Thọ 102 tuổi, Giải Nobel về Kinh tế năm 1981, Ronald Coase vừa mới mất hồi tháng 9 năm nay (ngày 2 tháng 9 2013). Cha đẻ của ngành «Phân tích Kinh tế cho Luật học-economic analysis of law».
Ronald Coase
Ronald Coase được nổi danh bởi định lý-théorème được mang tên ông. Tên ông càng được thiên hạ nhắc nhở hơn khi ông phản biện chối bỏ lý thuyết của Arthur Cecil Pigou.
Arthur Cecil Pigou (18 /11/1877 – 7 /3/1959)
A.C. Pigou quan niệm rằng thị trường tự do không thể tự điều hòa được, và như vậy vai trò điều hòa quản trị thị trường phải được giao rộng rãi cho Nhà Nước.
Đây là một cuộc tranh luận rất thời sự, trên toàn thế giới và đặc biệt ở vài quốc gia chậm tiến trong đó có quê hương của chúng ta, đứng đầu mối quan tâm của chúng ta, người Việt Nam Hải ngoại, là tình hình và chế độ quản trị nền kinh tế Việt Nam. Cuộc Bạo loạn xuống đường dân thất nghiệp Vùng Bretagne, phía Tây đất Pháp, đem tranh luận giữa chế độ kinh tế thi trường và chế độ kinh tế chỉ đạo biến thành thời sự.
Ông Ronald Coase gốc người Anh, nhưng nghiệp vụ giảng dạy ở Đại học Chicago, Huê Kỳ. Ông rất mê đất Pháp. Giáo sư Kinh tế Jacques Garello, một bạn Lions với chúng tôi, thuộc Đại học Aix-en-Provence đã hai lần mời ông đến thuyết giảng. Chúng tôi, người viết đã không ngại lái xe đi về hơn ngàn cây số chỉ để đến tham dự một buổi thuyết giảng của Giải Nobel Kinh tế 1981. Cả phòng giảng say mê ngưởng mộ kiến thức bao la của diễn giả sự cùng sự trình bày uyên bác nhưng rất dản dị, và con người rất khiêm nhượng của Giáo sư Ronald Coase. Lions Jacques, Giáo sư Garello, trong một bài viết về Giáo sư Ronald Coase, kể rằng Giáo sư Ronald Coase thường tự ví ông như là một viên đá cuội trên một bãi biển. Người ta không biết từ đâu viên đá tới. Có thể viên đá lăn từ triền núi, ra đến biển cả, trôi theo các giòng suối, giòng sông, trong mưa, trong gió, trong những cuộc núi sập, núi lỡ ! Và một nhà kinh tế nổi tiếng cũng thế thôi, ông cũng như một viên đá cuội bị đưa đẩy mài dủa bởi nghìn năm hiểu biết của loài người, bởi bao thế kỷ văn hóa, giáo dục, tập tục tri thức. Cá nhơn Giáo sư Ronald Coase tự ví mình là hậu duệ của các tiền nhơn bác học Adam Smith và Trường Phái Áo quốc. Khi còn sanh viên ở London School of Economics, trong những năm 1930, ông được huấn luyện bởi Friedrich Hayek (1899 – 1992) và Arnold Plant (1898 -1978) hai bác học của ngành kinh tế.
Định lý Kinh tế Coase (1966)
Người phát biểu thành một định lý kinh tế là Giáo sư kinh tế George Stigler (1911-1991) -Giải Nobel Kinh tế 1982 – vào năm 1966,.phỏng theo lý thuyết của Giáo sư Ronald Coase diễn tả trong một bài viết “ The Problem of Social Cost- Bài toán của Giá xã hội” (viết năm 1960). Thoạt đầu Giáo sư Coase từ chối nhưng cuối cùng chấp nhận mình là cha đẻ của định lý ấy. Đại ý của định lý là “nếu giá của những trao đổi (thương mải) hoàn toàn xoá bỏ, và nếu các chủ quyền các tư hữu được định nghĩa rõ ràng, sẽ có một sự hổ trợ xứng đáng- si les coûts de transaction sont nuls et si les droits de propriété sont bien définis, il résultera une allocation efficace”.
