nhỏ bé cạnh giòng sông Dương tử, bổng nhiên biến thành một biểu tượng, đại diện mọi giá trị của thời đại ngày nay, hai ngàn năm trăm năm sau, trong một Trung Hoa của thế kỷ XXI, đang tràn đầy sức phát triển kinh tế kỹ thuật mãnh liệt với một sự lớn mạnh chánh trị địa lý trong một thế giới đang toàn cầu hóa.
Theo tài liệu lịch sử, Đức Khổng Phu Tử đã cống hiến tất cả cuộc đời mình để giảng dạy cho các đệ tử mình nghệ thuật quản trị một đất nước và tự quản trị mình trong tinh thần trọng lễ nghĩa và trong nghệ thuật làm người. Sau khi Trung quốc thống nhứt năm -221 TDL bởi Tần Thủy Hoàng Đế, vị Vua đầu tiên nầy của Trung quốc mới sử dụng những tư tưởng của ngài để làm nền tảng cho phép trị dân quản nước. Từ đấy đến tận mãi đến đầu thế kỷ thứ 19, hình ảnh của Khổng Phu Tử gắn liền với vận mạng đất nước của Đế quốc Trung Hoa, đến nỗi Khổng Phu tử biến thành biểu tượng của lý lịch Trung Hoa. Vì, chỉ vì, Tây Âu hiểu Trung Quốc như vậy, và cũng vì vậy, mà ngày nay Khổng Phu Tử được nhà cầm quyền Trung quốc sử dụng và trình bày để đại diện tư tưởng Trung Hoa
1. Đi tìm
Và người ta quên hẳng những thời gian đen tối của những năm tháng mà Trung Hoa đang đi tìm cái tân thời, cái tân tiến, rứt bỏ những hủ tục phong kiến để bước vào thế kỷ 20 của máy móc. Trung Hoa phải trãi qua bao năm tháng phá vỡ, triệt tiêu, san bằng … từ những năm 1860 đến 1970, trên một thế kỷ. Thật vậy, bước ngoặc lịch sử đã bắt đầu, ngay sau của chiến Nha phiến thứ hai (1856 – 1860), với giới trí thức Trung Hoa tỉnh ngộ, đã nhìn rõ sức mạnh của Tây phương, đã cố gắng thử làm một cuộc canh tân kiểu Minh trị Thiên Hoàng Nhựt bổn, nhưng cuối cùng đã thấy bại (1898). Với thế kỷ 20, một loạt chánh biến, cải cách, như bãi bỏ những cuộc thi cử kiểu chế độ cũ quân chủ để tuyển các ông Nghè, ông Quan phục vụ cho chế độ nhà Vua, vào năm 1905, mở đầu cho một giòng suy nghĩ canh tân.Nhờ như vậy, chế độ quân chủ Nhà Thanh cũng theo đà đó sụp đổ vài năm sau nhường bước cho nền Đệ nhứt Cộng hòa của Tôn Dật Tiên –Sun Yat Sen vào năm 1912.
Nhưng, có lẽ về mặt biểu tượng nhứt, là những cuộc bạo động mang đầy ấn tượng một phong trào trí thức trung hoa đầy tuyệt vọng trước một sự « thực phủ phàng của quốc gia trung hoa hèn kém » ngày 4 tháng 5 năm 1919. Với lớp người trí thức trung hoa những ngày ấy, một văn hóa tân tiến chỉ có thể định nghĩa bằng « một nền khoa học tây phương », bằng « một nền dân chủ » và « phải thoát khỏi nền văn hóa Khổng Phu tử », nền tảng của sự tụt hậu từ vật chất đến tinh thần. Để đi tìm tân tiến, các phần tử « Phản Thầy » của nhóm 4 tháng 5 không ngần ngại cùng các hậu sanh Cộng sản sẳn sàng liệng cống Đức Khổng.
2. Vứt bỏ
Và đau đớn hơn, vào những năm 1920, một ông thầy thuốc khác, cũng từ Tây phương chẩn mạch cho rằng sự chậm tiến của Trung hoa là do văn hóa và chế dộ Khổng Phu tử. Max Weber ( 1864 – 1920), một nhà xã hội học người Đức chuyên nghiên cứu cái chất thực tiển trong xã hội – la rationalité dans le social. Thực tiển về triết là Logos – Có lý . Thực tiển phục vụ cứu cánh… Max Weber biện minh rằng nguồn gốc của tư bản chủ nghĩa ở Âu châu đã được chủ thuyết hóa qua cái nhìn của Cơ đốc giáo Tin lành. Sau khi phân tách, Max Weber đã nhận rõ những phần tử và điều kiện tư bản chủ nghĩa có thể đến với Trung hoa. Nhưng sở dỉ không đến được vi bức tường lữa Khổng Phu tử. Như vậy, chỉ cần vứt bỏ Khổng Phu tử, Trung hoa có thể bước vào thế giới tiên tiến tây phương.
