Giáo phái « Thượng đế toàn năng » muốn tiêu diệt đảng Cộng sản Trung Quốc mà họ gọi là con « rồng đỏ ». Ảnh Đại biểu dự Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18. REUTERS
Theo bản tin hôm nay 14/12/2012 của hãng Reuters, từ nhiều tuần qua, hàng trăm tín đồ của giáo phái «Thượng đế toàn năng» liên tục xung đột với công an, cảnh sát tại ba tỉnh từ Hà Nam ở miền trung lên Thiểm Tây ở miền bắc và kéo dài sang Cam Túc ở tây bắc.
Hình ảnh các cuộc xung đột này được loan truyền trên các tiểu blog tại Hoa lục.
Theo nhật báo Thiểm Tây , nhóm tôn giáo này «kích động tín đồ đánh trận quyết định» chống «đại xích long», tức đảng Cộng sản Trung Quốc, làm sụp đổ chế độ với mục tiêu «thiết lập vương quốc Thượng đế toàn năng».
Tờ báo địa phương cho biết là «Ban Tôn giáo Nhà nước đã điều tra giáo phái này, đã ngăn cấm và đang trấn áp nghiêm khắc».
Trong hai thập niên qua, phong trào khí công và giáo phái đã nở rộ tại Trung Quốc và đã bị đàn áp thẳng tay. Trường hợp điển hình là Pháp Luân Công, với hàng triệu môn đồ, trong đó không ít là đảng viên đảng Cộng sản đã bị Giang Trạch Dân trấn áp trong một chiến dịch phát khởi từ năm 1999.
Cũng trong lãnh vực xã hội, một người đàn ông 36 tuổi đã dùng dao đâm chém gây thương tích cho 22 học sinh và một người lớn. Vụ việc xảy ra trước cổng một ngôi trường tiểu học ở tỉnh Hà Nam. Tân Hoa Xã chỉ đưa tin vắn tắt, không cho biết tình trạng thương tích của các nạn nhân ra sao. Nhiều vụ tương tự đã xảy ra tại Trung Quốc trong những năm gần đây.
Tú Anh
Tại sao đàn áp Pháp Luân Công?
Tiến Sĩ Shiyu Zhou
Ngày 25 tháng tư, 1999, hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công đã tập hợp trong trật tự ôn hoà trên đại lộ Fuyou ở Bắc Kinh để kháng cáo lên Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương Trung Quốc, yêu cầu trả tự do cho 45 học viên Pháp Luân Công đã bị Cảnh sát bắt một cách độc đoán trong biến cố Tianjin (Thiên Tân) xảy ra hai ngày trước đó.
Biến cố này lại một lần nữa đã làm cho thế giới chú ý, vì con đường Fuyou nằm ngay cạnh Trung Nam Hải, thủ phủ của ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản [Trung Quốc] và biến cố cũng được mọi người mô tả là cuộc “bao vây” tổng hành dinh của Cấp Lảnh Đạo Trung Quốc. Về sau, biến cố này đã được chính quyền Trung Quốc sử dụng như sự buộc tội chính để biện minh cho việc họ đàn áp học viên Pháp Luân Công, và biến cố cũng đã bị nhiều người hiểu lầm là nguyên do trực tiếp của sự đàn áp Pháp Luân Công.
Tại sao có biến cố 25 tháng Tư? Và tại sao có cuộc đàn áp? Bài này cố gắng tìm ra một số câu trả lời khả dĩ giãi đáp những câu hỏi quan trọng này. Nó cũng dẫn chứng các lời bình luận quan trọng của Chủ Tịch Giang Trạch Dân qua hai tài liệu được xếp loại mật (căn cứ trên các dữ kiện được tiết lộ bởi các giới chức cao cấp trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc) mà Ông Giang đã công bố khi ông quyết định đàn áp Pháp Luân Công. Đồng thời nó cũng được sử dụng để làm tài liệu tham chiếu cho những ai muốn thấu hiểu tường tận câu hỏi thường được đưa ra nhiều nhất về Pháp Luân Công: “Tại sao Chính Phủ Trung quốc làm như vậy?”
