Đầu tư vẫn do các Quốc gia Tiên tiến
Những đầu tư ngoại quốc vẫn luôn luôn giúp đỡ làm lợi cho những nước nhận đầu tư ?
Khi chúng ta nhìn vào những nỗ lực các nhà cầm quyền các nước chậm tiến (cả các nước tiên tiến) để kêu gọi đầu tư các nước ngoài vào những khu vực sản xuất của mình, chúng ta có thể tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nêu trên. Thật vậy không ?
Từ những năm 2004, cả trăm hợp đồng vừa song phương vừa đa phương được ký kết trên thế giới. Tại Pháp, một nước thuộc loại cừ về nghề bán hàng « made in France » có ba tổ chức chuyên môn lo vấn đề nói trên. Một cơ quan thuộc về Bộ Kinh tế, đó là « Nha chuyên môn cho các đầu tư ngọi quốc » (Agence française pour les Investissements internationaux), một tổ chức do các nhà kinh doanh người Pháp hay người ngoại quốc ngụ tại Pháp tạo thành từ đầu năm 2004 mệnh danh là « Hội tư vấn để vận động đầu tư » ( Conseil stratégique de l’attractivité) và sau cùng gần đây một tổ chức mới cũng vửa được thành lập « Nhóm vận động và Thắng lợi cho nước Pháp » (Cercle de l’attractivité – Win in France) gồm 20 xí nghiệp lớn nhứt nước Pháp, do ông Louis Schweitzer, cựu Tổng Giám đốc hảng Renault làm chủ tịch.
Như vậy để chứng minh cái quan trọng của vấn đề vận động vốn đầu tư của người ngoại quốc vào kinh doanh và sản xuất quốc gia.
Các chương trình, các đề án đầu tư dỉ nhiên không phải cái nào cũng là những « success stories » cả. Hảng Hoover năm 1993, hảng Daewoo năm 2003, hay hảng Hewlet Packard là những thí dụ điển hình cho những thất bại. Ông Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin năm 2005 đề nghị phải phạt vạ hảng Hewlet Packard và đòi lại những tiền thưởng hay những tiền do những đặc miển thuế vụ mang lại khi kêu gọi Hewlet Packard đầu tư vào Pháp. Ở Argentina,hảng Pháp Suez, chuyên thầu về phân phối nước cho thủ đô Buenos Airestừng đã bị nhà nước Argentina kiện là không làm tròn phận sự. Sau ba năm thương thuyết và kiện tụng hảng Suez phải rời bỏ Argentina.
Sự thật là những hợp đồng và những quan hệ giữa các quốc gia và các xí nghiệp đa quốc gia đầu tư đều được đặt trên một nền tảng không vững chắc và hiểu lầm. Một bên ( quốc gia kêu gọi đầu tư) mong những đầu tư nước ngoài làm những đòn bẩy để phát triển nến kinh tế quốc gia mình. Còn phía các xí nghiệp đa quốc gia hay các nước đem vốn đầu tư vào thì chỉ nghĩ đến lợi nhuận và năng suất. Mỗi bên một vai trò nhưng chắc chắn là khó gặp nhau. Đặc biệt là khi các nước chậm tiến chỉ sử dụng được những vũ khí rất thô sơ để lôi kéo đầu tư như : miễn thuế, giá công nhơn rẽ, giá xã hội gần như không có, … Thật là những sự hy sinh tốn kém nhưng chẳng nhận được bao nhiêu. Lại càng phủ phàng hơn khi xí nghiệp sau vài năm hoạt động « dọn » đi qua làm việc với một anh láng giềng có những điều kiện dễ dãi hơn, « bắt con bỏ giữa chợ » đám công nhơn của mình.
Tiền lời trở về nguyên quán
Theo thống kê Cnuced (Conférence des Nations Unies pour le Commerce et le Développement) « Hội thảo của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển, 75 % lợi nhuận từ các vốn đầu tư ngoại quốc vào một quốc gia – đặc biệt các quốc gia xuất cảng hàng mỏ – bị thất thoát vì các xí nghiệp đa quốc gia chủ vốn đều chuyển tiền lời về nguyên quán
Từ cuối những năm 1980, những thống kê quốc gia đều sử dụng những con số đầu tư nước ngoài như những thắng lợi để ca tụng những thành quả nền phát triển của quốc gia mình.