1949, Mao và Trung Cộng thắng, Tàu quốc gia chạy qua Đài Loan. Nhóm trí thức quốc gia từ quê hương mới, nín thở theo dõi xem chế độ Mao tàn phá quê hương mà cao điểm là « Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa công nông » bắt đầu năm 1966 do Mao Zedong khởi xướng và kết thúc 10 năm sau khi Mao từ trần. Có thể nói rằng cuộc Đại Cách mạng của Mao tiếp tục những suy nghĩ của phong trào 4 tháng 5 năm 1919 là tiếp tục quyét sạch những tàn dư hủ tục của nên văn hóa xưa cổ trung hoa.
Sau gần một thế kỷ bôi xóa những vết tích cũ, từ gần 30 năm cuối nầy, chúng ta có thể nhận xét một hồi phục của nên văn hóa Khổng Phu tử. Thật vậy, từ năm 1980 trờ đi, vài chỉ dấu chỉ cho chúng ta biết rằng Khổng Phu tử không còn là một chướng ngại vật nữa. Từ một vai trò tiêu cực, một bức tường ngăn chận phát triển, lý thuyết Khổng phu tử lại trở thàng một biểu tượng tích cực của sự tiến tiến. Để tìm hiểu tại sao có sự trờ ngược lại như vậy, không phải do lý thuyết của Đạo Khổng mà do thời thế xã hội và kinh tế. Sau 10 năm Cách Mạng Văn Hóa, mô hình một Trung quốc cách mạnh hoàn toàn không còn ai theo nữa, trong cùng thời gian ở khu vực chung quanh Trung quốc các quốc gia láng giềng đang theo bước Nhựt bổn để biến thành bốn quốc gia Con Rồng (Tứ Long : Đài loan, Hong Kong, Singapore và Nam Hàn). Các quốc gia Tứ Long nầy đều tự xác nhận mình thành công nhờ nền « văn hóa á đông », và nhờ đó nêu sự chú ý của Tây phương.
Thật vậy, trong khi chế độ Cộng sản tại Trung hoa, hay cả tại Đông âu đang bước vào một cuộc khủng hoảng, thế giới Tây âu tư bản cũng đang cảm nhận một hướng đi xuống của nền văn minh mình. Những giá trị á đông – của Khổng tử : tình gia đình, kính trọng thứ tự trong xã hội (kính trên nhường dưới), hiếu học, chăm chỉ, cần cù, tiết kiệm, … đi cùng với sự thành công của các quốc gia Tứ Long tạo một mô hình lý tưởng cho một chủ thuyết tư bản á đông.
3. Trả thù dân tộc
Động cơ mạnh nhứt của những năm 1980, là do các nhóm người Hoa hải ngoại : nhóm người Hoa ở Mỹ, hoàn toàn Tây phương hóa, nói tiếng Anh sành sõi, ở Singapore cũng vậy, người Hoa ở đây cũng hoạt động, sanh hoạt hoàn toàn tây phương hóa… Cơn sốt tây phương hóa lan dần vào Trung Hoa lục địa. Người Hoa lục địa sau 10 năm Cách mạng Văn hóa Mao ít bắt đầu chán ngấy chủ thuyết cộng sản mao ít. Giấc mơ là phải làm sao bắt kịp người Hoa hải ngoại và nếu có thể phải vượt họ để cầm đầu họ, gom về một mối. Chủ thuyết Khổng Phu tử, Khổng giáo sau bao nhiêu năm đấu tố, được hồi phục trở lại. 1978, một cuốc hôi luận đầu tiên. Và từ đó, không năm nào không có một cuộc hôi luận nghiên cứu, có năm tổ chức thành hội luận quốc tế. Năm 1984, Viện Khổng Học đầu tiên (Confucius Foundation) được thành lập, và khánh thành bởi các lãnh tụ hàng đầu của Đảng Cộng sản Tàu. 1992, trong một buổi đi thanh tra các tỉnh miền Nam Trung Hoa Chủ tịch Đặng Tiểu Bình – Deng XiaoPing nhắc đến Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu Lee KwanYew và Singapore là mô hình phát triển lý tưởng cho Trung quốc. Và từ đó Đặng Chủ tịch tung ra bài ca « kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa».
Tư bản như tư bản tây phương nhưng phải định hướng xã hội chủ nghĩa để trả thù dân tộc !
