Không Thể Sợ!
Đoản văn cực ngắn sau của Admin mạng “The Burning Platform” (“Diễn Đàn Cháy Nóng”) xuất hiện sáng ngày 9/30/2014:
“Họ Không Thể Giết Hết Chúng Ta Được”
Những nguời già sẽ không lãnh đạo Cuộc Xoay Vần Thứ Tư này. Cuộc Khủng Hoảng này đang trở thành một cuộc chiến giữa các thế hệ. Những thế hệ già đang quản lý trật tự xã hội thối nát sao cho có lợi cho họ mà thôi. Những người trẻ tuổi tại mọi nơi trên địa cầu đang bị một vố rất đau. Tại Scotland, trên 70% những người trẻ đã dồn phiếu cho một Scotland độc lập. Tại Hong Kong, những người trẻ xuống đường biểu tình vì họ hoàn toàn không muốn các nhà tài phiệt Trung Quốc thối nát cai trị Hong Kong. Tại Mỹ, hàng triệu ngưòi trẻ đã bị mê hoặc và do đó đã vay một số tiền tổng cọng lên đến hàng ngàn tỷ đô la chỉ để trả học phí, trong khi nền kinh thế chỉ có thể cung ứng cho họ nhưng việc làm thối tha trong ngành dịch vụ, trong khi các ngân hàng ỡ phố Wall Street đã ngăn chặn không giúp họ mua nhà vì chúng chỉ biết bảo vệ quyền lợi cá nhân ích kỷ của chúng mà thôi. Căng thẳng và giận dữ gia đang tăng từng phút từng phút. Tuổi trẻ Âu Châu, Á Châu, vào Hoa Kỳ đang hết sức bất mãn và chính họ sẽ là những người sẽ chết khi cơn bảo sắp tới ụp xuống. Họ là những người trẻ và họ không có gì để mà mất hết cả. Những nhà tài phiệt ở khắp nơi trên thế giới đang âu lo. Nguời ta đông hơn chúng nó nhiều. Chúng nó không thể giết hết chúng ta được. Có đúng không, hay là..?
“Cuộc Xoay Vần” như trong cụm từ “Cuộc Xoay Vần Thứ Tư” là một thuật ngữ do hai nhà xã hội học Hoa Kỳ William Strauss và Neil Howe đề xuất vào năm 1997 khi xem xét và tìm cách giải thích những chu kỳ đã tái diển trong lịch sử Hoa Kỳ. Về sau, họ đã nới rộng và áp dụng các chu kỳ đó để giải thích lịch sử thế giới. Theo hai nhà xã hội học này, lịch sử vận hành đại khái theo bốn Cuộc Xoay Vần. Mổi Cuộc Xoay Vần này kéo dài khoảng 20-22 năm (một thế hệ) và chúng tiếp nối nhau không bao giờ ngưng:
- Cuộc Xoay Vần Thứ Nhất: Cao Điểm. Vào lúc này, các định chế mạnh, con người yếu. Tập thể tự biết rõ hướng đi. Những người ở ngoại vi xã hội cảm thấy bị gò bó.
- Cuộc Xoay Vần Thứ Hai: Tỉnh Thức. Vào lúc này, xã hội đạt đến một đỉnh cao của phát triển, nhưng con người mỏi mệt vì phải tuân thủ các kỷ luật xã hội. Một số người bắt đầu tấn công các định chế nhân danh quyền tự làm chủ lấy cá nhân và tinh thần.
- Cuộc Xoay Vần Thứ Ba:Tan Rã. Tập thể mất niềm tin vào các định chế. Các định chế tan rã. Nhiều nhân vật có cá tính mạnh xuất hiện và thành công.
- Cuộc Xoay Vần Thứ Tư: Khủng Hoảng. Các định chế bị đập đổ và sẽ được xây dựng lại theo một mô hình mới cần thiết cho sự sống còn của tập thể. Văn hoá hướng về phục vụ tập thể. Những người cùng chí hướng tập hợp lại thành những nhóm lớn. Từ khủng hoảng, xã hội sẽ đi đến một cao điểm mới, tức là bước vào Cuộc Xoay Vần Thứ Nhất.
Nhìn về Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng vào lúc này, có hai điều ai cũng có thể thấy được và dùng được để biện minh cho sự hiện diện của một Cuộc Xoay Vần Thứ Tư. Đó là:
- Những người trẻ đang lên đường – Hãy xem các tổ chức xã hội dân sự ngày càng nhiều tại Việt Nam và những người trẻ tuổi đang dấn thân ngày càng nhiều. Hãy nghe vang vọng từ đồng bằng sông Cửu Long lời thét xé trời “ĐCS đi chết đi!” của Nguyễn Phương Uyên, một cô gái chỉ mới 21 tuổi vào năm 2013 khi cô thốt lên, và viết bằng máu của chính mình trên một biểu ngữ, những chữ trên. Hãy nhìn những bứchình ở dưới đây về các kỳ xuống đường hoành tráng của hàng trăm ngàn người trẻ tuổi không biết sợ tại Hong Kong.