Nhưng vấn đề phải được đặt lại
Nếu một Luxembourg ngày nay huy hoàng đứng đầu thế giới về Tổng thu hập với những con số khô khan như tổng số vốn đầu tư ngoại quốc, tổng số lợi nhuận đem về, … thì một số những nước khác không được như vậy. Ở những quốc gia xuất cảng nguyên liệu từ hầm mỏ, mặc dù giá nguyên liệu hầm mỏ có tăng vọt nhưng những lợi nhuận vẫn bị các công ty bỏ vốn lấy cả. Thí dụ khi giá dầu mỏ tăng lên 30 US$ một thùng thì chánh phủ Tchad chỉ nhận được có 2 US$ một thùng thôi ( phần huê hồng – royalties). Như vậy suốt năm 2007 khi giá dầu mỏ tăng vọt như vậy thì 75% của lợi nhuận đã chạy về các hảng khai thác. Các quốc gia có dầu mỏ chỉ có vài phần trăm royalties thôi.
Riêng đôi với các nước chuyên lãnh những hợp đồng thi công vì có công nhơn rẽ, phần lợi nhuận lại phức tạp hơn. Bà Ann Miroux, chủ tịch Cnuced đưa ra bài phân tích và nhận định rằng, muốn có một thành công tích cực cho các nước đón nhận dầu tư quốc gia ầy phải hội đủ hai điều kiện : « Thứ nhứt, quốc gia đón nhận đầu tư phải có một tập đoàn kỹ thuật có tay nghề cao để hội nhập nhanh chóng những thay đổi hiện đại và đặc biệt của kỹ thuật ; thứ hai các công nghiệp các quốc gia đón nhận đầu tư có đủ kỹ thuật và uyển chuyển để thay đổi kịp thời theo kịp những kỹ thuật mới để không bị loại khỏi những mô hình tổ chức trong dây chuyền công nghệ do các xí nghiệp nước đầu tư đem vào ».
Trường hợp Trung quốc
Với phân tích nêu trên, chúng ta hiểu rõ tại sao Trung Quốc đã làm được cái thách thức là ngày nay Trung quốc là một nước dành được nhiều đầu tư của thế giới.
Đầu tư ngoại quốc vẫn và sẽ là nguồn cung cấp quan trọng để tạo Phát triển kinh tế cho các nước chậm tiến.
Các nước đang lên (émergents) như Trung Quốc, Brasil, Ấn độ, Nam phi cũng bắt đầu đầu tư vào các nước láng giềng nghèo khó hơn trong khu vực mình. Nhưng ngoài luât lệ do Liên hiệp quốc tổ chức.
Trường hợp Việt Nam
Việt nam ngày nay và ngày mai phải có những suy nghĩ để nhận lãnh những đầu tư vào nước mình mà không bị thiệt thòi. Phải có một bộ luật đầu tư, luật lao động , một bộ luật chánh trị và công pháp.
Về mặt chánh trị và tổ chức xã hội phải có đa đảng , phải có đối lập, để đối lập kiểm soát, để đối chứng kiểm soát, để tránh nạn tham nhũng, tránh « ăn gian », « bè phái », tránh « bán » công nhơn và sức lao động rẽ mạt, vì thiếu công minh , so sánh, « đấu thầu » . Đồng thời phải có một hệ thống giáo dục đào tào kỹ thuật vững chắc, luôn luôn cập nhựt hóa kỹ thuật, để tránh những vụ làm ăn « bất hợp pháp » , sai « nguyên tắc quồc tế », tránh những vụ như cá ba sa , tôm không tiêu chuẩn, nạn cúm gà …
Hãy dẹp bỏ cái tham lam cố hữu « Đảng » cầm quyền .. hãy trả quyền kinh doanh cho người kinh doanh , trả kỹ thuật cho người kỹ thuật , trả quyển quản lý cho người quản lý .. Phải tách Đảng ra khỏi nhà nước như Âu châu đã tách Nhà thờ ra khỏi Nhà nước. Và không gì tốt hơn kiểm soát là « đối lập kiểm soát » . Phải và chỉ có đối lập , có check and balances và thay phiên cầm quyền quản lý. Mười viện Kiểm soát Nhân dân cũng không làm việc được vì không ai có thể vừa « là cầu thủ vừa làm trọng tài ». Tam quyền phân lập chưa đủ , nếu cả ba quyền quản lý và chánh trị đều do một đảng chỉ đạo và cầm quyền. Chỉ có « đối thủ » mới có thể kiểm soát được ta. « Trong sáng » và « kiểm soát » là hai nguyên tắc dân chủ. Chỉ có một chế độ dân chủ mới có những quyết định đúng đắn.