Định lý đọc như vậy hoàn toàn tối nghĩa. Nhưng nếu chúng ta đi trở vế lịch sử của cuộc cách mạng kỹ nghệ, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn. Ngay từ năm 1937, Giáo sư Coase với cuốn sách “ The Nature of the Firm-Théorie de la Firme-Định nghĩa của Hảng buôn” đã sáng tạo quan niệm “giá của những chuyển nhượng-transaction costs- les coûts de transaction”. Với quan niệm mới mẽ nầy Giáo sư Coase đã viết lại lịch sử của nền kỷ nghệ tân thời, vào thế kỷ thứ 17 tại Anh quốc. Thời bấy giờ, các nhà buôn Anh đang bị thiếu mặt hàng xuất cảng để bán trao đổi bù vào những hàng hóa quý báu phải nhập từ Phương Đông và từ Mỹ châu. Khan hiếm hàng xuất tạo quý giá cho bên hàng nhập, đó là “giá của chuyển nhượng”, nghĩa là tất cả những phí tổn tốn kém để thương thuyết với tất cả những người giao hàng, bán hàng, nghệ nhơn, hay người nông dân bị thất nghiệp khi ngoài mùa hay thất mùa, đều phải tính nhập vào. Quản trị tính toán các chi phí những khâu chuyển nhượng ấy là cả một vấn đề rất khó khăn, nào giao hàng không đều hòa, nào sai biệt hàng hóa nhận gởi, nào những chi phí giao tế không cần thiết, nào nhưng bắt buộc khi bị những trục trặc kỹ thuật…Và như vậy, phải bắt buộc phải tổ chức những hiệu buôn-la firme để hiệu quả hóa sản xuất. Các công nhơn cùng nghề họp thành những tổ, họp thành những khâu sản xuất hiệu quả, chuyên nghiệp, năng lực cao…Gom tóm lại và chia phần hành, làm việc giây chuyền là những suy nghĩ, những bước đầu cho tổ chức sản xuất công nghiệp của ngày nay.
Quan niệm giá chuyển nhượng chiếm một chổ đứng quan trọng trong ngành khoa học kinh tế áp dụng vào quản trị xí nghiệp của ngày nay ( Lý thuyết Giá thương lượng). Định lý Coase bắt đầu được sử dụng nhiều vào những năm 1970 cho ngành Kinh tế quản trị các Công sở.. Từ đấy, định lý Coase được xem như ngành quản trị để giải quyết những khúc mắc trong giây chuyền quyết định hành chánh. Nói chuyện đến công nợ, đặt vấn đề giảm công nợ là phải đặt vấn đề giảm thiểu chi phí hành chánh, so sánh, gọt dủa, nhận rõ giữa những chí phí cần thiết và những chi phí trung gian phung phí., kể cả những chi phí giao tế, thương thuyết khi ký tên những hợp đồng, thường được gọi là những chi phí ngoại vụ-les externalités. Một thí du của chi phí ngoại vụ, đi chợ một thương xá xa nhà, giá rẻ. Đi chợ xong so sánh hóa đơn với hóa đơn mua cùng một loại mặt hàng: Chi phí ngoại vụ cần phải tính vào là chi phí chuyên chở: xăng dầu, thuế đường nếu có, tiền hao mòn xe, thời gian để đi chợ, sai biệt thời gian giữa đị chợ gần nhà, và xa nhà, đo bằng thời mất để lái xe di chuyển đi về cho 1 hay 2 người. Nhiều khi đi chợ siêu thị xa giá rẻ lại có giá thành hàng hóa chợ búa cao hoơ đi chợ cạnh nhà. Ấy là chưa kề quan niệm mới của ngày nay là chi phí ô nhiểm, tính hao xài CO2, hiện tượng nhà kiến, thuế môi trường-écotaxe vân vân…
Khi nghiên cứu kinh tế và nghiên cứu lịch sử nền kỹ nghệ hiện đại, Giáo sư Coase rút ra hai kết luận: kết luận thứ nhứt là với thời gian, dần dần hướng tiến triển của giá cả đi ngược lại. Ngày nay, giá cả càng ngày hạ, rẻ càng với phát triển của ngành thông tin, trong khi ấy giá của hệ thống cầm quyền và quyết định càng ngày càng tăng mắc (khâu kiểm soát và khâu tiếp thị) tăng mắc vì phải huấn luyện tay nghề, nâng cao trình độ các cấp cán bộ quyết định. Các đơn vị sản xuất to, kể cả các nhóm kỹ nghệ, nay cũng phải chia cắt ra thành những tiểu đơn vị lao động sản xuất hay tiểu đơn vị quản trị hành chánh. Kết luận thứ hai là vai trò quan trọng của các cơ thế, của các luật lệ trong sanh hoạt của một hảng, xưởng và nay cả một xã hôi. Vì những lẽ ấy Giáo sư Coase, là một luật sư bào chửa cho một ngành khoa học kinh tế với những cơ chế, với những lệ luật để bảo vệ con người, với những giấc mơ của con người, thực tiển, không máy móc. (và Giáo sư đả phá ngành kinh tế vĩ mô toán học-la macro économie mathématique)
