Tháng bảy mùa hè nắng nóng xứ Tây nhớ tháng bảy, trời lạnh, nước nhảy lên bờ… của xứ Huế… hay tại vì Trung Quốc đệ nhứt “ăn gian tàn phá môi trường”.
Trời hồng hồng, sáng trong trong
Ngàn phượng rung rung nắng ngoài song
Cành mềm mềm gió ru êm
Lọc mầu mây bích ngọc qua mầu duyên
[…]
Hè về, hè về, Nắng tung nguồn sống khắp nơi,
Hè về, hè về…
Hè về, non nước mến yêu
Hè về nắng thông reo… »
Những ngày qua, tuy đã vào hè ở Pháp, nhưng trời vẫn lạnh. Sáng nay, ngủ dậy sớm, 6 giờ, nắng lên rồi, nhưng trời vẫn còn lạnh, phải mặc thêm cái áo lạnh bằng da cừu lộn ngược (peau de mouton retournée), «giả», mua tại Úc châu, cũng trong dịp hè xứ Miệt dưới , cũng vì tại lạnh khi đi viếng Blue mountains, đầu phải đội thêm mũ casquette len để ra thăm cái vườn sau nhà, cố tìm ngắm những bông hồng nở muộn, cố tìm những trái mận vì lạnh quá nên vẫn còn xanh. Đang ngồi nhâm nhi cái «mug» cà phê đắng – tôi thích uống cà phê đen, đậm, đắng không đường, không sữa gì cả». Miệng lẩm bẩm sao tháng bảy hè về rồi mà trời vẫn lạnh, nói xong chữ hè về, thi bổng trong đầu nổi lên lời bài ca «Hè về» của Hùng Lân, điệu nhạc Fox Trot, xập xình, xập xình.. . Cố nhớ lời thật, như sao cái lời «cà chớn» vẫn cố xen vào «Rờ mềm mềm, bóp êm êm … …rờ thêm» Hè về, hè về …… cả một thời thơ ấu hiện lên…thời trung học với cái lạnh ở Đà lạt, với mây vương và sa mù trên đồi thông, buổi sáng, mờ mờ ảo ảo qua những ngọn cây, trên Hồ Xuân Hương… và thuở thiếu thời ở Tân định, ban thiếu nhi tập hát : Hè về, Khỏe vì nước, Nhà Việt Nam… Tôi ngồi lâu, định thần, nhắm mắt, để nhớ…
Cả nhà vẫn còn ngủ. Hè về, vacances scolaires — nghỉ hè. Vì trời lạnh nên cả nhà cũng chẳng thích đi hè đâu cả. Thằng con Cả kẹt đang triển lãm ở Hong Kong, thằng Hai làm việc ở Nice, chẳng về thăm nhà, chỉ skype nói chuyện ; thằng Ba còn sanh viên, ghé nhà vài ngày, lại đi trekking với bạn ở Iceland, chỉ có thằng Út nghỉ hè ở nhà, sáng bố con săn sóc vườn, chiều cùng nhau xem đua xe đạp « Vòng quanh nước Pháp — Tour de France » qua Truyền hình. Nói riêng với các bạn ở Úc, năm nay Cadel Evans, tay vô địch Úc châu, thắng cuộc đua năm 2011, chắc không thắng được năm nay. Tay đua Anh quốc Bradley Wiggings quá giỏi, với đội Sky quá chắc chắn, quá vững hằng ngày kiểm soát kềm chưn tất cả mọi tay đua ngon lành ! Brad Wiggings chắc chắn sẽ mang áo vàng về đến Paris và Champs Élysée.
Nước Pháp ở nhà quê của tôi lúc nào cũng yên lành ! Ngoài lễ Quốc Khánh hơi ồn ào vì tối có pháo bông và nhảy đầm – Bal populaire, vui nhộn đến ba bốn giờ sáng thôi, mọi ngày đều là một chuổi dài trầm lặng. Nhảy đầm ! nhảy đầm bình dân ngày nay không còn với những nhịp accordéon đặc biệt của Pháp, với những paso doble xập xình, hay tango reo rắc …Adios pampa mia nhức nhối hay valse Le beau Danube bleu dài chóng mặt lăng lâng… như hồi xưa nữa mà cứ disco, guitare, và piano điện rầm rập … cho vui bọn nhóc, cho bốc tụi trẻ, nên các ông bà già cũng buồn năm phút, cũng cảm thấy tủi thân, đứng nhìn nhiều hơn nhập cuộc. Hai ông bà già, ngồi mãi cũng chán, nên cũng ra sàn uốn éo ti tí nhưng nó làm sao đâu ! … Thôi đành dắt nhau đi dạo thăm thành phố by night. Lâu rồi không dắt vợ đi dạo đêm, coi vậy cũng tình lắm, buồn một cái là hôm ấy trời lạnh và … không có trăng để làm chứng cho cuộc tình già vẫn … còn nở muộn !
