I. Một thoáng về chữ “ĂN”
Tháng này nhà tôi có “được” ba giấy mời: Giấy mời ăn cưới con của người bạn cùng học ở Phổ Thông, Giấy mời ăn giổ người cha của ông bạn đồng nghiệp của chồng, Giấy mời đầy năm của con cháu ngoại của thằng cháu họ bên mẹ. Về hưu, lương thấp, một lần lên lương tám lần lên giá; khó khăn vẫn hoàn khó khăn. Ông cha ta đã khẳng định “ Người nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo ” Tôi chạnh nhớ tới bài thơ của ông Quách Tạo – em ruột nhà thơ Quách Tấn trong thời “ Bao cấp ”.
N G H È O
Hưu bỗng tăng hai giá vọt mười
Cân bằng cái sống bở hơi tai
Chất tươi còn được canh rau muống
Lượng đạm mong vào nhúm tép moi
Thuốc đắt mong đừng đau ốm vặt
Quê xa dành chỉ mộng về thôi . . .
Và giờ đây, thời của công nghệ thông tin, kỹ thuật số; giá cả tăng đến chóng mặt, nếu như tháng nào nhà tôi cũng “đặng” từng ấy giấy mời thì vui sao nổi! Tôi ngao ngán nhìn lại ba bì thư, bỗng trong đầu lóe lên điều hay hay từ trong nội dung của mỗi giấy mời ấy. Chà! Dân tộc Việt Nam mình tuy vẫn còn nghèo về vật chất nhưng thật giàu về ngôn ngữ. Dân ta thông minh không chê vào đâu được! Các bạn thử xem, chỉ có việc nói về “Ăn” mà có đến “1.001” cách diễn đạt. Người Việt Nam đã sử dụng uyển chuyển Văn hóa từ ẩm thực để phản ảnh toàn cảnh của xã hội
Ví dụ :
– Để chỉ về thời kỳ Cổ đại, ta thường dùng cụm từ “Ăn lông ở lổ” “Ăn bờ ở bụi”
– Có những người lười biếng, muốn ăn mà không muốn làm:
“Ăn thì đi trước, lội nước đi sau”, Bọn địa chủ, cường hào, tư sản thì “Ngồi mát Ăn bát vàng”, “Ăn trắng mặc trơn, ăn trên ngồi tróc, suốt ngày chỉ có ‘Ăn nhậu, ăn chơi”, “Ăn tục, nói phét”
– Khốn nạn thay những kẻ bất lương chuyên: Ăn cướp, ăn trộm, ăn cắp, ăn chặn, ăn chẹt, ăn giựt,
– Không có tiền thì “Ăn chịu”, “Ăn chực”, “ăn quỵt”, “Ăn gian”
– Con người sống không ngăn nắp, bạ đâu để đó, không lâu bền thì “Ăn xổi ở thì”
– Chỉ về loại người cố chấp, luôn nghĩ cách trả thù “ăn miếng trả miếng” tìm phe phái “ăn cánh” với nhau
– Chơi với kẻ tham phải coi chừng họ tìm cách để “Ăn trọn gói”, “Đốn mía cả cụm”
– Đối với nghề mại dâm chỉ có “Bán trôn nuôi miệng”, “ăn sương”, “ăn đêm”, “ăn nằm”
– Bọn côn đồ, mặt dữ dằn, nhìn thấy chúng cứ ngỡ như sắp “Ăn sống, nuốt tươi”, “nuốt chửng, nuốt trộng” người ta.
– Cậy quyền, cậy thế “Cả vú lấp miệng em”
– Làm việc phải có điều kiện “Có thực mới vực được đạo”
– Trong kinh doanh cần phải liều “Được ăn cả, ngã về không”
– Người không thể vượt lên chính mình, đành “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/Cầm bằng làm mướn, mướn không công”,
– Còn trẻ phải lo học hành mới có tương lai, nếu không sau này chỉ đi “Ăn mày” và “Ăn xin” mà sống.
– Nếu không cần dùng đũa thì “Ăn bốc”.
-Đồ vật lâu ngày hư hỏng là do bị “ăn mòn”, “Ăn luồng, “Ăn rỗng”
– Chỉ về những người hay nói leo các cụ thường cho là do “ăn cơm hớt” (tức là cơm trên cùng trong nồi, chưa xới cho ai)
– Cuộc sống còn nhiều khó khăn “liệu cơm gắp mắm” “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” phải “Ăn chắc mặc bền”
– Con gái hay “ăn vặt”
– Người dau dạ dày nên “Ăn chậm nhai kỹ”
– Thời kỳ hoạt động bí mật, ta phải “Nếm mật, nằm gai”
– Tương quan lẫn nhau “Cá ăn kiến, kiến ăn cá”, “ăn nhịp”
– Làm mà không có kế hoạch trước thì kết quả “Có mà ăn cám”, “Cóc được ăn”
– Trong chăn nuôi, trồng trọt bị trộm hoài ta nên giải quyết: “Thà ăn non còn hơn mất già”
– Công dụng tuyệt vời: “Ăn ráo củ kiệu” Tất cả những gì từ cây kiệu đều dùng được; củ làm dưa món, rễ, lá muối dưa; không bỏ thứ nào cả)
– Phải lao động mới có ăn “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
– Đạo lý làm người “Ở có đức mặc sức mà ăn” Ăn chay niệm Phật
– Chỉ về sự tế nhị “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo”; còn người hay dối trá thì ” Ăn có nói không ”
Đề cập đến vấn đề Gia-đình :
Nến vợ chồng chung thủy với nhau phải “Ăn đời ở kiếp”, chứ đừng thay lòng đổi dạ:
“Chàng ơi phụ thiếp làm chi/Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng”
– Khi thuận vợ, thuận chồng mà “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”
– Lễ nghĩa thời phong kiến “Miếng trầu là đầu câu chuyện” Mời bác “xơi thuốc, xơi trầu”
– Muốn lập gia đình “Ăn hỏi” trước,
– Trả đủa lẫn nhau cho biết mặt “Ông ăn chả, bà ăn nem”
– Người vợ, hoặc chồng say mê kẻ khác một cách cuồng tín mất cả lý trí: “Ăn phải bùa mê”, ăn phải ngải.
