Mỹ lên kế hoạch oanh kích Trung Quốc
Lầu Năm Góc có kế hoạch “hạ gục” hệ thống radar tầm xa cùng những hệ thống tên lửa chính xác nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc; trước khi hải quân và không quân tấn công lớn hơn.
Không chờ đến khi Tổng thống Barack Obama hồi đầu năm nay tuyên bố chuyển trọng tâm về châu Á – Thái Bình Dương, các chuyên gia lão luyện của Lầu Năm Góc thực tế sẵn sàng đáp ứng chính sách này. Theo tờ The Washington Post, nhà tương lai học Andrew Marshall (91 tuổi) là người chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược quân sự cho mục tiêu trên.
Cha đẻ của Tác chiến Không – Biển
Chiến lược gia Andrew Marshall
Ông Marshall lớn lên tại thành phố Detroit, thuộc bang Michigan (Mỹ) và tốt nghiệp ngành kinh tế của Đại học Chicago rồi gia nhập Tổ chức Nghiên cứu chính sách RAND.
Trong thập niên 1950 và 1960, Marshall nằm cùng nhóm chuyên gia nghiên cứu với ông James Schlesinger, người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ 1973 – 1975. Năm 1973, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Richard Nixon quyết định lập Văn phòng Đánh giá các mối đe dọa thực (ONA) và bổ nhiệm ông Marshall đứng đầu văn phòng này. Từ đó đến nay, chiến lược gia Marshall tiếp tục được các đời tổng thống Mỹ tin tưởng giao trọng trách trên. Ông trở thành một trong những người ảnh hưởng nhất đến chính sách quân sự của Washington. Thậm chí, ông còn ảnh hưởng cả đến chính sách quốc phòng của Trung Quốc.
Gần đây, tờ The Economist dẫn lời Giáo sư Trần Chu, thành viên nhóm soạn thảo sách trắng quốc phòng Trung Quốc 2011, nói: “Anh hùng của chúng tôi là Andrew Marshall. Chúng tôi nghiền ngẫm từng lời của ông ta”.
Chiếm một vị trí khiêm tốn bên trong Lầu Năm Góc, văn phòng nhỏ của ông Marshall, gọi là Văn phòng Đánh giá các Đe dọa Thực (ONA). Tại đây, một nhóm chuyên gia không ngừng nỗ lực trong suốt 2 thập niên qua để lên kế hoạch cho cuộc chiến chống lại “một Trung Quốc hung hăng, hiếu chiến và vũ trang hạng nặng”.
Từ mục tiêu trên, nhóm của ông Marshall vạch ra một khái niệm có tên gọi “Tác chiến Không – Biển” (ASB). Theo đó, đầu tiên là các oanh tạc cơ tàng hình và tàu ngầm hạt nhân có nhiệm vụ hạ gục hệ thống radar tầm xa cùng những hệ thống tên lửa chính xác nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc. Tiếp đến, hải quân và không quân Mỹ hợp tác triển khai các cuộc tấn công lớn hơn bằng đường biển và đường không. Điển hình cho khái niệm trên là Chiến dịch Hừng đông Odyssey hồi năm 2011 mà phương Tây tiến hành để ủng hộ phe đối lập khi đó ở Libya. Trong những tháng qua, không quân và hải quân Mỹ đưa ra ít nhất 200 sáng kiến được cho là cần thiết để người cầm quân tiếp thu những gì tinh túy của ASB. Danh sách trên gồm các cuộc tập trận do văn phòng ông Marshall vạch ra, đồng thời yêu cầu thế hệ vũ khí mới, đề nghị tăng cường hợp tác giữa các hải quân với không quân.
Khái niệm trên không chỉ chọc giận quân đội Trung Quốc mà còn bị chỉ trích từ nội bộ nước Mỹ vì quá đắt đỏ. Một số nhà phân tích châu Á còn lo ngại những cuộc tấn công Trung Quốc bằng vũ khí thông thường có thể khiến Bắc Kinh phản kích bằng vũ khí hạt nhân, làm bùng nổ chiến tranh giữa 2 cường quốc hạt nhân.
Ban đầu, ASB ít thu hút được sự chú ý của giới quân sự, theo tờ The Washington Post. Tuy nhiên, khi ngân sách quốc phòng gần đây bị cắt giảm, các lãnh đạo Lầu Năm Góc lại tìm đến văn phòng của ông Marshall để tìm hướng đi mới khi Washington chuyển trọng tâm về châu Á – Thái Bình Dương. Đối mặt với những chỉ trích ONA tập trung quá mức vào Trung Quốc như một kẻ thù tương lai, chiến lược gia Marshall phản bác rằng nhiệm vụ của ông là tính toán những kịch bản tồi tệ nhất. “Chúng tôi có khuynh hướng phải đối mặt với các tương lai không mấy gì vui vẻ”, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn mới đây.
