Khi Trung cộng quyết định triển khai giàn khoang dầu nước sâu khổng lồ vào biển Đông áp sát Việt nam họ có ba mục đích.
1. Về an ninh chiến lược: Họ muốn đặt thế giới và khu vực vào thế “chuyện đã rồi” , từng bước một thận trọng nhưng kiên quyết bành trướng ra toàn biển Đông , lấn sân và giới hạn hoạt động của hải quân Mỹ tại khu vực này tiến đến mục tiêu kiểm soát toàn bộ biển Đông _một hải lộ trọng yếu của thế giới- chiếm thế thượng phong , đặt Nhật bản và Hàn quốc “lên thớt” khi nào họ muốn.
2. Về kinh tế: Nền kinh tế Trung cộng phát triển rất nhanh đang và sẽ cần nhiều nhiên- nguyên liệu và những tài nguyên khoáng sản nằm dưới lòng biển Đông.
Chiếm đóng và độc quyền khai thác biển Đông giúp Trung cộng bớt phụ thuộc vào việc nhập khẩu những nhu yếu phẩm phục vụ cho mục tiêu lâu dài. Trước mắt thu về cho Trung cộng một nguồn lợi khổng lồ từ việc bành trướng này.
3. Về chính trị : Đáp ứng đòi hỏi của những cái đầu nóng và đầy ảnh hưởng trong hàng ngũ lãnh đạo quân đội, làm thỏa mãn khối dân có tinh thần dân tộc cực đoan đang nóng lòng muốn thay đổi trật tự thế giới , xác lập sự thống trị của người Hán được che đậy bằng mỹ từ “ Giấc mơ Trung hoa”, đây cũng là cách hóa giải những mâu thuẩn sâu sắc trong lòng xã hội Trung cộng
Với những mục đích như vậy theo tôi Trung cộng sẽ không nhượng bộ và không dừng lại trong đòi hỏi chủ quyền (phi lý) tại biển Đông và nhiều khu vực khác trong tương lai, đẩy cả khu vực và thế giới vào thế bất ổn.
ĐỐI SÁCH CỦA CSVN
Theo tôi CSVN sẽ không chọn lựa giải pháp cứng rắn và hữu hiệu với Trung cộng để bảo vệ chủ quyền quốc gia như Philippine đã làm vì họ không muốn làm “mất lòng” Trung cộng, họ cũng không muốn lâm vào một tình thế đối đầu dù chính đáng vì sợ sẽ không kiểm soát được tình hình và không có điểm dừng cho tình thế đối đầu như vậy. Hơn nữa bảo vệ quyền lợi quốc gia không phải là lựa chọn ưu tiên của VC, bảo vệ sự tồn tại của đảng CS mới là mục đích tối hậu !…
Về mặt ý thức hệ : CSVN vẫn xem Trung cộng là đồng chí anh em “môi hở răng lạnh” với phương châm 16 chữ vàng làm định hướng cho mối quan hệ. Lãnh đạo CSVN trước đây đã từng chủ trương rằng: “thà để Trung quốc anh em giữ Hoàng sa còn hơn để Ngụy quyền kiểm soát !?”.
Hiện nay lòng dân đang bất bình khiến CSVN không thể “án binh bất động” mãi được buộc họ phải có thái độ và hành động, cho nên để xoa dịu lòng dân và kiểm soát tình hình CSVN sẽ có những hành động mang tính “tượng trưng” và mị dân.
Trong thời gian tới họ sẽ “khua chiêng, gõ trống” ầm ỉ để thị uy nhưng sẽ không làm gì có thực chất để giải nguy dân tộc cả. Họ hy vọng cứ để mọi việc nguội dần với thời gian rồi “chìm xuồng” như trước đây vẫn vậy. Nhưng chắc chắn lần này CSVN sẽ không thành công như những lần trước vì Trung cộng sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục phiêu lưu sâu hơn vào phần phía tây của biển Đông áp sát VN, nơi nhiều khả năng có dự trử lớn về tài nguyên, và như vậy CSVN sẽ phải đối diện với một nan đề không lối thoát, sẽ đối diện với sự bất bình của cả dân tộc.