Những quan niệm sai lầm về biến cố 25 tháng Tư
Biến cố Pháp Luân Công ngày 25 tháng tư, 1999 không phải là một việc tình cờ xảy ra đột ngột làm cho chính quyền Trung Quốc phải ngạc nhiên như người ta thường tin tưởng. Nó cũng không phải là cuộc biểu tình chính trị liên quan đến việc bao vây thủ phủ ban lãnh đạo của Trung Quốc, như là chính quyền Trung Quốc đã xác nhận. Từ việc đã kích bút mực khởi đầu với biến cố Quang Minh Nhật Báo vào tháng Tư, 1996, tới việc việc động viên cảnh sát và sử dụng vũ lực tại Tianjin 25 tháng tư 1999, sự phát triển và leo thang của cuộc đàn áp Pháp Luân Công thật sự đã diễn ra trong một giai đoạn ba hoặc bốn năm.
Giới thiệu Pháp Luân Công cho đại chúng
Pháp Luân Công là một hệ thống tu luyện cổ truyền của Trung Quốc. Nó được Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập, truyền dạy cho công chúng lần đầu tiên vào ngày13 tháng Năm, 1992. Trong vòng bốn năm đầu, chính quyền Trung quốc đã sốt sắng ủng hộ môn Pháp này nhờ nó mang lại cho học viên nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, do đó mà nó đã làm giảm bớt gánh nặng y tế đã gây nhiều khó khăn cho chính phủ. Rất nhiều tổ chức chính phủ, kể cả Hiệp Hội Ngiên Cứu Khoa Học Khí Công của Trung Quốc và Bộ Công An đã cấp cho Pháp Luân Công và Ông Lý nhiều bằng khen và giấy chứng nhận.
Mặc dù Pháp Luân Công không có tổ chức chính thức, chỉ qua lời truyền miệng con số những người tập luyện đã lên tới hàng triệu trong thời gian ngắn vài năm. Khoảng đầu năm 1999, căn cứ vào tài liệu khảo sát của chính phủ Trung Quốc, ít nhất đã có tới 70 triệu người thuộc đủ tầng lớp trong khắp Trung Quốc tập luyện Pháp Luân Công. Pháp môn này đã trở thành “một tổ chức thiện nguyện lớn nhất tại Trung Quốc, lớn hơn cả Đảng Cộng Sản”, dựa theo báo Tin Tức Hoa Kỳ (U.S News) and Tạp Chí Thế Giới (World Report), số xuất bản tháng Hai 1999.
Leo thang đàn áp Pháp Luân Công
Kể từ khi “Đại Cách Mạng Văn Hóa” kết thúc vào cuối thập niên 1970, trọng tâm điểm của Trung Quốc đã chuyển từ chiến dịch vận động chính trị đến phát triển kinh tế và kỷ thuật. Sự chuyển hướng bối cảnh chính trị này đã làm giảm mất nhiều cơ hội thăng tiến chính trị đối với giới chính trị chuyên nghiệp về lĩnh vực tuyên truyền và đấu tranh ý thức hệ. Để duy trì các bộ phận cấu trúc nòng cốt của chính phủ, các giới này đã đặc biệt lợi dụng sự bất ổn chính trị để tạo “lý do” nắm giữ quyền lực chính trị. Việc phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công đã được một số tổng bộ trung ương trong chính phủ lưu ý. Họ quyết định rằng Pháp Luân Công đích thực là điều họ cần.
