Chuyện người, việc ta: Chuyện thời sự tại Pháp. Ai cũng biết, ai cũng nói, nhưng không làm, tại sao?
100 ngày cầm quyền của Tổng thống mới François Hollande, ai ai cũng chờ những cải tổ, những quyết định (như lời hứa của ứng cử viên Tổng thống). Khủng hoảng vẫn còn, con số người thất nghiệp tăng cao, giá xăng tăng cao. Chánh phủ thương thuyết với cái chủ hãng buôn xăng đầu hạ được 6 xu một lít, 3 xu do hãng, 3 xu do Chánh phủ lấy trong phần thuế. Vô lý: xăng nhẹ được 6 xu, đổ một thùng xăng đầy bớt được hơn 2 euros. Nhưng cuối năm Chánh phủ thiệt hại mất khoảng gần 3 tỷ euros. Chánh phủ thiệt hại? