Theo các chuyên gia kinh tế, tình hình Trung Quốc còn nghiêm trọng hơn những gì mà các nhà đầu tư hoặc các chuyên gia kinh tế nhận định, vì hệ thống kinh tế-chính trị của Trung Quốc có nhiều yếu tố bất ổn sâu xa.
Sau hàng loạt cuộc đình công tại các nhà máy của Trung Quốc và nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Honda (Nhật Bản) hay Mercedes-Benz (Đức) lần lượt phải tăng lương cho công nhân Trung Quốc, giới đầu tư và quan sát quốc tế bắt đầu đặt câu hỏi phải chăng Trung Quốc đã mất lợi thế nhân công giá rẻ? Và áp lực về lương bổng có gây ra nguy cơ lạm phát hay không?
Theo các chuyên gia kinh tế, tình hình Trung Quốc còn nghiêm trọng hơn những gì mà các nhà đầu tư hoặc các chuyên gia kinh tế nhận định, vì hệ thống kinh tế-chính trị của Trung Quốc có nhiều yếu tố bất ổn sâu xa.
Thứ hai, yếu tố quyết định đối với giới đầu tư quốc tế không chỉ là nhân công rẻ mà còn là năng suất lao động và môi trường kinh doanh tốt. Nghịch lý ở đây là Trung Quốc thiếu thợ lành nghề và làm việc có năng suất cao, nên doanh nghiệp phải tăng lương để thu hút và giữ những người giỏi, trong khi nước này lại thừa nhân lực không có tay nghề ở vùng nông thôn. Sự khác biệt về phẩm chất và số lượng lao động là thách thức lớn đối với Bắc Kinh.
Nếu nhìn sâu xa hơn vào xã hội và kinh tế Trung Quốc, người ta có thể nhận thấy tâm lý bất an của người dân và nỗi lo của ban lãnh đạo khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo công nhận “nguyên nhân sâu xa” của tình hình hiện nay và “những mâu thuẫn không thể sớm khắc phục”. Nguyên nhân sâu xa khách quan là vấn đề địa dư hình thể, và nguyên nhân chủ quan là chiến lược kinh tế của ban lãnh đạo Trung Quốc. Chiến lược ấy hiện giờ đã hết công hiệu.
Về chiến lược, từ khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách cách đây 30 năm, Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ các tỉnh duyên hải được mở cửa làm ăn với bên ngoài, lấy xuất khẩu làm động lực. Tuy nhiên, chiến lược ấy càng đào sâu sự chênh lệch về lợi tức và nhận thức giữa các địa phương, giữa thành thị với nông thôn.
Sau Đặng Tiểu Bình, thế hệ lãnh đạo thứ ba như Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ đã nhận ra mâu thuẫn địa phương và tìm cách đầu tư nhiều hơn vào các tỉnh kém phát triển nhưng không thành công. Khi lên cầm quyền từ năm 2003, thế hệ lãnh đạo thứ tư là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng nhận thức rõ vấn đề và muốn tái phân lợi tức cho các tỉnh nghèo, song lại vấp phải sự phản đối của nhiều tỉnh duyên hải đang chạy đua cùng các thị trường quốc tế và khai thác nguồn nhân lực dồi dào trong nước để chiếm lợi thế nhân công rẻ.
Quyết định tăng lương tối thiểu mà ban lãnh đạo Trung Quốc vừa ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội là nâng mức sống của thành phần nghèo nhất, và đáp ứng yêu cầu kinh tế là mở rộng sức tiêu thụ của thị trường nội địa, khi các thị trường xuất khẩu cố hữu của Trung Quốc đang co cụm dần.
Tuy nhiên, sau một loạt động thái kể trên, tình hình Trung Quốc chưa chắc đã lạc quan hơn, vì nhiều lý do. Thứ nhất, việc tăng lương tối thiểu không đáp ứng yêu cầu sinh hoạt tối thiểu của thành phần dân nghèo, và khi thấy việc đình công đạt kết quả ở nhiều doanh nghiệp nước ngoài, họ càng muốn đấu tranh mạnh hơn.
Thứ hai, lãnh đạo Bắc Kinh có thể kín đáo cho báo chí loan tin đình công tại các doanh nghiệp Đông Á với hàm ý đổ lỗi cho tư bản nước ngoài theo lý luận đấu tranh giai cấp, nhưng hậu quả trước mắt là các doanh nghiệp này sẽ tính toán lại lời lỗ và hướng sang các thị trường khác. Như vậy, chúng ta đang thấy mặt trái của phép lạ kinh tế Trung Quốc được phơi bày ra trước ánh sáng, và biến động lao động rất dễ dẫn tới nhiều vấn đề rắc rối.
Minh Tâm