Những phần tử này khởi xướng việc truyền bá tin tức một cách tiêu cực, qua cơ quan thông tin do chính phủ kiểm soát, nhằm phỉ báng Pháp Luân Công và người sáng lập kể từ tháng Sáu, 1996. Ngày 24 tháng Bảy 1996, Văn Phòng Xuất Bản Báo Chí Trung Quốc ra thông tư khắp toàn quốc cấm phổ biến mọi tài liệu xuất bản của Pháp Luân Công. Khoảng đầu năm 1997 Bộ Công An Trung Quốc bắt đầu mở cuộc điều tra sâu rộng nhằm thu thập bằng chứng với hy vọng rao truyền Pháp Luân Công là một “tà giáo”. Những cuộc điều tra kết thúc nhanh chóng vì “không tìm thấy bằng chứng”. Tháng bảy 1998, một cuộc điều tra khác do Bộ Công An ra lệnh, đã đưa tới việc Phòng An Ninh Công Cộng địa phương tấn công áp đảo Pháp Luân Công một cách bất hợp pháp ở nhiều nơi trong nước. Ngày 23 tháng Tư, 1999, cảnh sát được lênh đánh đập và bắt giữ những người quan tâm đến việc một tạp chí ở Tianjin đăng tải một bài báo phỉ báng Pháp Luân Công.
Ngày 24 tháng Tư,1999 khi học viên Pháp Luân Công ở Tianjian đòi hỏi chính quyền trả tự do cho những học viên bị bắt giữ một cách độc đoán ở Tianjin, họ được các viên chức chính quyền Tianjin cho biết bởi vì sự việc có can hệ đến Bộ Công An, cho nên không thể thả các học viên này đuợc nếu không có lệnh của Bắc Kinh. Nói cách khác, Pháp Luân Công được yêu cầu phải kháng cáo lên Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương ở Bắc kinh.
Việc này gây ra biến cố 25 tháng Tư theo đó học viên Pháp Luân Công kháng cáo với Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương Trung Quốc xin trả tự do cho những học viên bị bắt ở Tianjin. Sau khi Thủ Tướng Chu Dung Cơ, Chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước,và là nhân vật số hai trong hàng ngũ lãnh đạo quốc gia sau Chủ Tịch Giang Trạch Dân, đích thân tiếp chuyện với học viên Pháp Luân Công, sự việc được thu xếp một cách thân thiện và đã đạt được một giải pháp mà đôi bên (chính phủ và học viên Pháp Luân Công) đều chấp nhận. Tất cả biến cố hoàn toàn ôn hòa và có trật tự. Và tất cả học viên tụ tập ở ngoài Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương rất hài lòng với cách giải quyết vấn đề của Thủ Tướng Chu Dung Cơ đều đã yên lặng giải tán.
Vậy thì tại sao có việc đàn áp?
Tuy nhiên, ngay trong đêm 25 tháng Tư, 1999 Chủ tịch Giang Trạch Dân đã có một lập trường hoàn toàn khác hẳn với Thủ Tướng Chu Dung Cơ là người đã được hàng ngàn học viên Pháp Luân Công mà ông gặp vào sáng sớm nhiệt liệt hoan nghênh. Trong bức thư viết vào buổi tối 25 tháng Tư, 1999 đề tựa “Đồng Chí Giang Trạch Dân gởi ủy Ban Thường Trực Bộ Chính Trị Trung Ương và các Đồng Chí Lãnh Đạo quan tâm [đến sự việc]” Ông Giang tố giác Pháp Luân Công (coi như được chính thức xác nhận) là ‘một thứ tà giáo’. Ông hỏi: “Có ai thủ vai ‘đạo diễn’ [ở bên trong Đảng], âm mưu chủ đạo đằng sau?” Do đấy mà Chủ Tịch Giang nói rõ điều ông nghi ngờ là biến cố cho thấy rằng có kẻ thù toan rập để chống lại ông. Rõ ràng là Ông Giang Trạch Dân không thể tha thứ “một nhóm Pháp Luân Công đông đảo như thế, gồm có số lớn Đảng viên, cán bộ, các giới trí thức cùng quân nhân thợ thuyền lao động và nông dân”, tất cả không thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của Đảng như ông đã nêu dẫn trong thư ngày 25 tháng Tư của ông. Đặc biệt ông cảm thấy như bị đe dọa bởi cái viển tượng rất lớn của một khối đông như thế mà có thể bị điều khiển bởi một “kẻ đạo diễn” thuộc phe thù nghịch chính trị với ông ở bên trong Đảng.