Trung Quốc ngày nay đang ở giai đoạn đầu , giai đoạn gia công thi công , tiêu chuẩn do khách đặt hàng chọn. Ngày mai khi cần phải quản lý tiêu chuẩn để đi vào quốc tế, một chế độ độc tài làm sao có đủ khách quan để lựa chọn đi đúng cái chuẩn quốc tế ? Trung quốc cũng phải đi vào quỷ đạo dân chủ thôi. Nhưng Trung Quốc đang lựa chọn con đường « chủ nghĩa Dân tộc » để tránh Dân chủ hóa Xã hội, liệu Thế giới có để Trung Quốc lựa chọn con đường ấy không? Hay chỉ một thoáng vinh quang như những « chủ nghĩa dân tộc khác » như Nazie Đức hay Thái Dương Thấn nữ Nhựt bổn để lại bao nhiêu tang tóc, rồi châu vẫn về hiệp phố, các nước tiên tiến vẫn tiên tiến và các nước chậm tiến vẫn chậm tiến vì thiếu cái tinh thần « dân chủ » mà « văn hóa » các nước chậm tiến vẫn không thông suốt được. Thật vậy ngày nay, ở thế kỷ 21 rồi, trên gần 200 quốc gia lớn nhỏ trên thế giới, thử hỏi có bao nhiêu quốc gia thật sự có dân chủ ?
Sau gần 35 năm xa nhà, nước Việt nam hải ngoại đã tạo cho mình một sắc thái riêng biệt. Vẫn gìn giữ được Văn hóa Việt nhưng những người con Việt hải ngoại nay đã là những kinh gia, kỹ thuật gia âu mỹ, kinh tế gia âu mỹ vì họ là những người âu mỹ trong suy nghĩ tân tiến của văn hóa kỹ thuật âu mỹ mà họ là những công dân. Việt nam hải ngoại giàu có kỹ thuật , giàu lòng bác ái vị tha, giàu của, giàu cải…và nếu Việt nam quốc nội nguyên thủy nghèo nàn thiếu tổ chức, kém phương tiện biết cần đến họ, những người con hải ngọai sẽ đem tìền của chất xám về giúp đở. Nhưng chỉ trong trường hợp Việt Nam có dân chủ , có pháp trị, hiến trị, bác ái và công bằng.
Nước ngoài đầu tư là một phương tiện phát triển, nhưng nếu nước ngoài có những người con đất Việt thì sự phát triển sẽ có một sức sống mãnh liệt hơn vì đậm tình dân tộc .
Trong những ngày cuối năm 2009, sau cơn lốc khủng hoảng kinh tế trầm trọng vừa qua, mong những nhà cầm quyến Việt Nam tỉnh ngủ, biết nhìn vào các thật, hết sợ những « cái diễn biến hòa bình »vu vơ. Biết chấp nhận những cái « chỉ trích » thực tiển xây dựng, quên đi những quá khứ « hào hùng giả tạo », những trò marketing « sân khấu » lừa bịp, giả dối, mỵ dân. Biết bỏ tiền ra để lập trường học, cất nhà thương, giúp đở kẻ nghèo khó, tạo công ăn việc làm cho những gia đình lao động nghềo khó (đừng quên con số thống kê Unesco tháng ba 2009, Việt Nam có 1 triệun trẻ em thất học)… bỏ đi những Meet Việt Nam, những Duyên Dáng Việt Nam, những Hội Nghị Việt Kiều, tốn tiền tốn bạc chẳng thuyết phục được ai… Vì nếu Việt Nam thật sự dân chủ, thật sự hữu hiệu thì không gọi vẫn có ngoại nhơn, hoặc người việt nam hải ngoại tham dự….
Mong lắm !
Phan Văn Song