– Vào các ngày lễ lớn thì tổ chức “ăn mừng”, ăn tiệc, ăn sinh nhật, ăn thôi nôi, ăn giỗ, Ăn cổ:
Có câu thơ vui:
“Bực mình mà chảng nói ra/Muốn đi “ăn cỗ” chả ma nào mời
Không mời thì mặc không mời/ Đã trót mặc áo không mời cũng đi”
– Lấy nhau không những “Lấy vợ xem tông/lấy chồng xem giống” mà ta còn phải xem hình dáng của người phụ nữ thế nào. Nếu “Những người thắt đáy lưng ong/ Vừa khéo chìu chồng lại khéo nuôi con/ Những người béo trục béo tròn/ Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày”
– Phân biệt tính cách nam nữ “ Nam “thực như hổ”, nữ “thực như miêu”
– Người cố chấp, hay cay cú không muốn ai hơn mình “Trâu buộc ghét trâu ăn”;
– Sống ở đời phải biết “Nhường cơm, sẻ áo” đừng cậy mạnh mà “Ăn hiếp” người lành phải biết chia sẻ nếu không thì “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân,
– Bất lực không thể lấy lại được của phải tính đến trò “Ăn vạ”
– Sự tri ân với người đi trước “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
– Phải biết quí trọng sức lao động của người nông dân “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
– Nói về lòng trung thành “Ăn cây nào, rào cây ấy” Đừng vô ơn bội nghĩa: Ăn cháo đái bát”
– Tình cảm giữa người và vật “Bóng bóng bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta/ chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”
– Lao động là vinh quang “Có làm mới có ăn”, công việc khó khăn “Đâu có dễ ăn”
– Người có ý thức thì “Ăn trông nồi, ngồi trong hướng”,
– Hậu quả cha làm con chịu “Cha ăn mặn, con khát nước”,
– Khi giận dỗi, thách thức và tự trọng “Ăn có mời làm có khiến”
– Người lịch sự “ăn mặc tử tế”
– Tham gia công tác xã hội không có lương: Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng
– Sòng phẳng ” Tiền trao, cháo múc ”
Thời công nghệ thông tin, kỹ thuật số, từ ngữ càng dồi dào :
– Để chỉ bọn tham nhũng: “Ăn hối lô”, “ăn bẩn” “Ăn đậm”
– Công việc nhiều, ít thời gian đã có “mì ăn liền”, Có đồ ” Ăn nhanh ”
II. Các bài học trong kinh doanh
Bài học 1
Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra . Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.
– Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?
– Vợ: ông Bob hàng xóm.
– Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?
Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.
Bài học 2
Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi.
Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: “Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang.”
Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn.
Bài học 3
Một nhân viên bán hàng, 1 thư ký hành chính và 1 Sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước”. Tôi trước! tôi trước! – thư ký hành chính nhanh nhảu nói: tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Puff. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Puff.. anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.
Bài học xương máu: luôn luôn để Xếp phát biểu trước.
Bài học 4
Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Một con thỏ con nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Ðại bàng trả lời: được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.
Bài học xương máu: để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao, cao lắm ý.
Bài học 5
(bài này dịch thì mất hay nên để nguyên nhá)
A turkey was chatting with a bull. ‘I would love to be able to get to the top of that tree’ sighed the turkey, ‘but I haven’t got the energy.’ ‘Well, why don’t you nibble on some of my droppings?’ replied the bull. They’re packed with nutrients.’ The turkey pecked at a lump of dung, and found it actually gave him enough strength to reach the lowest branch of the tree. The next day, after eating some more dung, he reached the second branch. Finally after a fourth night, the turkey was proudly perched at the top of the tree. He was promptly spotted by a farmer, who shot him out of the tree.
Moral of the story: Bullshit might get you to the top, but it won’t keep you there.
Bài học 6
Con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị đông cứng lại và rơi xuống cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy một con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng người nó đang ấm dần. Ðống phân ấy đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Mot con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm dưới đống phân, nó liền bới con chim ra ăn thịt.
Bài học xương máu:
1. không phải thằng nào ỉa vào mình cũng là kẻ thù của mình
2. không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống cứt cũng là bạn mình
3. và khi đang ngập ngụa trong đống cứt thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.
Người Sưu Tầm