Hiện tượng hâm nóng toàn cầu là một sự kiện có thật qua việc phát thải khí CO2 vào môi trường và đây cũng là một nguyên nhân chính cho việc tăng trướng nhiệt độ trái đất.
Trái đất đã liện tục tăng dần nhiệt độ từ nhiều thế kỷ qua, nhưng mãi đấn năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không khí ở Âu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia kỹ nghệ đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt đất ở hai vùng nầy nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.
Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu ở Mauna Loa Observatory (Hawai) đặt ở cao độ 3.345 m mới chứng minh được khí CO2 là nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ nầy. Đến năm 1976, các chất khí methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng được xác nhận là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính.
Từ năm 1979 đến 1983, nhiều báo cáo của Hàn Lâm Viện Quốc gia về Khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh và cảnh báo rằng nơi nào có ô nhiễm không khí trầm trọng là nguy cơ có nhiệt độ không khí tăng càng lớn.
Năm 1990, 49 nhà bác học đã có giải Nobel đã ra thông cáo kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới phải có biện pháp tức thời để hạn chế ô nhiễm không khí hầu bảo vệ quả địa cầu.
Các cuộc nghiên cứu mới nhất do hai khoa học gia Karl và Trenberth trên tạp chí Sciences số tháng 12/2003 nói lên tính cách khẩn thiết của vấn đề nầy. Theo ước tính của hai ông thì từ 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt địa cầu sẽ tăng từ 3,1 đến 8,9oF (1,6 đến 4,2oC).
Do sự gia tăng nhiệt độ bất thường trên, cho nên mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi gay gắt qua hai trường phái để thẩm định nguyên nhân và hậu quả của sự hâm nóng toàn cầu, mỗi người trong chúng ta đều nhận biết rằng sự gia tăng nhiệt độ là một hiện tượng có thật. Hay nói một cách rốt ráo, mỗi người trong chúng ta, dù ở nơi nào trên hành tinh điều góp phần vào sự gia tăng dù ít hay nhiều.
Trung Cộng là một quốc gia được miễn nhiễm trong Luật Kyoto để hạn chế việc phát thải khí CO2 vào không khí đến năm 2012. Nhưng chỉ mới vào năm 2007, TC lại là quốc gia đứng đầu thế giới về việc phát thải khí CO2 với 6.284 triệu tấn so với Hoa Kỳ là 6.006 triệu tấn CO2. Điều nầy cho thấy rõ ràng rằng Luật Kyoto vẫn còn có nhiều điều khoảng không hợp lý. Và Hội nghị Khí hậu diễn ra tại Copenhagen, Hòa Lan vào tháng 12/2009, chuẩn bị cho việc tu chính Luật Kyoto vào năm 2012 vẫn chưa đưa đến một sự đồng thuận nào cả.
Trong phạm vi bài viết nầy, tác giả chỉ tập trung vào việc phát thảo một số đề nghị mà mỗi người trong chúng ta cần suy nghĩ để hành xử một cách hợp lý trong việc tiết chế trong mọi sinh hoạt hàng ngày ngõ hầu góp phần vào việc giảm thiểu sự phát thải khí CO2.
Việc tiết giảm lượng khí CO2 phát từ mỗi chúng ta không những góp phần vào việc hạn chế hiện tượng nhà kính để tạo ra một không gian sinh tồn bền vững chung cho toàn cầu mà còn là góp phần vào việc tiết kiệm một ngân sách cho cá nhân, gia đình và quốc gia qua sự tiêu tốn cho việc xử lý nguồn CO2 nầy. Để có một khái niệm so sánh, một người Hoa Kỳ trung bình phát thải khoảng 19 tấn CO2/năm. Trong lúc đó một người Ấn Độ thải 1,3 tấn và Trung Hoa, 4,7 tấn. Số liệu trên gồm việc hít thở không khí và tất cả những tiện nghi sinh hoạt hàng ngày cung cấp cho mỗi người như xe cộ, ăn uống, nhà cửa và trang bị máy móc, v.v…Một thí dụ gảin dị ít ai để ý là mỗi lần chúng ta nhấc “con chuột” trên internat để tìm một trang mạng nào đó trên Google, chúng ta đã phóng thích ra ngoài không khí 7 g CO2 rồi theo nghiên cứu của TS Alex Wissner Gross, thuộc Đại học Harvard. Tuy nhiên con số nầy bị Google phản bác và cho biết theo nghiên cứu riêng của họ, chỉ độ 0,2 g mà thôi.