Vs Trường phái Arthur Pigou và những chi phí ngoại vụ
Trong không khí tranh nhau về vai trò của Nhà nước hay Tư hữu giữa Giáo sư Coase và Giáo sư Picou,
Giáo sư Arthur Cecil Pigou, Giáo sư kinh tế người Anh, vào những năm 1930, ra lý thuyết chống kinh tế thị trường tự do, với món vũ khí đại bác, cả vú lấp miệng em: các chi phí ngoại vụ-les externalités. Khi một thỏa thuận thương mại được ký kết giữa hai người, những thương thuyết không chú trọng đến những diễn viên ngoại cuộc, “ngoài” khế ước. Những kết quả tai hại: như ô nhiểm môi trường do khói đen của ống khói nhà máy sản xuất hảng hóa. Đây là một ngoại vụ tai hại. Nhưng cũng có thể có những ngoại vụ tốt, hữu ích : nhờ có nhà máy có chương trình đặt hàng hoạt động, Nhà máy phải xây cất môt con đường để di chuyển, trình trạng tốt của con đường nầy đóng góp vào hệ thống giao thông công cộng của cả vùng, có lợi cho lưu thông hàng hóa và cả có lợi cho lưu thông dân cư trong vùng. Hai cái loại ngoại vu có hại và có lợi đều phải được tính vào giá cả chi phí kết toán của hợp đồng, để có một giá thành gồm có giá Xã hội nầy. Và Giáo sư Pigou kết luận:
Chỉ có Nhà Nước mới có thể làm nhiệm vụ quản trị chi phí ngoại vụ
Muốn quản trị chi phí ngoại vụ, phải đem về làm chi phí nôi vụ-internalisation. Biến những chi phí ngoại thành những chi phí bình thường của khế ước, của món hàng, của sản xuất món hàng. Và Giáo sư Pigou đưa tất cả quản trị về Nhà Nhước với hai chìa khóa lớn là Thuế vụ và Luật lệ. Luật lệ: thí dụ cai quản bằng quota-tỷ lệ, đóng thuế một phần ô nhiểm, và như vậy, kẻ (sản xuất) làm ô nhiểm môi sanh phải là kẻ phải trả tiền bồi thường ô nhiểm môi sanh. Hệ thống giao thông đường xá, có thể buộc tất cả mọi người sử dụng đóng thuế, không hà cứ gì chỉ có hảng xưởng.
Giáo sư Coase phản biện lại trong bài viết năm 1960, chỉ rõ cái vô lý và cái thiếu công bằng của system quota-tỷ lệ. Nhơn danh ai ? các anh Nhà Nước đặt tỷ lệ quota, ăn chia thế nào ? Rất khó, ngày nay vẫn chưa ai trả lời rõ ràng cả. Khi tạo một khu vực sản xuất, chưa ai có thề đánh giá rõ ràng những externalités cả. Những kết quả, những ‘giá xã hội’, được hưởng hay phải trả chưa đo lường được.
Những bạo động vừa qua ở Vùng Bretagne là những trả lời cho những câu hỏi về những ‘giá Xã hội’. Cách đây 20/30 năm khi tất cả vùng Bretagne ùn ùn nhào vào làm kỹ nghệ nông nghiệp nuôi heo, và nuôi gà. Khi Nhà Nước nhơn danh Bretagne ở xa trung tâm Liên Âu, đã quyết địng không đánh thuế các xa lộ vùng Bretagne. Kết quả Bretagne ngày nay xuống đường chống đóng thuế ô nhiểm écotaxes mà Bretagne sẽ là vùng sẽ hưởng nhiều nhứt.Kết quả thứ hai, là ngày nay cả vùng Bretagne ô nhiểm , nước không uống được bị ô nhiểm do chất thải heo, gà. Ngày nay chỉ vì kỹ nghệ sản xuất thịt heo gà bị cạnh tranh, do nơi khác cũng sản xuất heo gà kỹ nghệ, nên giá cả xuống giá, các hảng xưởng phải đóng cửa, vùng Bretagne sập tiệm. Đất Pháp hỗn loạn. Nhà Nước Tổng thống F. Hollande gặp khó khăn.
Như vậy, giao cho Nhà nước quản trị ? Nhà Nước có nắm rõ thị trường không ? Nhà Nước với những công chức, có sống với thị trường không để quản trị thị trường.