Tăng cường hiện diện
Tờ China Daily dẫn một nhận định từ Bắc Kinh cho rằng Mỹ, song song với việc đánh giá ASB, đang tăng cường kiềm chế Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương.
Mỹ liên tục có thêm đổi mới trong các quan hệ hợp tác quân sự với những đồng minh chủ chốt của nước này tại châu Á. Chẳng hạn như Washington vừa cùng Tokyo thông qua bản điều chỉnh thứ 2 về hợp tác quốc phòng khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto đến thăm Lầu Năm Góc. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng tuyên bố kế hoạch tham gia tập trận chung với Mỹ tại Okinawa vào cuối tháng. Yonhap thì đưa tin Seoul và Washington đang thảo luận về việc thành lập đơn vị tác chiến hỗn hợp mới.
Bên cạnh đó, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ liên tục triển khai các chuyến thăm đến những nước đặt căn cứ cũ tại Đông Nam Á. Đồng thời, Lầu Năm Góc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các tư lệnh trong khu vực. Mới đây, tướng Herbert Carlisle trở thành người đứng đầu Bộ Tư lệnh Không quân tại Thái Bình Dương, bao quát các căn cứ tại Alaska, Guam, Hawaii, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc bổ nhiệm tư lệnh Carlisle diễn ra chỉ vài tháng sau khi tướng hải quân 4 sao Samuel Locklear trở thành Tư lệnh của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Mỹ cũng cấp tập tổ chức nhiều cuộc tập trận với đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian gần đây. Đáng kể nhất là đợt tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2012 (RIMPAC 2012), được chủ trì bởi Washington, và diễn ra tại Hawaii cùng các vùng biển lân cận với sự tham gia của 22 nước vào mới được khép lại vào cuối tuần trước. Theo thống kê của Tân Hoa xã, tàu chiến và chiến đấu cơ của Mỹ cũng tham gia gần 20 cuộc tập trận tại châu Á – Thái Bình Dương trong 7 tháng qua, chiếm hơn phân nửa toàn bộ các cuộc tập trận được triển khai trong cùng thời gian. Điều đó cho thấy Mỹ đang đẩy nhanh chính sách tăng cường hiện diện tại châu Á – Thái Bình Dương mà Washington đã vạch ra.
Hé màn bí mật Tác chiến Không – Biển
Vào năm 2009, hải quân và không quân Mỹ hợp lực giới thiệu một khái niệm chiến đấu mới gọi là “Tác chiến Không – Biển” (viết tắt: ASB). Theo tạp chí Wired, ASB do Lầu Năm Góc vạch ra nhằm ngăn chặn một thế lực tấn công xâm lược bên thứ 3. Đồng thời, ASB còn làm xói mòn khả năng xâm nhập lãnh thổ của thế lực đó, chẳng hạn như trường hợp của eo biển Đài Loan.
Vì thế, giới chuyên gia suy luận rằng Trung Quốc cùng với Iran và Triều Tiên đều bị xếp vào nhóm “thế lực tấn công xâm lược”. Trên thực tế, ASB không phải là một học thuyết hoặc chiến lược, có nghĩa là sẽ chẳng có tài liệu hướng dẫn hoặc lên kế hoạch trên chiến trận. Từ nhiều cuộc trao đổi trong vòng 9 tháng qua với các quan chức quốc phòng, chuyên gia cố vấn, tạp chí Wired rút ra kết luận sau: ASB là tổ đặc trách cố vấn cho chiến tranh ở thế kỷ 21.
Văn phòng ASB tập trung những chuyên gia có thể đưa ra một giải pháp đáp ứng tức thời cho tư lệnh chiến trường để đối phó các đe dọa tại biển Đông, eo biển Hormuz hoặc bất cứ nơi nào trên hành tinh.
Cuộc tập trận RIMPAC cho thấy khả năng lôi kéo đồng minh của Mỹ
U.S. model for a future war fans tensions with China and inside Pentagon
When President Obama called on the U.S. military to shift its focus to Asia earlier this year, Andrew Marshall, a 91-year-old futurist, had a vision of what to do.
Marshall’s small office in the Pentagon has spent the past two decades planning for a war against an angry, aggressive and heavily armed China.
No one had any idea how the war would start. But the American response, laid out in a concept that one of Marshall’s longtime proteges dubbed “Air-Sea Battle,” was clear.
Stealthy American bombers and submarines would knock out China’s long-range surveillance radar and precision missile systems located deep inside the country. The initial “blinding campaign” would be followed by a larger air and naval assault.
The concept, the details of which are classified, has angered the Chinese military and has been pilloried by some Army and Marine Corps officers as excessively expensive. Some Asia analysts worry that conventional strikes aimed at China could spark a nuclear war.
Air-Sea Battle drew little attention when U.S. troops were fighting and dying in large numbers in Iraq and Afghanistan. Now the military’s decade of battling insurgencies is ending, defense budgets are being cut, and top military officials, ordered to pivot toward Asia, are looking to Marshall’s office for ideas.