Giáo dục và sự hiểu biết
Trước hết giáo dục và sự hiểu biết là hai điếu tối cần thiết để chúng ta hành xử một cách đúng đắn là làm thế nào giữ gìn môi trường sống chung quanh ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa như vấn đề bảo quản nguồn nước, đất và không khí, sự tiêu dùng năng lượng dưới mọi hình thức từ cá nhân cho đến tập thể. Có hiểu biết và cập nhựt hóa những biến chuyển xảy ra cho môi trường, chúng ta mới có thể ý thức được tường tận hơn những sự biến đổi của thời tiết theo chiều hướng tiêu cực và nguyên nhân phát sinh ra những biến đổi đó là do con người.
Từ đó, mỗi hành động tích cực của chúng ta dù nhỏ nhặt đến đâu trong sinh hoạt hàng ngày cũng đánh giá được mức bảo vệ môi trường, có suy nghĩ rốt ráo vào khái niệm liên đới trong đời sống của mỗi con người đối với toàn cầu.
Vận động dòng chính của từng quốc gia đang cư ngụ
Việc làm nầy, qua sự giáo dục và hiểu biết trên, cần phải phổ biến rộng rãi qua thân nhân, bạn bè và những người chúng ta tiếp xúc. Trao đổi những thông tin cập nhựt qua báo chí, truyền thanh truyền hình về tình trạng bất thường xảy ra cho địa phương và toàn cầu; để rối từ đó, vận động với chính quyền địa phương và trung ương thúc đẩy việc giải quyết vấn đề qua các đại diện dân cử.
Vận động sử dụng năng lược “sạch” như năng lượng mặt trời, năng lượng gió v.v..và năng lượng “tái tạo”. Chính phù nhiều quốc gia có nhiều biện pháp kích thích việc sử dụng năng lượng sạch như Hoa Kỳ tài trợ một phần chi phí cho việc lấp đặt các tế bào voltaic cho tư gia và cơ xưởng, để giảm thiểu hoàn toàn sự phát thải khí CO2 cho như cầu điện năng. Tại Hoa Kỳ hiện nay, việc thiết kế và lắp đặt một hệ thống voltaic cho năng lượng mặt trời được chính phủ tài trợ khoảng 7.000 US$. Một gia đình trung bình sau khi sử dụng hệ thống nầy trong 5 năm sẽ cân bằng chi phí lấp đặt so với chi phí tiêu thụ trong quảng thời gian nầy. Và dĩ nhiên, kể từ năm thứ 6 trở đi, chúng ta không còn trả một chi phí nào cả cho mức điện tiêu thụ đến cuối đời. Chúng ta vừa tiết kiệm một số không nhỏ ngân sách gia đình và hạn chế được sự phát thải thánh khí vào môi trường.
Các cuộc vận động có thể bằng nhiều cách hoặc bằng email, điện thoại, hay tổ chức những buổi gặp gở công cộng. Hay tốt nhứt là gia nhập vào một NGO về môi trường nơi mình cư ngụ.
Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái sinh (Reduce-Reuse-Recycling)
Đây là châm ngôn hữu hiệu nhứt trong việc hạn chế hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Trong mỗi hành động của chúng ta, cần liên tưởng đến 3 điều trên, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta đả làm một nghĩa cử không nhỏ trong việc hạn chế sự phát thải khí CO2.