Trở về cái lạnh vào mùa hè, làm nhớ lại bài hát, rất «xến», năm nào ở Sài gòn, hồi xưa, có nói đến Giữa hè tuyết rơi ! Và nhớ lại buổi diễn thuyết của một anh bạn Lions, đầu tuần qua, một nhà nghiên cứu về khí hậu, hội viên của nhóm GIEC, vừa đi công tác ở Tàu về nói chuyện về Môi trường.
Viễn ảnh về Môi trường và Thay đổi Khí hậu của thế giới rất bi quan !
Và cái bi quan và lo lắng hơn hết là cái «ăn gian« của Trung Quốc. Nếu ngày nay, Trung Quốc được thế giới chấp nhận và nhìn nhận là một Đại cường quốc, số một về kinh tế. Nhưng Trung quốc cũng là số một của một lô khuyết điểm, của «ăn gian». ..của « mánh » của khòe », của « làm ăn cẩu thả », của làm «đồ dỏm»…! Đau đớn thay cho dân tộc Việt Nam ta là có Nhà cầm quyền của Việt Nam ta lại theo gương và lấy mẫu của Trung Quốc làm gương để phát triển.
Đây là một thí dụ điển hình:
Trung quốc: Tàu ăn gian, khai láo về khí thải CO2
Tin thời sự quốc tế : Trung Hoa Cộng sản, vô địch đệ nhứt hoàn cầu về khí thải với « ảnh hưởng nhà kiếng » – effet de serre, greenhouse effect – đã « quên » không « thành thật » khai báo một tỷ tấn khí CO2, trong bảng tổng kết hằng năm, cuối năm qua. ( 2010) Một « sai lầm » đầy thiệt hại cho khí quyển và khí hậu …
Thật vậy, Tàu chơi « cú xí mứn » với trái đất ! Cơ quan chức năng kiểm soát khí quyển thế giới vừa khám phá ra là anh Ba Tàu thật sự thải ra 20% nhiều hơn chất khí thải do anh Ba « thành thật » khai báo ( cho năm 2010, kết quả khai báo năm 2011).
Mà Anh Ba hiện nay đã là tay vô địch thế giới về khí thải rồi. Nói một cách nôm na rằng Anh Ba là anh làm ô nhiểm không khí thế giới nhứt. Một nhóm khoa học gia quốc tế vừa khám phá ra. Đã từ nhiều năm nay rồi, các khoa học gia chuyên gia về môi trường đã có nhiều nghi ngở về những con số do Beijing báo cáo : các khoa học gia nhìn thấy trong những bảng báo cáo về khí thải và những hoạt động kỹ nghệ có ảnh hưởng về khí thải, không bao giờ thấy Beijing báo cáo về các hoạt động các tiểu công nghệ, các hảng xưởng thủ công nghiệp nhỏ, hoạt động, dùng năng lượng khí đốt, dầu hoả, than, tậm chí than đá thải ra rất nhiều CO2. Các nhà khoa học thế giới bèn đi lục lọi tìm tòi trong các bảng mua năng lượng các tỉnh, các địa phương, các thành phố nhỏ…
Kết quả: năm 2010, Trung Quốc đã thải ra : 1,04 tỷ tấn CO2 thêm, hơn con số đã khai báo với thế giới.
Con số khổng lồ này: 17 % của tổng số khí thải Tàu, 5% con số khí thải toàn thế giới, ngang bằng với con số tổng số khí thải của Nhựt bổn, do đâu mà có ? Làm sao có một sự lầm lẫn như vậy ? Thật sự là do hệ thống kế toán lạc hậu của Trung Quốc : Trung Hoa Cộng sản không «để ý» và không kết toán những con số tiêu thụ than trong các tỉnh nhỏ, các địa phương hẻo lánh.
«Trong các vùng kém mở mang, than khai thác trong những mỏ than nhỏ, địa phương, sử dụng và tiêu thụ tại chổ không được kết toán vào bảng kế toán quốc gia trung ương, và theo nhận xét của các nhà điều tra và khoa học gia quốc tế, các loại mỏ than như vậy có thể mở mỗi ngày một cái, và cũng có thể bị cạn và đóng cuyủa gần như hằng ngày, và không cần giấy phép » Philippe Clais, nhà nghiên cứu khí hậu thế giới người Pháp thuộc nhóm khoa học gia GIEC (Groupe d’expert intergouvernemental sur l’évolution climatique hay IPCC Intergovernmental Panel on Climat Change – Nhóm chuyên gia quốc tế liên quốc gia nghiên cứu về thay đổi khí hậu)* « Than nầy thường được dùng cho các nhà máy phát điện nhỏ địa phương cấp làng cấp huyện, có khi các than vụn được đóng lại thành bánh, dùng làm chất đốt cho các bếp và lò sưởi gia đình ». Tất cả những hoạt động, sử dụng chất đốt làm ô nhiểm khí quyển.
«Chúng tôi, nếu biết được, ra lệnh phải đóng và ngưng hoạt động ngay các mỏ than « lậu » nầy, hay những « hảng, xuởng lậu » nầy , nhưng rất tiếc, vì ngay tức thì, vài ngày sau, sẽ có những mỏ, hảng, xưởng khác sẽ mọc ra ở chổ khác… Nhà nước trung ương và nhà cầm quyền địa phương chúng tôi không làm sao kiểm soát được ! » một viên chức Trung Hoa có trách nhiệm lên tiếng trả lời nhưng yêu cầu … đừng cho biết tên. … Và con số các mỏ « lậu », các hảng xưởng « lậu» ở Trung Quốc không làm sao biết được ấy, …có thể đến … cả triệu hảng xưởng mỏ lậu!
No comment! Miễn bàn!
Vậy thì, có nên có một cơ quan quốc tế có chức năng cảnh sát mội trường không? và chừng nào? có cần thiết không?
Với tất cả những dử kiện nói trên, trái đất sẽ không khá rồi! Chất khí thải không kiểm soát nầy sẽ làm vất vã bài toán tiết kiệm và những dự kiến phòng thủ chống ảnh hưởng nhà kiếng. Trái đất của chúng ta sẽ mau nóng hơn, sẽ có những biến chuyển xã hôi không tiên liệu được do thời tiết hoàn toàn sẽ thay đổi (nào là những hiện tượng sa mạc hóa, do nhiệt độ khí hậu tăng cao, dân chúng nhiều vùng nhiệt đới sẽ di chuyển, bỏ nhà bỏ cửa, di cư kinh tế, nào là hiện tượng lũ lụt sẽ nhiều hơn, vài hải đảo sẽ bị chìm xuống biền: Seychelles, Vanuatu…nước biển sẽ dân lên, vì băng đá trên Bắc cực sẽ tan, đồng bằng sông Cửu long Việt nam ta sẽ nhiểm mặn, tương lai vựa lúa miền Nam Việt Nam sẽ phải đặt lại,…). Cái bất ngờ của khám phá vụ Trung Quốc ăn gian không khai báo nầy đã tạo ra một không khí nghi kỵ. Từ năm 2009, Trung Quốc vô địch về ô nhiểm môi trường, Là vua thải CO2, thán khí, Trung Quốc đã ra một chương trình, đã ra những biện pháp giảm sức sa thải của mình, và được thế giới « hồ hởi — phấn khởi hoan hô, cổ võ» vì tiến bộ thấy rõ.
Những dự kiến, những dự phóng toàn thế giới đều dựa trên những con số thuận lợi. Ngày nay, cả một bầu trời sụp đổ, chỉ vì phải thêm trên 1 tỷ tấn thán khí CO2. Những con số, những dự kiến, những sơ đồ đều phải vẽ lại. Và nguy hiểm hơn nữa… từ nay biết tin vào ai. ! Một không khí nghi kỵ bắt đầu. Thế giới ngoại giao, như chúng tôi người viết bài thường nhắc nhở : thế giới ngoại giao, ngành quốc tế công pháp, đều dựa trên các QUY ƯỚC giữa người QUÂN TỬ (gentlemen agreements). Gặp thằng côn đồ huề vốn là may!
