Gặp John Kelly ở quán cơm từ thiện 2.000 đồng trên đường Hồ Xuân Hương (quận 3, TP HCM), người đàn ông ngoại quốc có vẻ thẹn thùng khi được đềnghị trả lời phỏng vấn và tỏ ra là một người hiền lành trong từng suy nghĩ của mình.
Để trò chuyện với John không phải là dễ vì hầu như anh không có thời gian rảnh cho các việc khác ngoài công việc chính là phụ giúp phục vụtrong quán cơm từ thiện 2.000 đồng này. Có thể thấy, John được khá nhiều người ở đây yêu quý. Các bạn sinh viên trẻ thường không bỏ lỡ cơ hội để trau dồi tiếng Anh với John, các “thượng đế” đến quán cũng thích thú khi được một ông Tây tận tình phục vụ – thăm hỏi từng người. Dù chỉ biết bập bẹ vài từ tiếng Việt nhưng John cũng đã truyền tải được sự chu đáo, nhiệt tình của mình đến từng người khách.
Quán cơm 2.000 đồng – nơi có một ông Tây cực đáng yêu làm bồi bàn.
Mỗi ngày có khoảng 300 – 400 khách đến đây để chờ John và các tình nguyện viên phục vụ.
John bên một tình nguyện viên lâu năm của quán.Chào John, ông có thể giới thiệu một chút về bản thân mình không?Chào mọi người, tôi tên là John Kelly, quốc tịch Mỹ. Tôi hiện đang sống ở California và đã là một người lớn tuổi, vừa nghỉ hưu. Đây là lần thứ hai tôi trở lại Việt Nam để làm việc từ thiện. Cũng như lần trước, tôi rất hào hứng với mọi thứ ở đây. Cảm giác đem niềm vui đến cho tất cả mọi người là một cảm giác rất tuyệt vời.
Chẳng những tốt bụng, John còn là một người biết cố gắng học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bệnh nhân ở bệnh viện cạnh quán cơm và người khuyết tật luôn được phục vụ trước.
Sau đó là người già và trẻ em.Những ngày làm việc vừa qua tại quán cơm từ thiện này đã giúp ông quen với công việc mới này chưa?Bây giờ thì tôi quen rồi, hết sợ rồi và cũng tự tin hơn so với những ngày đầu đến tham gia tình nguyện ở đây. Công việc ở đây hơi khác với công việc lần trước tôi tham gia thiện nguyện (tổ chức Helping Hand Saigon: quyên góp sách, dạy giáo dục trẻ em, dạy âm nhạc…).Sợ ư? Có vẻ thời gian đầu của ông không được “thoải mái” lắm?À vâng, nó hơi khó khăn vì tôi không thể nói được tiếng Việt như mọi người, mọi trao đổi đều là vấn đề khó khăn đối với tôi. Rồi ngày đầu tiên của tôi nữa, tôi đã làm rơi thức ăn trước mặt mọi người, sự thiếu sót kinh nghiệm của tôi khiến cho nhiều người đến ăn phải chờ đợi và một vài người cảm thấy khó chịu, họ có vẻ không thích tôi. Tôi đã rất lo lắng, thậm chí là sợ nữa.Ông đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào, John?Cũng dễ thôi (cười). Trước hết là tôi nhìn mọi người làm và học hỏi theo. Để giảm thiểu rào cản ngôn ngữ, tôi trao đổi qua giấy (nhờ một người bạn viết giúp), mỗi khi muốn hỏi khách có cần thêm cơm, thêm rau hay tráng miệng không thì tôi chìa tờ giấy đó ra cho họ xem. Chờ họ lắc đầu hay gật đầu thì tôi làm theo. Vậy đó, dễ ẹc thôi mà phải không?
Nụ cười hiền hậu của ông Tây John Kelly.
Không thể để hàng trăm người chờ đợi mình, John luôn tấp bật cho công việc.Duyên cớ nào đã khiến ông đến với Việt Nam?Tôi thích làm từ thiện. Ở tuổi tôi thì không còn sức cống hiến cho đất nước, cho xã hội như đi lao động hay có thể tạo ra những thành quả to lớn nào nữa. Vì thế sau khi về hưu, tôi muốn đi sang đây để giúp các bạn – những con người dễ thương, hay cười của một đất nước hiền hòa.Tôi về Việt Nam một lần rồi, cách đây hai năm. Cảm thấy sống ở đây rất thoải mái, mọi người rất đáng yêu nên tôi quyết định quay lại để làm việc thiện nguyện một lần nữa.
Chen chúc vào dòng người để được phục vụ tận tình đến từng khách hàng.
Phải thấy tận mắt cách John chu đáo chăm chút cơm cho từng người, mới có thể hiểu được hết tấm lòng John dành cho những khách hàng của quán cơm từ thiện.Và đây chắc không phải là lần cuối, phải không John?(Cười). Tất nhiên rồi. Tôi sẽ quay lại nữa chứ. Ngày 27/7 này tôi phải trở về Cali sau chuyến đi Việt Nam 3 tháng, thời gian qua nhanh thật. Nhưng tôi sẽ quay lại vào một ngày rất gần. Còn bây giờ thì tôi phải về thăm mọi người trong gia đình trước đã. Tôi đang rất hồi hộp muốn kểcho họ nghe những câu chuyện thú vị mà tôi đã được trải nghiệm trong 3 tháng sống ở đây.
Luôn cần cù, chăm chỉ và vui vẻ.Hiện giờ ông đang cảm thấy như thế nào?
Như đã nói, tôi đã quen với công việc và cảm thấy rất vui, hạnh phúc. Tôi nhận được nhiều lời cám ơn cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, nhận được nhiều nụ cười thân thiện hơn (thay cho ánh mắt lạ lẫm, tò mò mà ngày xưa mọi người hay dành cho tôi trong trang phục phục vụ này). Tôi thích sự tất bật của mình khi nó có thể đem niềm vui đến cho mọi người nơi đây. Rất cám ơn quán cơm và tất cả những người khách thường xuyênđến đây với chúng tôi. Nhờ các bạn, tôi thấy cuộc sống mình có ích hơn, đáng sống hơn.Cám ơn John. Và mong rằng với những trải nghiệm thú vị vừa qua, ông sẽ thấy yêu Việt Nam để quay lại với chúng tôi sớm hơn.