Vài thí dụ điển hình là:
- Trong sinh họạt hàng ngày, hãy chọn những dụng cụ, hay bao bì có thể tái sử dụng hơn là “xài một lần” (disposable). Trung bình, nếu áp dụng suy nghĩ nầy, mỗi gia đình có thể giảm được 1.200 cân CO2 và 1000 Mỹ kim một năm. Tại California, vào tháng 11 tới đây sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý về việc hủy bỏ plastic làm bao bì, mà thay thế bằng bao giấy tái sinh. Mong bà con ủng hộ việc nầy và bỏ phiếu YES.
- Mua các sản phẩm với bao bì tối thiểu, không cầu kỳ để giảm thiểu chất thải.
- Tái sinh lại giấy, plastic, báo chí, thủy tinh, can nhựa…Hiện tại tại Hoa Kỳ có từ 15 đến 25% người dân chưa thi hành biện pháp tiết kiệm nầy. Nếu bạn tiết kiệm được một bịt (ream) giấy in, bạn đã giảm phát thải 5 cân CO2 rồi đó.
- Trung bình nếu chúng ta giảm được ½ loại rác thải hàng ngày bằng những thùng đựng rác khác nhau, chúng ta có thể giảm được 2.400 cân CO2/năm.
Nguồn Điện năng
Tiết giảm nguồn điện năng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong những phương cách hữu hiệu nhứt để hạn chế sự hâm nóng toàn cầu. Những việc làm dưới đây cho chúng ta một vài khái niệm về cách sinh hoạt hay chuẩn bị cần tiết giảm:
- Sử dụng máy sưởi và điều hòa không khí: Nhà chúng ta cần phải trang bị tường và mái nhà có lót chất cách nhiệt (insulation) và các phía trên và dưới của cái và cửa sổ cần phải được bịt kín. Mục đích là làm cho hơi nóng khi sưởi và hơi lạnh khi mở máy điều hòa không khí không thoát ra ngoài trời và giữ lại bên trong nhà. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được 25% chi phí điện năng tiêu dùng và giảm được 1.700 cân CO2/năm. Thêm nữa, đừng mở sưởi quá nóng hay điều chỉnh quá lạnh, như khi trời nóng, điều chỉnh máy lạnh khoảng 750F, và khi trời lạnh, điều chỉnh máy sười khoảng 650F mà thôi Làm như vậy chúng ta có thể giảm được 2.000 cân khí CO2 phát thải hàng năm.
- Thay các bóng đèn trong nhà bằng đèn compact fluorescent (CFL). Bóng đèn CFL có độ bền gấp 10 lần so với bóng đèn thường, tiêu thụ 2/3 năng lượng it hơn, và làm giảm nóng trong phòng 70%. Sẽ giảm được chi phí điện là $30/năm cho mỗi bóng đèn dùng trong nhà. Nếu mọi gia đình ở Mỹ đều áp dụng phương cách nầy sẽ giảm được 90 tỷ cân CO2/ năm, tương đương với mức phát thải 7,5 xe hơi/một năm.
- Bớt lái xe và lái xe “thông minh” hơn: Sử dụng xe ít phát thải khí độc hại và ít hao xăng. Nếu cần dùng phương tiện công cộng khi di chuyển hay xe đạp. Đi chung xe để đi làm việc nếu có thể được.
- Ít sử dụng nước nóng trong nhà. Nếu chúng ta điều chỉnh nước nóng ở 1400F hay 600C. Làm như vậy, sẽ tiết kiệm được 350 cân CO2/năm. Nếu giặt giạ quần áo bằng nước ấm và lạnh (warm and cold), sẽ giảm được thêm 500 cân CO2/năm.
Nguồn nước
Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Trung bình một người Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 800 lít/ngày. Một người Pháp 100 lít, và ở vài nơi ở Phi Châu, khống quá1 lít cho mỗi người. Ở Việt Nam, dân thành phố tiêu thụ khoảng 30 đến 50 lít/ngày.