Có một thực tế khó phủ nhận rằng lòng dân ngày hôm nay đã quá mệt mỏi vì đời sống khó khăn , sợ hãi vì bị đàn áp, thờ ơ vì cảm thấy bất lực, vô cảm vì bị nhồi sọ bởi một thứ “văn hóa” vụ lợi, thực dụng ấu trí khi cho rằng những gì không trực tiếp đụng chạm đến quyền lợi của mình thì cứ “ mặc kệ nó” . Không muốn mất cơ hội và gặp rắc rối là “cẩm nang” của đại đa số người dân VN hôm nay nhất là những thành phần được gọi là trí thức!
Trong hàng ngũ những người yêu nước và đấu tranh cho dân chủ cũng có không ít người đang chọn lối hành xữ “khôn ngoan” ít nhiều mang tính thực dụng, họ rất thận trọng trước những vấn đề gọi “thị phi” “nhạy cảm” họ giữ mình để được lòng tất cả mọi người cho nên tự làm cho mình bị tê liệt, dẫn đến hệ lụy là thiếu sinh khí cho một phong trào cần có sự chính trực và sáng tạo để phát triển và để đáp ứng cho một tương lai có nhiều đòi hỏi nghiêm khắc, để có thể sẳn sàng đảm nhận vai trò mà dân tộc và lịch sử giao phó.
Đất nước chúng ta đang đối mặt với với một tương lai bất trắc và đầy nguy hiểm, nhưng cuộc khủng hoảng tại biển Đông ngày hôm nay đã mở ra một cục diện mới đầy thách thức cho tất cả mọi phía trong đó có Mỹ.
Để ngăn ngừa sự trổi dậy quá hung hăng và lộ liểu của Trung cộng và để bảo vệ quyền lợi và an ninh của mình cùng đồng minh người Mỹ sẽ phải can dự nhiều hơn và sâu hơn vào biển Đông.
Hiểm họa đe dọa an ninh thế giới như vết dầu loan nếu không tích cực và kiên quyết ngăn chận Trung cộng sẽ là sai lầm của Mỹ, nếu nhắm mắt làm ngơ khủng hoảng ở biển Đông thì dần dần Mỹ sẽ mất hết ảnh hưởng, một ngày không xa sẽ không kiểm soát được tình hình, an ninh của Mỹ cũng bị đe dọa.
Phải minh định lại một lần nữa là việc bành trướng ra toàn biển Đông là nhu cầu chiến lược, kinh tế và chính trị, làm bàn đạp cho một tham vọng rộng lớn hơn nên Trung cộng sẽ không nhượng bộ và không dừng lại ở đây.
Mặc khác cuộc khủng hoảng tại Ukraina với tham vọng của Putin đã cung cấp cho Trung cộng một cơ hội bằng vàng để nhanh chóng thực hiện ý đồ xâm lược trên diện rộng, vì cuộc khủng hoảng ở Ukraina làm Mỹ bị phân tâm và phân lực rất nhiều, cuộc khủng hoảng này đã đẩy châu Âu – Mỹ và Nga vào tình thế không khác mấy so với thời chiến tranh lạnh. Có lẽ vì vậy mà Trung cộng nghĩ rằng Mỹ khó can dự sâu ở biển Đông, TC lợi dụng thời cơ này để bành trướng đặt mọi việc vào tình huống đã rồi.
Với nhân dân Việt nam thì trong cái rủi có cái may, khủng hoảng tại biển Đông sẽ như một chấn động đánh thức người dân VN vốn đã chìm đắm trong một giấc ngủ dài và đầy mộng mị hoang đường, người dân VN sẽ tỉnh thức và đoàn kết để sống còn , và cũng qua cuộc khủng hoảng này những người dân VN ngây thơ nhất cũng sẽ nhận diện được chân tướng của đảng CSVN.
Cuộc khủng hoảng này sẽ làm cho người Mỹ nhận thức rằng CSVN là một “đối tác” đồng sàng dị mộng. Một khi người Mỹ nhận thấy rằng CSVN đặt mối quan hệ của VC và TC lên hàng đầu thì người Mỹ phải xem xét lại mối quan hệ này.
Phó Thủ tướng VC Phạm Bình Minh điện đàm với TC qua điện thoại không cắm dây
Cho dù muộn màng người Mỹ cũng phải nhìn nhận rằng một nước VN tự do dân chủ mới là một đối tác thực sự quan trọng và hữu ích cho nước Mỹ.
Tương lai của đất nước và dân tộc VN sẽ được quyết định trong cuộc khủng hoảng tại biển Đông lần này…
Huỳnh ngọc Tuấn
Ngày 07/05/2014