Trong năm sắp đến, sự dị biệt sẽ là một đề tài quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và được đem áp dụng cho các lĩnh vực thuộc về các xu hướng, các chính sách và các thành tưụ. Trong khi năm mới diễn ra, hoà giải các dị biệt này sẽ càng khó hơn, và giới hoạch định chính sách sẽ phải đứng trước một sự lựa chọn: họ phải vượt qua các trở ngại đã làm ngăn trở các biện pháp hữu hiệu hoặc là chấp nhận nguy hiểm tạo cho nền kinh tế của họ sẽ lâm vào cảnh bất ổn.
Nền kinh tế toàn cầu có nhiều tốc độ sẽ bị khống chế bởi bốn nhóm của các quốc gia.
Mỹ lãnh đạo nhóm thứ nhất và sẽ trải nghiệm các cải thiện liên tục trong các thành tựu kinh tế. Các thị trường lao động của Hoa Kỳ sẽ mạnh hơn, tạo ra việc làm khi kết hợp với việc tăng lương. Các lợi lộc của tăng trưởng kinh tế sẽ được phân phối ít bất công hơn so với một vài năm qua, cho dù nó sẽ vẫn còn tích lũy một cách bất cân xứng dành riêng cho những người mà họ vốn dĩ đã là khá giả.
Trung Quốc dẫn đầu nhóm thứ hai và sẽ đem lại bình ổn về tăng trưởng ở mức thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng kỷ lục trước đây, trong khi tiếp tục hoàn thiện về mặt cơ cấu. Trung Quốc sẽ lần lượt chuyển hướng các mô hình tăng trưởng làm sao cho bền vững hơn – một nỗ lực sẽ bị lung lay vì thảng hoặc sẽ có những đợt gây bất ổn trong thị trường tài chính toàn cầu, cho dù không làm đến độ phải suy sụp. Và Trung Quốc tiếp tục hướng sâu hơn về các thị trường nội địa, cải thiện các khung pháp luật, đẩy mạnh khả năng cho khu vực kinh tế tư nhân và mở rộng phạm vi quản lý kinh tế hướng về thị trường.
Châu Âu lãnh đạo nhóm thứ ba và sẽ tranh đấu khi những trì trệ kinh tế còn kéo dài, mà nó châm ngòi cho những bất mãn chính trị và xã hội trong một vài quốc gia và làm trầm trọng hơn về các quyết định thuộc về chính sách điạ phương. Có tăng trưởng mà không có thực lực, có nhiều sức gây giảm phát và tình trạng ngập nợ sẽ ngăn trở đầu tư, tất cả tác động làm cho cán cân quân bình các nguy cơ nghiêng nặng xuống phiá tác hại. Trong những nền kinh tế đang đứng trước những thách thức to lớn thì tình trạng thất nghiệp sẽ còn ở một mức độ báo động cao và kéo dài, đặc biệt nhất là trong giới trẻ.
Nhóm thứ tư gồm có các quốc gia khác còn lại mà tầm vóc và sự nối kết của các quốc gia này có nhiều ảnh hưởng quan trọng cho toàn bộ hệ thống. Thí dụ đáng kể nhất là Nga. Đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế đang lún sâu, tiền tệ đang trên đà suy sụp, vốn tư bản tháo chạy, tình trạng khan hiếm hàng nhập khẩu theo hợp đồng, Tổng thống Vladamir Putin sẽ cần quyết định liệu xem có nên thay đổi sách lược trong vấn đề Ukraine hay không, có nên tái tục kết thân với phương Tây để cho phép giải toả cấm vận và xây dựng một nền kinh tế đa dạng và bền vững hơn hay không.
Một giải pháp tương ứng khác có thể đem ra thử nghiệm để làm giảm bớt sự bất mãn của dân chúng trong nước bằng cách mở rộng sự can thiệp của Nga với Ukraine. Phương sách này có thể sẽ mang đến hậu quả là có một loạt các cấm vận và chống phong toả mới, nó sẽ cảnh báo cho Nga biết là Nga sẽ rơi vào một tình hình suy thoái trầm trọng hơn – và thậm chí có lẽ Nga sẽ rơi vào một hoàn cảnh bất ổn chính trị hay chịu nhiều nguy cơ trong lĩnh vực đối ngoại – trong khi làm trầm trọng hơn các khó khăn kinh tế của châu Âu.
Brazil là một nước đáng kể khác còn lại trong nhóm này. Do bị trừng phạt vì suýt thất cử trong kỳ tranh cử Tổng Thống gần đây, Tổng Thống Dilma Rousseff đã thể bày tỏ ý muốn cải thiện quản lý kinh tế vĩ mô, bao gồm cả sự chống lại việc rơi vào tình trạng ngưng động, những lợi lộc tiềm tàng của qủan lý kinh tế nay trở thành mờ nhạt nếu so với mức thiệt hại phụ thuộc và các hậu quả không thể lường được. Nếu Brazil tham gia cùng với Mexico để đem lại cho châu Mỹ La tinh một tình trạng bình ổn hơn trong năm 2015, Bà sẽ phải giúp cho khu vực này vượt qua những hiệu ứng gây tác hại cho nền kinh tế Venezuela đang bị suy yếu do giá dầu xuống thấp.
