Luân Thường Đạo Lý Của Ký Giả Chuyên Nghiệp Hoa Kỳ [Society of Professional Journalists: Code of Ethics]
I – Lời Mở Đầu (Preamble)
Hội viên của Hiệp Hội Ký Giả Chuyên Nghiệp Hoa Kỳ tin rằng công luận sáng tỏ là điềm báo trước cho công lý và là nền tảng của dân chủ. Chức năng của các ký giả là xúc tiến những mục tiêu đó và cung ứng một bản tường trình công bằng, toàn diện về một biến cố hay một vấn đề. Ký giả có lương tâm của tất cả cơ quan truyền thông hoặc các nghành truyền thông chuyên biệt – nỗ lực phục vụ công chúng một cách hòan hảo và công bằng. Chính trực trong nghiệp vụ là trụ cột tạo uy tín cho ký giả. Các hội viên của Hội cùng chia xẻ, cống hiến vào tác phong đạo đức, đồng thời chấp thuận và công bố những những quy tắc của Hiệp Hội cùng những tiêu chuẩn hành nghề như sau:
II- Tìm Kiếm Sự Thực Và Tường Trình ( Seek Truth And Report It)
Ký giả phải chân thật, công bằng và can đảm trong việc thu lượm tin tức, tường trình và giải thích nguồn tin. Ký giả/phóng viên phải:
– Kiểm chứng lại tính xác thực của tin tức từ tất cả các nguồn gốc, tránh sơ xuất. Không bao giờ được bóp méo tin tức.
– Nỗ lực tìm cho ra chủ thể/nhân vật chính của bản tin để họ có cơ hội trả lời về những cáo buộc.
– Nhận ra các nguồn tin khi nào thấy đáng tin. Công chúng đòi hỏi sự xác tín càng nhiều càng tốt từ nhiều nguồn tin.
– Luôn luôn hỏi động cơ (motives) tức lý do tại sao trước khi ghi “anonymity” tức “người cho tin xin được phép dấu tên”.
– Phải bảo đảm rằng những tin hàng đầu, tin diễu cợt, tài liệu quảng cáo, hình ảnh, video, phát thanh, tranh vẽ/chữ, một đọan của diễn văn/ đọan văn ngắn, lời trích dẫn…không được trình bày sai lạc. Cũng không thể quá đơn giản hoặc “phóng đại tô màu” (highlight) thêm làm sai lạc nội dung.
– Không được bóp méo nội dung của tin lấy ra từ hình ảnh (news photos) hoặc video. (1) Luôn luôn phải xin phép khi dùng hình ảnh để làm phong phú thêm cho bản tin. Phải phụ chú các hình ảnh đính kèm theo tin.
– Tránh hướng dẫn sai lạc khi diễn lại các sự kiện xảy ra trong quá khứ (re-enactments) (2). Nếu sự diễn lại là cần thiết thì cần phải phụ chú.
– Tránh giả dạng hoặc dùng những phương pháp lén lút để thu lượm tin, ngọai trừ khi nào những phương thức công khai thường lệ không thể khai thác tin rất cần thiết cho công luận. Khi dùng tới phương thức này thì phải giải thích trong bản tường trình.
– Không bao giờ được ăn cắp tin (của người khác)
– Can đảm tường trình khi tin tức có tính cách đa chủng hoặc có tính cách nghiêm trọng cho dù có trái với ý muốn của công chúng đi nữa.
– Xem xét giá trị văn hóa của bản tin và tránh gán ghép những giá trị văn hóa đó cho người khác.
– Tránh thiên kiến về chủng tộc, phái tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, địa lý, khuynh hướng về dục tính, khuyết tật, hình dáng con người và địa vị xã hội.
– Hỗ trợ cho việc đổi chất công khai các quan điểm, cho dù các quan điểm đó mình không thích (ghét).
– Cho người không có tiếng nói được cơ hội nói và những nguồn tin chính thức cũng như không chính thức đều có giá trị ngang nhau.
– Phải phân biệt rõ sự bênh vực và tường trình khách quan. Khi có phân tích hoặc bình luận thêm thì phải nêu rõ và không được trình bày sai lạc sự kiện hay nội dung.
– Phải phân biệt rõ tin lấy ra từ các quảng cáo (3) và tránh lọai pha trộn làm mờ ranh giới giữa hai lọai.
– Phải ghi nhận một trách vụ đặc biệt – nếu là công việc chung (việc công) thì phải được điều hành một cách công khai và các tài liệu/hồ sơ phải được mở cho mọi người xem xét.
III- Giảm Thiểu Tại Hại (Minimize Harm)
Ký giả có lương tâm (đạo đức) phải đối xử với nguồn cung cấp tin tức, người bị đề cập tới (chủ thể của tin), đồng nghiệp như một con người và phải kính trọng họ. Ký giả/phóng viên phải:
– Bày tỏ sự bao dung (compassion) đối với những ai bị ảnh hưởng xấu hoặc bị thù ghét vì bản tin. Phải tế nhị trong khi tiếp xúc với trẻ em, các người cho tin hoặc chủ thể của bản tin thiếu kinh nghiệm. (4)
– Phải tế nhị khi lấy tin, phỏng vấn hoặc chụp hình những ai đang phải trải qua một thảm nạn hoặc tình cảm đớn đau. (5)
– Phải biết rằng khi săn tin rồi tường trình, bản tin đó có thể gây thiệt hại hoặc tạo buồn phiền cho người ta. Thu lượm tin tức không phải là cái bằng để kiêu ngạo (license for arrrogantce).
– Phải nhớ rằng công dân thường có nhiều quyền kiểm sóat các dữ kiện liên quan đến cuộc đời họ hơn là các viên chức chính quyền hoặc những người đang vận động tranh cử, hoặc đang tạo ảnh hưởng hoặc đang muốn gây sự chú ý của quần chúng. (6) Chỉ khi nào quyền lợi công cộng cao hơn thì mới có thể biện minh cho sự xâm phạm vào đời tư cá nhân.
– Hãy trình bày đúng mức (good taste). Tránh việc dẫn dắt tới những gì lạ lùng gớm ghiếc.
– Phải thận trọng khi nhận dạng (nêu danh tánh) những nghi can vị thành niên hay nạn nhân của những vụ hãm hiếp/xâm phạm tiết hạnh.
– Phải suy nghĩ chín chắn trong việc nói rõ danh tính những can phạm hình sự trước khi có hồ sơ truy tố chính thức.
– Phải quân bình giữa quyền nghi can được xét xử công bằng và quyền của công chúng được biết rõ nội vụ.
IV- Hành Động Độc Lập (Act Independently)
Ký giả/phóng viên không đặt một thứ quyền lợi nào khác hơn là quyền của công chúng được quyền biết sự thật. Ký giả/phóng viên phải:
– Tránh mâu thuẫn về quyền lợi (conflict of interest) trước mắt hay có thể cảm nhận thấy. (7)
– Không dính líu tới các hội đòan, các họat động để tránh gây tổn thương đến sự chính trực và uy tín của mình.
– Từ chối quà cáp, ưu đãi, chi phí, du lịch miễn phí, đặc quyền đặc lợi, tránh công việc phụ thêm, tham gia vào chính trị, cơ quan công quyền hoặc các dịch vụ của các tổ chức cộng đồng nếu nó làm tổn thương đến sự chính trực của ký giả.
– Công bố các đụng chạm/tranh chấp không thể tránh né được.
– Cảnh giác và can đảm giữ gìn những điều đó với tinh thần trách nhiệm.
– Từ chối đặc ân của các nhà quảng cáo, các nhóm quyền lợi và chống lại áp lực của họ muốn gây ảnh hưởng tới việc loan truyền tin tức.
– Cảnh giác với những người cung cấp tin khi đòi đặc ân hoặc tiền bạc, tránh trả giá để lấy tin.
V- Phải Có Tinh Thần Trách Nhiệm (Be accountable)
Phóng viên/ký giả phải có tinh thần trách nhiệm với độc giả, thính giả, khán giả và với nhau. Ký giả/phóng viên phải:
– Làm sáng tỏ và giải thích sự loan tải tin tức đồng thời mời đối thọai với công chúng về chức năng của ký giả.
– Khuyến khích công chúng không nên than phiền giới truyền thông.
– Thú nhận lỗi lầm và sửa chữa ngay.
– Phơi bày (không dấu diếm) lối hành xử thiếu đạo đức của ký giả và cơ quan truyền thông.
– Cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn cao mà những tiêu chuẩn này ứng dụng cho người khác.
* * *
Tiêu Chuẩn Đạo Đức [Luân Thường Đạo Lý] Của Ký Giả Chuyên Nghiệp Hoa Kỳ được hằng chục ngàn ký giả tự nguyện tôn trọng không phân biệt nơi chốn hay chỗ đứng và được áp dụng rộng rãi trong phòng làm tin và lớp học như là một tiêu mẫu cho hành vi đạo đức. Bản tiêu chuẩn không phải là một lọat những” luật lệ”mà là nguồn tham khảo cho việc quyết định có tính cách đạo đức. Nó không phải – và không nằm dưới Tu Chính Án Số Một- có tính cưỡng hành pháp lý.
Bản sao của văn bản này được chấp thuận trong Đại Hội Tòan Quốc Của Ký Giả Hoa Kỳ năm 1996, sau nhiều tháng nghiên cứu và thảo luận giữa các hội viên. Tiêu Chuẩn Đạo Đức Đầu Tiên của Sigma Delta Chi (tên khác của Hiệp Hội Ký Giả Chuyên Nghiêp Hoa Kỳ) được vay mượn từ Hiệp Hội Các Nhà Biên Tập Báo Chí Hoa Kỳ năm 1926. Năm 1973, Sigma Delta Chi tự soạn lấy bản tiêu chuẩn đạo đức, sau đó bản này được duyệt lại vào các năm 1984, 1987 và 1996.
Society of Professional Journalists Code of Ethics
Members of the Society of Professional Journalists believe that public enlightenment is the forerunner of justice and the foundation of democracy. The duty of the journalist is to further those ends by seeking truth and providing a fair and comprehensive account of events and issues. Conscientious journalists from all media and specialties strive to serve the public with thoroughness and honesty. Professional integrity is the cornerstone of a journalist’s credibility. Members of the Society share a dedication to ethical behavior and adopt this code to declare the Society’s principles and standards of practice.
Seek Truth and Report It
Journalists should be honest, fair and courageous in gathering, reporting and interpreting information.
— Diligently seek out subjects of news stories to give them the opportunity to respond to allegations of wrongdoing.
— Identify sources whenever feasible. The public is entitled to as much information as possible on sources’ reliability.
— Always question sources’ motives before promising anonymity. Clarify conditions attached to any promise made in exchange for information. Keep promises.
— Make certain that headlines, news teases and promotional material, photos, video, audio, graphics, sound bites and quotations do not misrepresent. They should not oversimplify or highlight incidents out of context.
— Never distort the content of news photos or video. Image enhancement for technical clarity is always permissible. Label montages and photo illustrations.
— Avoid misleading re-enactments or staged news events. If re-enactment is necessary to tell a story, label it.
— Avoid undercover or other surreptitious methods of gathering information except when traditional open methods will not yield information vital to the public. Use of such methods should be explained as part of the story
— Never plagiarize.
— Tell the story of the diversity and magnitude of the human experience boldly, even when it is unpopular to do so.
— Examine their own cultural values and avoid imposing those values on others.
— Avoid stereotyping by race, gender, age, religion, ethnicity, geography, sexual orientation, disability, physical appearance or social status.
— Support the open exchange of views, even views they find repugnant.
— Give voice to the voiceless; official and unofficial sources of information can be equally valid.
— Distinguish between advocacy and news reporting. Analysis and commentary should be labeled and not misrepresent fact or context.
— Distinguish news from advertising and shun hybrids that blur the lines between the two.
— Recognize a special obligation to ensure that the public’s business is conducted in the open and that government records are open to inspection.
Minimize Harm
Ethical journalists treat sources, subjects and colleagues as human beings deserving of respect.
Journalists should: — Show compassion for those who may be affected adversely by news coverage. Use special sensitivity when dealing with children and inexperienced sources or subjects.
— Be sensitive when seeking or using interviews or photographs of those affected by tragedy or grief.
— Recognize that gathering and reporting information may cause harm or discomfort. Pursuit of the news is not a license for arrogance.
— Recognize that private people have a greater right to control information about themselves than do public officials and others who seek power, influence or attention. Only an overriding public need can justify intrusion into anyone’s privacy.
— Show good taste. Avoid pandering to lurid curiosity.
— Be cautious about identifying juvenile suspects or victims of sex crimes.
— Be judicious about naming criminal suspects before the formal filing of charges.
— Balance a criminal suspect’s fair trial rights with the public’s right to be informed.
Act Independently
Journalists should be free of obligation to any interest other than the public’s right to know.
Journalists should:
—Avoid conflicts of interest, real or perceived.
— Remain free of associations and activities that may compromise integrity or damage credibility.
— Refuse gifts, favors, fees, free travel and special treatment, and shun secondary employment, political involvement, public office and service in community organizations if they compromise journalistic integrity.
— Disclose unavoidable conflicts.
— Be vigilant and courageous about holding those with power accountable.
— Deny favored treatment to advertisers and special interests and resist their pressure to influence news coverage.
— Be wary of sources offering information for favors or money; avoid bidding for news.
Be Accountable
Journalists are accountable to their readers, listeners, viewers and each other.
Journalists should:
— Clarify and explain news coverage and invite dialogue with the public over journalistic conduct.
— Encourage the public to voice grievances against the news media.
— Admit mistakes and correct them promptly.
— Expose unethical practices of journalists and the news media.
— Abide by the same high standards to which they hold others.
The SPJ Code of Ethics is voluntarily embraced by thousands of journalists, regardless of place or platform, and is widely used in newsrooms and classrooms as a guide for ethical behavior. The code is intended not as a set of “rules” but as a resource for ethical decision-making. It is not — nor can it be under the First Amendment — legally enforceable.
The SPJ Code of Ethics is voluntarily embraced by thousands of writers, editors and other news professionals. The present version of the code was adopted by the 1996 SPJ National Convention, after months of study and debate among the Society’s members.
Sigma Delta Chi’s first Code of Ethics was borrowed from the American Society of Newspaper Editors in 1926. In 1973, Sigma Delta Chi wrote its own code, which was revised in 1984, 1987 and 1996.