Chỉ có Tư Hữu mới thấy rõ kết quả của những ngoại vụ:
Đối với Coase, sở dỉ những chi phí ngoại vụ không đo lường được, là do không có quyền tư hữu rõ ràng. Ô nhiểm môi trường, ô nhiểm giòng nước thật sự được biết, là do dân chúng đòi hỏi quyền tư hữu hưởng thụ không khí trong lành và giòng nước trong sạch. Nếu các dân gian láng giềng nhà máy, giòng nước đòi có không khí trong lành giòng nước trong sạch, họ bắt buộc Nhà Máy một phải ký một kế ước ‘xã hội” chung sồng hòa bình, bồi thường thiệt hại với Nhà máy. Hai là Nhà Máy cũng có thể mua những ‘sở hữu’ nhà cửa đất đai của dân trong vùng, bồi thường đầy đủ công bằng để dân di cư ra đi tìm một nơi định cư, mua lại một ‘sở hữu’ đầy an toàn.
Cũng có những trường hợp mà Pigou bảo rằng chỉ có Nhà Nước mới lo được những ngoại vụ cần thiết như cất một Ngọn Hải Đăng, dẫn đường thương thuyền, tàu biển, hay xây một cái cầu nói liền hai bờ sông…bằng cách “thâu thuế để có tiền xây cất những công cụ cần thiết ấy”. Coase trả lời lại, Cầu cống cũng như ngọn Hải đăng, xưa như con người, nếu cần thiết thì do chính người dân trong vùng, thấy sự cần thiết, và tự động đóng góp tiền để xây cầu đi lại, hay các thủy thủ, ngư dân cất ngọn hải đang đề dẫn dắt hải lộ, bến tàu.
Tóm lại, quyền tư hữu đủ tài đủ sức để quản trị mọi chi phí trao đổi thương mãi, tạo giá chuyển nhượng thành giá xã hội. Và một thế giới tư hữu vẫn có thề cai quản hiệu quả những công sở, hay dịch vụ cộng đồng.
Thời sự:
Tuy dân chúng Bretagne xuống đường đòi giải quyết vấn đề thất nghiệp, nhưng thật sự ngày nay, sự đụng chạm tranh cải lớn nhứt giữa hai trường phài Coase và Pigou là những vấn đề ô nhiểm môi trường. Một bên trường phái Pigou, đòi hỏi Quản trị Nhà nước với Luật lệ và Thuế vụ. Một bên vẫn Coase với Kinh tế thị trường với quyền Tư hữu và Trách nhiệm do Khế ước.
Giải Nobel Kinh tế 2009, bà Elinor Ostrom (1933-2012), người Mỹ vừa từ trần năm ngoái, đã gieo hoài nghi một cách ba phải, bằng cắt nghĩa rằng các ‘công sự’ có thề quản trị hoặc theo Pigou bởi Nhà Nước, hoặc do Thị Trường theo Coase, nhưng cũng có thể do các hiệp hội, Hiệp đoàn của Xã hội Dân sự.
Nhưng Elinor Ostrom, hoàn toàn đồng ý với Ronald Coase, về tư hữu. Ostrom cho rằng một sở hữu có thể do cá nhơn hay đoàn thề sở hữu. Những cá nhơn đầy thiện chí, với một bản khế ước hữu hiệu có thể điều hành cai quản hay hơn cả một Nhà nước. Và cá nhơn còn có thể làm những đồng sở hữu chủ, và như vậy, đồng trách nhiệm, trong lúc Nhà Nước không có ai trách nhiệm rõ ràng
Và Việt Nam:
Vài hàng chia sẻ cùng quý vị bài nghiên cứu nhận định tình hình kinh tế thế giới và những lý thuyết xứ ngưới. Khi đặt câu hỏi về Việt Nam. Chúng ta nghẹn ngào, bí. Những quan niệm “Giá chuyển nhượng”, “chi phí ngoại vụ” xin được tóm tắt bằnh hai chữ ‘tham nhũng’
Tiền ngoại giao, tiền lo, bao thư, tiền đường, tiền bo, tiền mời ăn, tiền đút lót, tiền ăn chịu… tất cả đề nói lên sự bế tắc của quản trị làm ăn ở Việt Nam. Chưa khể những “chi phí ngoại vụ khác” như thụt kết, rút ruột, phung phí bằng thông cảm ăn nhậu…
Ở Việt Nam ngày nay không thề làm cải tổ, sửa sai gì được cả. Chỉ có Dẹp Đảng Cộng sản, bần người tử tế lên nắm quyền thôi.
Hồi Nhơn Sơn, tuần 3 tháng 11.
TS. Phan Văn Song