- Những định chế già nua đang chết dần vì ung thối cùng cực từ phía trong – Hãy xem những đợt thanh toán nội bộ mang danh nghĩa “bài trừ tham nhũng” đang xảy ra tại Trung Quốc chỉ nhằm để củng cố quyền lực cho một tổng bí thư, hay sự thối nát cùng cực của các cơ quan và các định chế nhà nước Việt Nam từ trung ương đến địa phương: làm gì, đi đâu, cũng phải chi tiền trước cho cán bộ dù là cán bộ thấp nhất. Và sau cùng, hãy xem sự “chạy làng, chạy tội” của những nguời một thời đã là những công thần ở các mức cao nhất của chế độ.
Nhưng có lẽ bằng chứng hùng hồn nhất cho Cuộc Xoay Vần Thứ Tư là câu trả lời rất ngắn, rất gọn, rất vô úy, rất uy dũng, và rất ngạo nghễ của những người tuổi đôi mươi ở Hong Kong khi bóng ma vụ Thảm Sát Tại Thiên An Môn vào ngày 6 tháng Tư năm 1989 hiện ra:
“Họ Không Thể Giết Hết Chúng Ta Được”
Chấn Minh
October 3, 2014
NO FEAR!
The following short paragraph was penned by the Administrator of the website “The Burning Platform” on September 30, 2014:
They Can’t Kill Us All
This Fourth Turning will not be led by old people. This Crisis is developing into a generational war. The corrupt social order is run by older generations for the benefit of themselves. Young people across the globe are the ones being screwed. Over 70% of young people voted for Scottish Independence. The ongoing protests in Hong Kong are solely young people who don’t want the corrupt Chinese oligarchs to be running Hong Kong. Millions of young Americans have been lured into over a trillion dollars of student loan debt, with only crappy service economy jobs available, and kept from buying houses by Wall Street bankers looking out for their own selfish interests. The tension and anger is growing by the minute. The youth across Europe, Asia and the U.S. are pissed off and will be the ones doing the dying in the forthcoming storms. They are young and have nothing to lose. The oligarchs around the world are worried. They are outnumbered. They can’t kill us all. Or can they?
The word “Turning” as in “The Fourth Turning” mentioned in the above paragraph was given a new meaning or invented in 1997 by two American sociologists, William Strauss and Neil Howe. They did so to describe and explain the recurring pattern of events they believed were happening in US history. They later extended their analyses to explain world history.
According to Strauss and Howe, generally human history progresses through 4 turnings, with each turning lasting about 20 to 22 years (about a generation).
- The First Turning – High. The institutions are strong. The people are weak. Society knows which direction it is going. Those living on the edges of society start to feel constrained and unfree.
- The Second Turning – Awakening. Societal development peaks. The people start to feel fatigued by having to abide by social discipline. In the name of personal and spiritual autonomy, some individuals start to attack the institutions.
- The Third Turning – Unraveling. The collective loses faith in the institutions. The institutions unravel. Strong personalities emerge. They thrive.
- The Fourth Turning – Crisis. The institutions collapse. New institutions emerge following a new model that is seen as vital to the survival of society. Culture seeks to serve society. Like minded people gather in the same group. From a state of crisis, society evolves toward a new peak, i.e., it transitions into the First Turning.
When looking toward Asia in general and Vietnam in particular, there are two indications that anyone can see and use to justify that a Fourth Turning is present. These indications are:
- The young are one the move – Look at the number of civil organizations in Vietnam. It is increasing by leaps and bounds. Most of these organizations are let by young people in their twenties. Listen to the sky piercing echo of the scream from the Plains of the Nine Dragons: “Communist Party of Vietnam, just die, dies!” The young woman who uttered these words, and wrote in with her own blood on a banner for all to see in 2013, was Nguyen Phuong Uyen. She was just 21. Or just look at the photos below of tens of thousands of young people of Hong Kong protesting on the street.
- The old institutions are rotting away from the inside and dying – Look at the internal liquidations now happening in China under the guise of “eradicating corruption” when the only real reason for them to do so is to further consolidate the absolute power of the General Secretary of the Party. Ponder the total rot of all Vietnamese institutions, from the central government to the lowest level of the local governments. Think about why each and every cadre, from the lowest level, must be paid off first to get anything initiated. And look at the “I confess, please forgive me” act that an increasing number of retired servants – many of them at the highest level – of the communist regime are now performing.
But perhaps the most convincing proof that the Fourth Turning is happening is found in the concise, fearless, heroic, and epic response the young people of Hong Kong gave to the ghost of Tiananmen Square Massacre on June 4, 1989:
They can’t kill us all!
Chan Minh
October 1, 2014