Ngày nay, các nhà chuyên gia thế giới đều lo ngại : nếu tay Trung Quốc « lầm lẫn » trong việc kiểm kê khí thài, thì e rằng cũng có nhiều quốc gia, nhứt là các nước đang lên, như Ba Tây, Ấn độ …chẳng hạn …cũng sẽ có thể cũng «lầm lẫn» hay «ăn gian» ! Sẽ là một cơn ác mộng hãi hùng ! Nếu thật sự như vậy, thì tất cả những kịch bản, do những dự tính ước đoán, tất cả những viễn kiến đều sai cả. Những đự đoán về thời tiết, biều đồ nhiệt độ tăng, biểu đồ những nguy cơ đảo chìm do nước biển dâng cao, thủy triểu thấp cao, độ nhiễm mặn các giòng sông, các cửa sông ….) đếu sai cả, vì các khai báo đều sai. Nhưng sai bao nhiêu? phải điều tra lại, sai từ bao giờ? Và nếu sai những con số, thì tất cả những mẫu suy luận , và những luận án đều sai.
Thế giới cần phải có ngay những biện pháp để cứu trái đất, nhưng cũng cần phải có những dử kiện đúng.
«Chúng ta đặt vấn đề với từng quốc gia. Yêu cầu từng quốc gia phải hạn chế tiêu thụ năng lượng để giàm khí thải. Chúng ta đưa ra một chương trình với những con số về tiêu thụ (những quota)», Philippe Clais kể cho chúng tôi nghe. «Nhưng với thái độ cỏ Trung Quốc ngày nay, làm sao chúng tôi những nhà nghiên cứu dám tin tưởng rằng tất cả mọi quốc gia đều chơi sòng phẳng. Và làm sao tin tưởng rằng không ai ăn gian cả ?». Vì vậy ngày nay có vài quốc gia nghĩ đến phải tạo ra một mạng lưới nhà máy đo lượng khí thải từng vùng một, một mạng lưới quốc tế độc lập, một loại «cảnh sát quốc tế về môi trường».
Và chủ quyền quốc gia? Anh Ba Tàu là anh cương quyết nhứt trong vấn đề Bảo vệ chủ quyền quốc gia. Et la souveraineté nationale?
Đây là tóm tắt một buổi diễn thuyết của Philippe Clais chuyên viên GIEC vừa ở Trung Quốc về nói chuyện, hôm đầu tuần qua, với anh em nhóm Lions vùng Poitiers nơi người viết trú ngụ và sanh hoạt.
Thảo nào tháng bảy mùa hè mà trời vẫn lạnh!
Và thảo nào giữa mùa hè mà tuyết vẫn rơi!
Hồi Nhơn Sơn giữa tháng bảy 2012
TS Phan Văn Song
Ghi chú: *
GIEC hay IPCC
GIEC : Groupe d’expert intergouvernemental sur l’évolution climatique
IPCC : Intergovernmental Panel on Climat Change
Nhóm chuyên gia quốc tế liên quốc gia nghiên cứu về thay đổi khí hậu)*
Nhóm GIEC được thành lập năm 1988 bởi nhóm G7, ngày nay là G20 gồm nhơn viênn của hai tổ chức của Liên Hiệp Quốc : Hôi Khí tượng Quốc tế – Organisation mondiale météorologique và Chương trình Liên Hiệp Quốc vế Môi Trường – Programme des Nations Unies pour l’environnement. Năm 2007, GIEC cùng nhận giải Nobel với Al Gore, cựu Phó Tổng thống Huê kỳ.
GIEC có trách nhiệm phải đo lường, không thiên vị và với phương pháp khoa học, khách quan và trong sáng các dử kiện khoa học, kỹ thuật, kinh tế xã hội có liên quan đến sự thay đổi khí hậu do con người làm ảnh hưởng. GIEC có bổn phận phải báo cáo tất cả những quan niệm, quan điểm, những câu hỏi được đặt ra, để đi tìm một sự nhứt trí của toàn cộng đồng khoa học .
[Nguồn Wikipedia]
One Comment
Becky
Anh Song viet van VN het say? vua hay, vua di dom, khong mat sense d’humeur cua xu Tay du la biet xu
Em viet duoc 3 thu tieng va rat la ironique, sarcatique, moqueuse, etc….
anglais relatistique
francais romantique
vietnamien satirique
Felicitations et continuez votre bonne voie…
K Tuyen