Thành tựu kinh tế với nhiều loại tốc độ khác nhau sẽ đóng góp cho ngân hàng trung ương có nhiều phướng hướng khác nhau khi áp lực về các chính sách dị biệt về mặt tiền tệ gia tăng, đặc biệt nhất là tại những nền kinh tế tiên tiến quan trọng trong hệ thống. Ngân hàng Trung ương Hoa kỳ đã ngưng chương trình quy mô để mua lại các trái phiếu dài hạn, dường như đã bắt đầu tăng lãi xuất trong qúy đầu của năm 2015. Ngược lại, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình sơ cứu qua hình thức tăng mức lưu hoạt có định lượng (quantitative easing), đưa ra một loạt các biện pháp mở rộng bảng cân đối quyết toán trong qúy đầu năm. Ngân hàng Nhật bản sẽ duy trì chính sách để gây khích lệ vực dậy nền kinh tế tiền tệ
Dĩ nhiên, không có một giới hạn lý thuyết nào cho sự dị biệt. Vấn đề là hiện nay việc thay đổi tỷ lệ hối xuất biểu hiện là một cơ chế duy nhất cho việc hoà giải, và sự phân chia giữa một vài cách đánh giá về thị trường và các nền tảng của nó, hai việc này đã trở thành lan rộng đến độ giá cả sẽ có khả năng bị tổn thương, hậu qủa này còn tùy thuộc theo các đợt biến động.
Đối với Mỹ, việc kết hợp một chính sách kinh tế mạnh hơn với một chính sách tiền tệ ít thích nghi hơn sẽ tạo thêm áp lực làm nâng cao tỷ giá hối xuất cuả đồng Đô la, mà trước đây vốn dĩ đã làm phá giá đáng kể – chống lại cả đồng Euro lẫn đồng Yen. Khi có ít các nước khác thoả thuận tăng cường tiền tệ, khuynh hướng tăng giá đồng Đô la vẫn còn mạnh và có hậu thuẫn rộng rãi, có tiềm tàng thành những phong trào chống đối trong nước.
Hơn thế, khi ngày càng trở nên khó khăn hơn đ ể cho thị trường tiền tệ thực hiện vai trò của một nhà hoà giải đúng mức, sự bất đồng giữa các nuớc có thể xãy ra. Việc này sẽ gây bất ổn cho tình trạng bình an bất thường, mà gần đây nó có tác động trên thị trường cổ phiếu.
Điều may mắn là có những phương cách đảm bảo là những dị biệt trong năm 2015 này không đưa tới những tình trạng phá vỡ kinh tế và tài chính. Thực ra, hầu hết các chính phủ – đặc biệt là tại châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, đã có những công cụ mà họ cần làm để giảm bớt căng thẳng đang lên cao và trong tiến trình này, họ giải toả được các tiềm năng sản xuất cho nền kinh tế c ủa họ.
Tránh tiềm năng tác hại của tình trạng dị biệt không phải là vấn đề phác thảo chính sách, giữa các nhà kinh tế đã có một sự đồng thuận rộng lớn, nếu không nói là phổ quát, về các biện pháp cần thiết trong mức độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Nói cho đúng hơn, đó là một vấn đề áp dụng – nhận ra các đòi hỏi đúng đắn về ý muốn kiên trì và quan trọng về mặt chính trị. Gây sức ép đối với chính giới để họ đáp ứng đựợc các nguy cơ của tình trạng dị biệt này sẽ gia tăng trong năm tới. Nếu họ bất động thì các hậu quả của vấn đề sẽ kéo dài vượt qua khỏi năm 2015.
Mohamed A. El-Erian
dịch thuật: Đỗ Kim Thêm, LLM, MA
Mohamed A. El-Erian, Cố vấn trưởng về Kinh tế cho Tập đoàn Allianz, thành viên trong Ủy ban Lãnh đạo Quốc tế của Tập đoàn này. Ông là Chủ tịch Hội đồng Phát triển Toàn cầu của Tổng thống Barack Obama. Trước đây ông là thành viên lãnh đạo phụ trách đầu tư của công ty PIMCO. Tạp chí Foreign Policy đã vinh danh ông là một trong số 100 nhà tư tưởng toàn cầu vào những năm 2009, 2010, 2011 và 2012. Tác phẩm When Markets Collide của ông được tạp chí The Economist, Nhật báo Financial Times và Tập đoàn Goldman Sachs bình chọn là sách hay nhất trong năm 2008.
Nguyên tác: A Year of Divergence
Tựa đề bản dịch là của người dịch