Nước sinh hoạt khi đến tay người tiêu thụ phải qua nhiều giai đoạn sàn lọc, xử lý hóa học…do đó, phải cần có một số lượng năng lượng như điện năng để giải quyết các giai đoạn trên; cho nên cũng phát thải một lượng thán khí quan trọng. Tiết kiệm mức tiêu dùng nước hàng ngày cũng là một hành động giúp thêm cho sự giảm thiểu việc phóng thích thán khí vào môi trường.
Thêm nữa, nước sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi thải hồi vào đại dương hay tái sinh trở lại (recycled) cho sinh hoạt. Nguồn nước trên thế giới đang cạn kiệt dần, và hiện nay, tại Orange và San Diego, đại phương đã bắt đầu pha trộn nguồn nước tái sinh nầy vào nguồn nước ngầm bằng phương pháp “thẩm thấu sâu” (percolation), để rồi xử lý trở lại hỗn nợp trên trước khi bơm vào nhà chúng ta.
Một thí dụ nhỏ về việc tiêu thụ nước sinh hoạt: Nói chung, tất cả nước sinh hoạt, nước xài trong phòng vệ sinh, nhà bếp v.v…đều phải được xử lý. Do đó, dầu mỡ dùng trong việc nấu nướng cần phải thận trọng, vì chi phí và hóa chất dùng để khử dầu rất cao. Nếu bạn đổ 1 lít dầu ăn thừa sau khi chiên chả giò chẳng hạn, bạn đã làm cho thành phố phải tiêu tốn $1.000 để khử 1 lít dầu đó!
Nói tóm lại, tiết kiệm và đừng phí phạm nguồn nước sinh hoạt là thể hiện một nếp sống của người có văn hóa và mỗi người trong chúng ta sẽ là những nhà môi trường “xanh” cho thế giới vậy.
Việc ăn uống
Khoa học và công nghệ ngày nay đã tạo cho chúng ta tất cả tiện nghi, có thể nói là tuyệt hảo. Tuy nhiên, nếu hưởng thụ tất cả, cũng như tận dụng các nguồn thực phẩm có được nhứt là các loại thịt đỏ…chúng ta lại phải đương đầu với nạn béo phì, cao máu, cao mỡ, tim đập bất thường và bao chứng khác có thể làm trở ngại cho những ngày cuối đời.
Vì vậy, hạn chế ăn uống, ăn nhiều rau đậu cũng là một hành động vừa bảo vệ sức khỏe cá nhân, vừa giảm thiểu được mức phát thải thán khí nữa. Lưỡng tiện đôi điều.
Việc trồng cây xanh
Nếu chúng ta thấy việc nầy là một việc giúp cho sự vận động thân thể, và làm tăng vẽ tươi mát cho nhà cửa. Xin thưa, việc nầy cũng là một hành động bảo vệ môi trường.
Cây xanh qua hiện tượng quang hợp (photosynthesis) hấp thụ than khí và phóng thích dưỡng khí tức oxygen. Đây là một chu trình thiên nhiên của địa cầu. Theo tính toán, Cây cỏ trên thế giới hấp thụ ½ lượng thán khí phát thải toàn cầu. Một cây cao trung bình hấp thụ 1 tấn thán khí/năm.
Cổ súy bà con tham gia vào việc hạn chế than khí thải hồi vào môi trường
Sau cùng, qua kinh nghiệm và sự hiểu biết, bổn phận của chúng ta là làm thế nào để vận động bà con, những người thân, xóm giềng chung quanh nơi chúng ta ở…để cùng nhay hạn chế việc phát thải thán khí.
Những bước giản dị gợi ý ở phần trên, chắc chắn mỗi người trong chúng ta, ai ai cũng có thể thực hiện được. Thực hiện để bảo tồn trái đất và thực tế hơn cả là tiết kiệm được một ngân khoản sinh hoạt hàng tháng.
Làm được như thế, chúng ta vô hình chung đã làm tròn bổn phận chúng ta đối với con cháu thuộc các thế hệ sau nầy.
Làm được như thế, chúng ta mới thực hiện được một nếp sống văn minh, xứng đáng làm người dân của Thế kỷ 21, thế kỷ xanh của toàn cầu.
Mai Thanh Truyết
8/2010