Sông Mekong là dòng sông quốc tế dài 4800 km phát nguồn từ vùng Thanh Hải, Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái, Cam Bốt và Việt Nam ra Biển Đông. Lưu vực sông Mekong rộng 795,000 km2 và lưu lượng ra biển trung bình 15,000 m3/giây, 775 tỉ m3/năm -thứ tám trên thế giới. Nước Mekong chảy về hạ nguồn từ 2,000 m3/giây vào mùa hạn và tăng lên 50,000 m3/giây vào mùa lũ hay tăng lên 25 lần; chảy về Tonle Sap tăng 50 lần.
Sông Mekong là nguồn sống cưu mang 70 triệu cư dân trong đó có đến 70 sắc tộc. Mekong mang nhiều tên khác nhau tùy dân cư từng vùng sông: Trên thượng nguồn, người Tây Tạng gọi Mekong là Dzu Chu (River of Rocks), Trung Quốc gọi là Lancang Jiang (sông Cuồng Nộ), người Thái gọi là Mae Nam Khong (sông Mẹ) và người Việt gọi là sông Cửu Long.
Langcang-Mekong chảy siết xuống từ 5,000 m độ cao, len vào những khe núi đá, đổ xuống biên giới Trung Quốc, mất 4,500 m độ cao; khi vào biên giới Lào Trung chỉ còn cao độ 500 m, chảy xuống những nước hạ nguồn, đến đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rồi ra biển.
Hình 1: Bản Đồ Lưu Vực Sông Lancang- Mekong (MRC): Đập dang họat động (Dam operational) – Đập đang xây (Dam under construction) – Đập đang dự trù (Proposed Dam)
Mekong – Tài Nguyên Thiên Nhiên của Lưu Vực
Sông Mekong được tạo hóa ban cho 1,500 -1,700 giống cá, và nhiều sinh vật hoa màu. Về sự phong phú đa dạng sinh thái, sông Mekong chỉ đứng sau sông Amazon mà thôi. Nhưng Mekong khác hơn tất cả các dòng sông lớn khác ở chỗ Mekong còn ít bị khai thác nhất còn sót lại cho nhân loại.
Phù sa
Ngư nghiệp
Mekong còn là nơi trú ẩn sinh tồn của nhiều lòai cá hiếm quý gần tuyệt chủng như lòai cá hô Pangasianodon gigas (giant cat fish mà người Thái gọi là Pla Buk), cá heo Irrawaddy và hàng trăm giống di ngư -migratory fish- bơi xuống hạ nguồn để trưởng thành và rồi lớn lên trở ngược lại thượng nguồn để đẻ trứng theo một chu trình thiên nhiên của chúng.
Nông nghiệp
Tổng số gạo sản xuất từ ba nước Việt Nam, Thái Lan và Cam Bốt tương đương với 10% tổng số lượng gạo xuất cảng trên của thế giới. Việt Nam đã xuất cảng 4.6 triệu tấn trong bảy tháng đầu và dự trù xuất cảng đến 6 triệu tấn gạo (2.7 tỉ $USD) trong năm 2009. Số lúa gạo này là nhờ phần lớn vào ĐBSCL, phù sa màu mỡ và nước sông cung cấp cung cấp từ thượng nguồn.
Lợi Ích và Hiểm Họa Thủy Điện Trên Mekong
Phong trào khai thác thủy điện đã bị khựng lại tại các nước văn minh, vì không còn địa điểm tốt, công dân các nước văn minh chống đối mãnh liệt và chịu luật lệ kiềm tỏa; nhưng thủy điện lại đang trổi mạnh tại những nước đang phát triển và càng lan nhanh dưới tay những chính quyền thiếu dân chủ.
Phát triển thủy điện Mekong có nhiều yếu tố tích cực:
- Điện năng của các dự án Lancang sẽ có là 14,800 MWtrên dòng chính và Mekong là 30,000 MW, trong đó 14,800 MW là trên dòng chính. Điện năng sản xuất sẽ nhằm cung cấp cho các thành phố lớn kỹ nghệ như Côn Minh, Thượng Hải, Bangkok chứ không về Cà Mau, Đồng Tháp, Biển Hồ. [3]
- Vốn đầu tư vào khỏang 40-50 tỉ USD và nguồn lợi tức liên tục 50 năm sau có thể trên 170 tỉ USD cho Trung Quốc và 350 tỉ USD cho hạ nguồn.
- Điện khí hóa xã hội đem ánh sáng và tiện nghi văn minh vào đời sống, kỹ nghệ tăng năng suất và phát triển kinh tế. Bớt lệ thuộc vào nhập cảng xăng dầu từ ngoại quốc.
- Tránh ô nhiềm không khí từ việc đốt than đá hay dầu khí từ các nhà máy nhiệt điện.
- Dùng nhân công bản xứ xây đập thay vì phải nhập cảng máy móc nhiệt điện.
- Chi phí vốn xây cất nhà máy thủy điện vào khỏang $1,000 USD/ KW tương đương xây nhà máy gas turbin, trong khi nhà máy đốt dầu và than là $1,500 USD/KW hay hơn nữa.
- Chi phí điều hành chỉ bằng 50% nhiệt điện kèm theo thu họach du lịch của hồ chứa.
- Giảm bớt cường độ lũ hạ nguồn (chưa hẳn, vì những năm mưa kỷ lục cao hồ sẽ không có dung tích to lớn đó). Giảm bớt cường độ khô hạn hạ nguồn (thực tế ở Mekong khi Manwan, Jinghong và Daschaosan bắt đầu giừ nước ở thượng nguồn hạ nguồn Mekong hứng chịu hạn hán nhiều năm liền).
Pham Phan Long