In recent months, the Air Force and Navy have come up with more than 200 initiatives they say they need to realize Air-Sea Battle. The list emerged, in part, from war games conducted by Marshall’s office and includes new weaponry and proposals to deepen cooperation between the Navy and the Air Force.
A former nuclear strategist, Marshall has spent the past 40 years running the Pentagon’s Office of Net Assessment, searching for potential threats to American dominance. In the process, he has built a network of allies in Congress, in the defense industry, at think tanks and at the Pentagon that amounts to a permanent Washington bureaucracy.
While Marshall’s backers praise his office as a place where officials take the long view, ignoring passing Pentagon fads, critics see a dangerous tendency toward alarmism that is exaggerating the China threat to drive up defense spending.
“The old joke about the Office of Net Assessment is that it should be called the Office of Threat Inflation,” said Barry Posen, director of the MIT Security Studies Program. “They go well beyond exploring the worst cases. … They convince others to act as if the worst cases are inevitable.”
Marshall dismisses criticism that his office focuses too much on China as a future enemy, saying it is the Pentagon’s job to ponder worst-case scenarios.
Even as it has embraced Air-Sea Battle, the Pentagon has struggled to explain it without inflaming already tense relations with China. The result has been an information vacuum that has sown confusion and controversy.
Senior Chinese military officials warn that the Pentagon’s new effort could spark an arms race.
“If the U.S. military develops Air-Sea Battle to deal with the [People’s Liberation Army], the PLA will be forced to develop anti-Air-Sea Battle,” one officer, Col. Gaoyue Fan, said last year in a debate sponsored by the Center for Strategic and International Studies, a defense think tank.
Privately, senior Pentagon officials concede that Air-Sea Battle’s goal is to help U.S. forces weather an initial Chinese assault and counterattack to destroy sophisticated radar and missile systems built to keep U.S. ships away from China’s coastline.
Air-Sea Battle grew out of Marshall’s fervent belief, dating to the 1980s, that technological advancements were on the verge of ushering in a new epoch of war.
New information technology allowed militaries to fire within seconds of finding the enemy. Better precision bombs guaranteed that the Americans could hit their targets almost every time. Together these advances could give conventional bombs almost the same power as small nuclear weapons, Marshall surmised.
Marshall asked his military assistant, a bright officer with a Harvard doctorate, to draft a series of papers on the coming “revolution in military affairs.” The work captured the interest of dozens of generals and several defense secretaries.
Eventually, senior military leaders, consumed by bloody, low-tech wars in Iraq and Afghanistan, seemed to forget about Marshall’s revolution. Marshall, meanwhile, zeroed in on China as the country most likely to exploit the revolution in military affairs and supplant the United States’ position as the world’s sole superpower.
In recent years, as the growth of China’s military has outpaced most U.S. intelligence projections, interest in China as a potential rival to the United States has soared.
“In the blink of an eye, people have come to take very seriously the China threat,” said Andrew Hoehn, a senior vice president at Rand Corp. “They’ve made very rapid progress.”
Marshall’s influence grows largely out of his study budget, which in recent years has floated between $13 million and $19 million and is frequently allocated to think tanks, defense consultants and academics with close ties to his office. More than half the money typically goes to six firms.
Among the largest recipients is the Center for Strategic and Budgetary Assessments, a defense think tank run by retired Lt. Col. Andrew Krepinevich, the Harvard graduate who wrote the first papers for Marshall on the revolution in military affairs.
The war games run by CSBA are set 20 years in the future and cast China as a hegemonic and aggressive enemy. Guided anti-ship missiles sink U.S. aircraft carriers and other surface ships. Simultaneous Chinese strikes destroy American air bases, making it impossible for the U.S. military to launch its fighter jets. The outnumbered American force fights back with conventional strikes on China’s mainland, knocking out long-range precision missiles and radar.
“The fundamental problem is the same one that the Soviets identified 30 years ago,” Krepinevich said in an interview. “If you can see deep and shoot deep with a high degree of accuracy, our large bases are not sanctuaries. They are targets.”
The war games focused on how U.S. forces would weather the initial Chinese missile salvo and attack.
To survive, allied commanders dispersed their planes to austere airfields on the Pacific islands of Tinian and Palau. They built bomb-resistant aircraft shelters and brought in rapid runway repair kits to fix damaged airstrips.
Stealthy bombers and quiet submarines waged a counterattack. The allied approach became the basis for the Air-Sea Battle.
Although the Pentagon has struggled to talk publicly about Air-Sea Battle, CSBA has not been similarly restrained. In 2010, it published a 125-page paper outlining how the concept could be used to fight a war with China.
Soon, U.S. officials began to hear complaints.
“The PLA went nuts,” said a U.S. official who recently returned from Beijing.
Told that Air-Sea Battle was not aimed at China, one PLA general replied that the CSBA report mentioned the PLA 190 times, the official said. (The actual count is closer to 400.)
Greg Jaffe, Washington Post, August 1, 2012