Có con kênh Charner, kéo dài từ vàm Bến Nghé đến thành Gia Định. Hai bờ kênh là hai con đường rộng (đường Rigault de Genouilly và đường Quảng Đông). Dưới kênh, tàu ghe neo đậu khá tấp nập. Cái tên “kênh đào Charner” biến mất vào năm 1887, khi người Pháp cho lấp kênh và sáp nhập hai con đường lại thành đại lộ Charner. Chính là đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay với hàng loạt cao ốc, khách sạn, dịch vụ hiện đại, hoành tráng và sang trọng.
Có ngôi trường Áo Tím (tên chính thức là Trường Nữ học đường Sài Gòn, xây năm 1913), sau được đổi tên thành trường Trung Học Gia Long một thời nỗi tiếng, sau 1975 csvn đổi lại tên trường NTMK. Bức ảnh chụp cảnh những nữ sinh mặc áo dài, đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam.
Một SàiGòn “Hòn Ngọc Viễn Đông” xưa, sầm uất thân thương; một SàiGòn với một góc quán cà phê đơn sơ ở trung tâm SàiGòn; gánh hàng rong của người đàn ông đội nón Tàu to bành, quần xắn đến đầu gối; cảnh sinh hoạt bên bờ sông Sài Gòn đầu thập niên 70; những chiếc taxi, xích lô, xe ngựa …
Những tòa nhà, con đường, kênh rạch, khu chợ, bến xe với con người, cảnh sinh hoạt, buôn bán … ở từng thời điểm, ở nhiều góc nhìn đã “mang” quá khứ về trong hiện tại một cách khá toàn vẹn. Đó là một Sài Gòn xưa, nhưng tấp nập và thân thiện, lặng lẽ và trung thành. Giờ đây, SàiGòn xưa xa mà gần, lạ mà quen. Những đổi thay qua một vài chi tiết, hình ảnh nào đó trong cùng một con đường, một tòa nhà, một góc phố, bến cảng … vẫn còn giữ lại những nét, những hình trong hiện tại.
Xem để nhớ, để tiếc hơn cho một Sài Gòn xưa trang trọng, năng động và thân thiện, một thời được mệnh danh “SàiGòn Hòn Ngọc Viễn Đông”. Tạo vật đổi thay. Nhanh như chớp mắt! Một Sài Gòn cổ xưa đã lùi xa, rất xa … chỉ còn lại một tp.hcm ngày nay xô bồ, bề bộn, nắng bụi mù, mưa ngập nước, đường xá nham nhở như những mảnh vá trên áo của “Phi Thiên Vũ” nhân vật chính của tuồng cải lương “Áo Vũ Cơ Hàn”.
Bưu Điện SàiGòn
Bưu Điện Chợ Lớn
Cầu vượt Quách Thị Trang
Cầu Tân Cảng
Cầu Trương Minh Giảng – Chợ Trương Minh Giảng
Cây xăng
Hồ bơi
Thương xá Tax
Chợ Bình Tây
Phố SàiGòn
Đinh Tiên Hoàng – Cầu Bông
Chợ Hoa Ngày Tết 1967
Mặt sau Chợ SàiGòn
Chùa Ấn Quang
Chùa Người Hoa
Cổng Phi Trường Tân Sơn Nhất 1965
Công Trường Con Rùa
Dọc Bến Bạch Đằng
Đường Phan Thanh Giản (Đ.B.Phủ) – Cao Thắng
Đường ra phi trường Tân Sơn Nhất
Đường Bùi Viện – Q1 (Khu tây ba lô bây giờ)
Đường Pasteur Q1
Đường phố SàiGòn
Đường Thống Nhất Q1
Đường Trương Định – Tao Đàn
Đường Trương Minh Giảng
Đường Tự Do – Nhà Thờ Đức Bà (1965) – (1967)
Quân nhân Mỹ – Quân nhân Việt-Nam Cộng-Hòa trên đường Tự Do; Q1
Giáng Sinh 1964
Góc phố SàiGòn
Khu bán chim đường Hàm Nghi
Đường Hàm Nghi
Hẽm SàiGòn (bây giờ gọi là đường dù không mở rộng ra)
Hồ phun nước (Nguyễn Huệ – Lê Lợi)
Quán bar
Hướng đạo sinh
Kế bên công viên Chi Lăng
Kem đánh răng Hynos một thời nỗi tiếng
Lave
Đường Lê Lợi 1965
Ngã tư Lê Lợi – Pasteur
Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực
Khu vực Ngã 5 Cống Quỳnh – Nguyễn Cư Trinh …
Ngã sáu Nguyễn Tri Phương
Đường phố sàiGòn
Xe lam trên đường Trần Hưng Đạo (gần rạp Hưng Đạo)
Đường Nguyễn Huệ 1965
Đường Nguyễn Huệ nhìn từ Bến Bạch Đằng
Đường Nguyễn Huệ trước Noel 1965 một tháng
Ban nhạc trẻ trường Lasan Taberd
Nhà Thờ Đức Bà 1965
Nước_fontaine 1962 -1963
Đường Phan Thanh Giản
Phi Trường Tân Sơn Nhất 1965
Đường Phố Chợ Lớn
Đường Tạ Thu Thâu
Đường Phố SàiGòn
Rạp Casino ĐaKao (đang chiếu phim “Độc Thủ Đại Hiệp” do Vương Vũ đóng)
Rạp Cao Đồng Hưng (Gia Định)
Rạp Eden 1965
Rạp Kinh Đô
Rạp Rex + Rex Hotel
SàiGòn 1964
SàiGòn 1965
Đường Lê Thánh Tôn, sau lưng chợ Bến Thành 1968
SàiGòn_fashion_1965 – 1967
Đại Sứ Quán Mỹ
Tiệm may – Hớt tóc – Uốn tóc
Tòa Đô Chánh SàiGòn
Tiệm Chạp phô
Tiệm cơm bình dân
Tiện sửa Radio, máy thâu hình …
Tiệm bán vải tơ , lụa …
Trấn Giữ Cầu Sài Gòn 1975
Trước Chợ SàiGòn
Trường Đua Ngựa Phú Thọ
Trường Sư Phạm
Đường Tự Do 1965
Tượng Thủy Quân Lục Chiến
Tượng Trần Hưng Đạo (Bến Bạch Đằng)
Phố SàiGòn 1964
Tập, vở học sinh