Và Khổng tử. ? Khổng tử không giúp gì cho « nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa » cả. Nhưng Khổng tử được chánh trị hóa để các nhà độc tài từ Singapore, đến Séoul Hán Thành, Đài Bắc Taï Pei và cuối cùng Bắc Kinh Beijing sử dụng. Tất cả đều vì không kiểm soát nổi sự phát triển quá nhanh chóng của các cơ chế xã hội khi gặp được cơn lốc do nền kinh tế tư bản thổi vào, phải dựa vào « hệ thống » tư tưởng Khổng giáo để tìm cái tôn ti trật tự, cái phẩm trật ấn định rõ ràng để giữ ôn định và thăng bằng xã hội. Thế giới Tây phương quá cá nhơn, quá ích kỷ ngày nay hoàn toàn bễ tung vì mất chất keo gia đình và cộng đồng xã hôi.
4. Hồi phục
Muốn giữ Đảng, phải giữ một xã hôi ổn định. Muốn phát triển kinh tế cũng phải có một xã hôi ổn định. Năm 2005, Chủ tịch Hu Jintao Hồ Cẩm Đào ra huấn lệnh phải có một « Xã hội Hài hòa ». Hài hoà theo định hướng xã hội chủ nghĩa dỉ nhiên. Nhưng dùng ‘Hài hòa’ là đã dùng Khổng Giáo rồi. Dùng Khổng Giáo để thay thế những quan niệm quản trị dân chủ của mô hình tư bản. Ngày hôm nay, Khổng tử cộng với Hài hòa là một quan niệm lý tưởng cho một thế giới kinh tế « thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa »., Ngày nay các Viện Khổng tử đượcc mở tràn đầy trên khắp cả thế giới.
Và cuốn Luận Ngữ của là sách gối đầu cho giới trí thức trung hoa. Từ năm 1990, sách Luận Ngữ được dùng để huấn luyện Văn hóa. Cách học cổ truyền biến thành phong trào. Giới trẻ ngày nay thường luyện trí bằng cách học thuộc lòng nhửng câu trong Luận ngữ.
Cuốn sách của nhà văn nữ Yu Dan –Vũ Đan, đượcc dịch qua pháp văn dưới tựa đề là hạnh Phúc với Khổng tử (Le Bonheur selon Confucius) nay là một best seller. Nữ văn sĩ nầy không chuyên về Khổng giáo, mà cũng không chuyên về văn học cổ truyền trung hoa, nàng là một tay chuyên nghiệp về truyền thông đại chúng. Cuốn luận ngữ của Yu Dan hiện nay đã bán được gần 10 triệu cuốn, được giới truyền thồng Tàu sử dụng để tuyên truyền. Nói về Luận ngữ thì ít nhưng nói về cái xã hội hài hòa, ai làm việc nấy, không chỉ trích không phê bình . Trên bảo dưới nghe.
Hài hòa là vâng lời Đảng.
Và như Vậy, dưới chơn tượng Khổng Phu tử, ngày nay, ở mọi nơi trên xứ Tàu, sống chung hòa bình «một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa» trong một «xã hôi hài hòa xã hội chủ nghĩa».
Tháng Chạp năm 2012.
Phan Văn Song
Ghi Chú
Tài liệu:
- Bài viết của giáo sư Ann Cheng « Khổng Phu tử, mãi mãi từ nay trở lại » ( Confucius ou l’éternel retour)
- Le Monde diplomatique, Paris tháng 9 2012
- Giáo sư Anne Cheng, giáo sư tại Collège de France, giáo sư thực thụ Môn Sử ký Trí thức Trung Hoa (Histoire intellectuelle de la Chine),
- Luận Ngữ ( Entretiens de Confucius – Nhà sách Seuil Paris 1981)
- Sử ký các Nguồn Tư tưởng Trung Hoa ( Histoire de la pensée chinoise Nhà Sách Seuil, Paris, 2002)
- Trung Hoa có biết suy nghĩ không (La Chine pense – t – elle ? Nhà sách Fayard Paris 2009)
- Yu Dan : Hạnh Phúc và Khổng giáo. Tiểu luận về người hiền muôn thuở. (le Bonheur selon Confucius. Petit manuel de sagesse universelle , nhà sách Belfond, Paris, 2009
- *Giáo sư Anne Cheng, Giáo sư tại Collège de France (Đại học lớn nổi tiếng ở Pháp), Trưởng tràng môn Lịch sử Văn hóa trí thức Trung Hoa (chaire d’histoire intellectuelle de la Chine). Tác giả bản chuyển ra Pháp ngữ sách Luận Ngữ của Khổng Phu Tử ( Entretiens de Confucius – Nhà sách Seuil, Paris, 1981). Đồng thời cũng là tác giả các quyển Lịch sử tư tưởng Trung Hoa ( Histoire de la pensée chinoise, Seuil 2002) và Trung quốc có suy nghĩ không ? ( La Chine pense – t – elle ? , Nhà sách Fayard, Paris 2009). Bài vỡ, tài liệu giảng dạy của bà ( bằng Pháp ngữ, Anh ngữ và Hoa ngữ) được truyền bá tự do trên mạng web www.college-de-france.fr/site/anne-cheng