Tiếp theo, Ông để lộ sự cảm nhận của ông về Pháp Luân Công trong bức thư ngày 7 tháng Sáu đề tựa “Diễn văn của Đồng Chí Giang Trạch Dân tại buổi họp ủy Ban Trung Ương Bộ Chính Trị về việc Giải Quyết vấn đề Pháp Luân Công không được chậm trễ”, trong đó ông vạch rõ chính sách đàn áp Pháp Luân Công.
Ông viết trong bức thư nói trên: “Hiển nhiên một cá nhân như Lý Hông Chí làm gì có được quyền lực mạnh như thế. Vấn đề Pháp Luân Công có ảnh hưởng chính trị rất sâu rộng”. Rồi Ông kết luận rằng “biến cố 25 tháng Tư là biến cố nghiêm trong nhất kể từ chính biến 1989” và “các biện pháp đối phó” phải được thực thi.
Việc gì đã xảy ra trong “cuộc chính biến 1989?” Như mọi người còn nhớ lại, nguyên chủ tịch Đảng Cộng Sản Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương) đã bị thay thế bởi Giang Trạch Dân ngay sau khi ông tiếp xúc với sinh viên tuyệt thực ở Thiên An Môn. Cũng bởi áp lực tương tự của Chủ tịch Giang, Thủ Tướng Chu Dung Cơ đã phải làm việc tự kiểm điểm trước các đảng viên Bộ Chính Trị sau khi ông gặp các học viên Pháp Luân Công ở ngoài Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương.
Bức thư của Chủ tich Giang chứng minh rõ ràng chủ trương của ông cho rằng Pháp Luân Công là công cụ được sử dụng bởi các phần tử đối nghịch trong Đảng, đồng thời cho thấy ông đã quyết định sai lầm như thế nào trong việc dàn áp Pháp Luân Công mà hoàn toàn chỉ dựa trên chủ trương của ông trong hoàn cảnh nói trên, không có bằng chứng cụ thể nào cả.
Như Willy Lam đã nói trong bài báo cáo CNN: “Chẳng có gì bí mật trong việc một vài đảng viên trong Bộ Chính Trị nghĩ rằng họ Giang đã áp dụng những chiến thuật sai lầm” — “Qua việc đưa ra một chiến dịch theo kiểu của Mao (Trạch Đông) [chống Pháp Luân Công], họ Giang đã ép các cán bộ cao cấp cam kết trung thành theo đường của ông ta,” theo lời cuả một cựu đảng viên được trích dẫn trong phóng sự của Lam. “Điều này sẽ đẩy mạnh quyền hành của họ Giang-và có thể cho ông ta đủ thế mạnh để bức chế các sự kiện tại Đại Hội Đảng Cộng Sản (Trung Quốc) lần thứ 16 năm tới.”
Kể từ khi Giang Trạch Dân khởi xướng việc đàn áp vào tháng bảy1999, hàng chục nghìn công dân Trung Quốc vô tội đã bị bắt vì tập luyện Pháp Luân Công. Hàng ngìn bị tra tấn, bị đày đi trại ‘cải tạo’ mà không được tòa án xét xử, bị giam giữ một cách bất hợp pháp tại các bệnh viện tâm thần, và hàng triệu phải sống cảnh vô gia cư, vô nghề nghiệp hoặc phải bị trục xuất khỏi trường học. Nói tóm lại, việc đàn áp của họ Giang đã làm tiêu tán cả một bộ phận lớn xã hội Trung Quốc, gồm có nông dân, giới trí thức giáo dục, kinh doah, chính quyền, quân đội v.v… Thảm trạng thật sư của việc đàn áp, tuy nhiên, không những chỉ thể hiện qua ảnh hưởng đối với dân chúng Trung Quốc, mà nó còn phản ảnh qua sư kiện đàn áp Pháp Luân Công thực sự có rất ít liên can tới nội dung môn Pháp này, cũng như tư cách của những người tu tập. Pháp Luân Công đơn giản chỉ là con cờ thí nằm trong tay những kẻ tìm cách củng cố quyền lực. Đứng trên quan điểm này, Pháp Luân Công là nạn nhân của thời cuộc gây ra do bối cảnh phức tạp của chính trường Trung Quốc.
Dịch từ trang tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/why/why_persecute.asp.
Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác