L’auteur, Hoang van Hai, élève du Lycée Yersin en 1958 a été pendant de nombreuses années journaliste à la BBC Londres, section Vietnam. En 1993 il revint visiter Dalat. Voici ses impressions.
Lycée Yersin
Il faut dire qu’on était tous, nous autres garçons, un peu secrètement amoureux de toutes ces jeunes demoiselles du petit ou du grand lycée.
Nous étions un groupe d’amis inséparables, unis, croyions-nous par un destin commun que nous allions forger. “A quoi bon se fatiguer sur tous ces textes anciens puisque nous allons rebâtir le monde selon nos rêves”, me disait un ami.
Mais aujourd’hui, j’étais seul. Seul rescapé du passé, seul après tant de bouleversements, de déchirements. Comme un fantôme insatisfait de sa vie d’ailleurs qui revient chercher une page manquante à son histoire, je me tenais là, submergé par la nostalgie, le coeur envahi d’une immense désolation. Et toujours la même question me hantait.
Mais où donc sont ces amis qui ont fait partie de ma vie au lycée Yersin? Où sont-ils ces jeunes gens et ces jeunes filles, cette belle jeunesse d’alors, laborieuse, heureuse de vivre? Sur quel continent, dans quel pays vivent-ils? Sont ils encore de ce monde des vivants?
Avec qui allais-je partager mes souvenirs?
Par ce bel après midi je croisais des étudiants qui m’apprirent que mon ancien lycée était devenu maintenant une sorte d’école normale où l’on formait des professeurs. Et eux, étudiants d’aujourd’hui attendaient les résultats de leur examen de fin d’études.
Quels seraient leurs destins, me demandai-je, sont ils animés de la même foi, du même enthousiasme comme nous l’étions quand, il y a plus d’un quart de siècle, nous quittions ce lycée?
Les souvenirs enfouis dans ma mémoire s’échappaient des gangues de l’oubli comme par magie. Ils remontaient à la surface et leur nouvelle naissance injectait dans mon esprit par petites doses successives leur pouvoir nostalgique comme des vagues venant mourir sur une grève déserte.
Au loin, au bas de la colline, les fenêtres des villas s’allumèrent. J’étais à l’écoute des souvenirs. J’entendais jusqu’au bruissement du feuillage des arbres qui bordaient la route.
Cette route, combien de fois l’avais-je empruntée, seul, ou avec des amis? De quoi parlions-nous? Quels projets avions-nous échafaudés? Comme tous les jeunes qui ont grandi dans un pays en proie à la destruction, nous rêvions d’un monde meilleur, un monde “normal” où nous serions épanouis, heureux et utiles.
Le destin, la fatalité nous ayant séparés, c’est sur cette route, dans l’émotion provoquée par le télescopage des souvenirs du passé et des images perçues ce soir là que je me pris à rêver de retrouver mes amis du Lycée Yersin, où qu’ils soient, de les réunir chez moi un jour. Je leur ferais fête et je leur dirais:
“Ne croyez pas ceux qui vous disent que dans les rêves les images sont grises. Moi je vous dis que dans mes rêves, les images ont les couleurs vives de l’arc-en-ciel, aussi vraies, aussi belles, aussi inaltérables que l’amitié”.
Hoang van Hai
Lycée Yersin
Hồ Trường An Nói Chuyện với
Văn Thi Sĩ Lưu Nguyễn Đạt
3.
HỒ TRƯỜNG AN: Hình như Đà-Lạt và Trường Trung Học Yersin là cái nôi sinh lý tưởng nhất của Anh. Xin Anh nói rõ về những bạn bè nổi tiếng của anh xuất thân từ trường Yersin ấy.
LƯU NGUYỄN ĐẠT: Tôi “tìm ra” Đà-Lạt như một thiên đường nhỏ, khi lên nhập học Lycée Yersin vào mùa thu 1954, sau khi xin chuyển hồ sơ học vụ từ Lycée Albert Sarraut, Hà Nội tới. Tại thị xã cao nguyên ưu tú này, tôi đã thu nhận được một số kiến thức căn bản và một nền học vấn vững chắc từ một trung tâm giáo huấn nghiêm túc, nhưng lại vui nhộn, bay bướm, khi có dịp sinh hoạt thân tình.
Tôi có khả năng diễn tả, sáng tác thơ phú, trước tiên qua Pháp ngữ là từ truyền thống “Đà-Lạt-Yersin” mà ra. Lý luận phân tích văn học theo lối Explication de texte của chương trình Pháp đã trở thành kỹ thuật văn luận của các trường phái tân biên ngày hôm nay, được trọng vọng trên toàn thế giới, như Nouvelle Critique, Structuralisme, Déconstruction (Post-structuralisme) v.v. Có lẽ đó là lợi khí mà tôi dùng tới khi dấn thân vào con đường sáng tác và điều nghiên Văn Học, Tư Tưởng Việt…
Tại nơi mà cảnh vật thì tuyệt đẹp, trong sáng, người thì hiền hoà, ấm áp, hồn nhiên, tôi đã bừng sống toàn diện, với những tình cảm sâu đậm, trọn vẹn tới ngày hôm nay. Tại nơi đó, tôi đã biết thế nào là tình yêu, như một giọt sương tinh khiết, trên triền cỏ gần mây ngũ sắc. Cũng tại đó, tôi đã gặp được những người thân thương cùng trường học, gắn bó tình người với nhau tới nay, hơn nửa thế kỷ.
Bạn Đà-Lạt của tôi cũng trở thành những bạn thân của Hạnh, những cô, chú, bác thân quý của con cái chúng tôi. Họ đông lắm, kẻ mất, người còn, chắc kể ra không hết, nên chỉ ghi nhớ trong lòng. Còn những người học cùng trường sau nổi tiếng thì cũng khá đông, nhưng trong phạm vi quân sự, chính trị, không thuộc phạm vi văn học nghệ thuật, nên tôi miễn nhắc tới ở đây.
4.
HỒ TRƯỜNG AN: Xin Anh cho độc giả biết thuở đó Anh đã tham gia những sinh hoạt nào? Anh có làm thơ, viết văn gửi cho báo không? Ai dạy Anh làm thơ? Những người đẹp trong thơ Anh có phải là những nhân vật hoàn toàn giả tưởng (personnages fictifs) hay nửa thật, nửa hư cấu?
LƯU NGUYỄN ĐẠT: Về sinh hoạt tại học đường, tôi thường tham dự những buổi diễn hát tại câu lạc bộ (foyer) và lễ lạc nhà trường (fête du lycée). Còn về trước tác, tôi chú trọng nhiều tới điều nghiên hấp thụ. Sau này khi tôi về lại Lycée Yersin dạy học, có một học sinh hỏi “phải làm gì để trở thành một tác giả”, thì tôi trả lời vỏn vẹn: “phải sống nhiệt tình”. Vivre intensément. Suốt thời gian học tại Đà-Lạt trước đó, tôi đã sống nhiệt tình, đã vượt qua cảnh cô đơn của đứa trẻ mồ côi, di cư, trú ngụ một mình. Tôi đã vươn lên bằng nghị lực sống, khao khát học hỏi, hoà đồng với bạn bè, với chính mình, vì thèm sống, vì thật tình muốn sống.
Những bài thơ tôi viết lúc đó là những nhịp thở chạy đua trước cơn mưa đang bay từ ngọn núi bên này sang ngọn núi đối diện, là những bước hân hoan ra khỏi nội trú (internat) nhà trường, vội vã đi tới nơi hẹn người yêu. Lý luận văn chương, thời sự của tôi lúc đó là những cuộc bàn cãi về phim ảnh, những lúc suy luận giữa bạn bè, như có lần chúng tôi đi bách bộ trong sân trường và để giải trí trong khi soạn thi Tú Tài (1957-58), đã hứng thú mổ xẻ Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights, 1948) với những khía cạnh còn nóng hổi liên quan tới mẫu mực và phương thức bảo vệ nhân quyền, không những về mặt chính trị, công dân, mà cả về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá.
Tranh tôi vẽ bằng ánh sáng rạng đông, bằng nồng nhiệt của mối tình đầu, mối tình nguyên thủy. Tượng của tôi là những hòn đá giữa rừng thông, bên cạnh thác nước, có lúc “tác giả sống” tới tựa lưng khi mỏi bước tung hoành.
Như vậy là sao nhỉ?
“Thơ…văn, gửi cho báo không?” Chưa kịp gửi đi đâu đã tiêu thụ hết rồi. Mình sống trong thơ, trong cảnh thơ, bằng chất thơ tình tứ. Sống chưa thấu kịp, làm sao để dành trên giấy trắng, mực đen. Cho mình chưa xong, làm sao cho thiên hạ.
“Ai dạy anh làm thơ?” Thầy tôi là đời sống, là tất cả chúng tôi hồi đó. Là mùi sách nhà trường, là đèn khuya đón chữ, là tình yêu vừa chớm nở.
“Những người đẹp trong thơ anh có phải là những nhân vật hoàn toàn giả tưởng?” Nói thế vừa đúng, vừa sai: nếu cuộc sống là thơ, thì tất cả là giả tưởng. Nhưng nếu tư tưởng là sống và thơ là nhịp thở, thì thơ và tư tưởng là sự thật vậy, từng lúc, từng giai đoạn …
“Hay nửa thật, nửa hư cấu?” Đối tượng của thơ là sáng tạo và đối tượng của sáng tạo là một trào lực liên tục, liên khởi, vô thường, vô hạn. Sự thật không thể là “nửa thật”, vì một nửa sự thật đã hết là sự thật. Và nửa sự thật cũng không phải là hư cấu, vì còn có dư âm của sự thật. Do đó, người thơ vừa là người, vừa là chất thơ. Làm sao có thể phân tách được? Nếu phân tách, thì hoặc hết là người, hoặc hết là thơ. Vì thế, “Người Thơ” chỉ có trong nguyên vẹn, trong toàn diện của cả ba thành tố: Người, Tình Yêu và Thơ…cộng lại.
Lưu Nguyễn Đạt & Hồ Trường An
One Comment
Andy Nguyen
Merci anh Đạt. C’est bien écrit.
Thân mến,
em, Andy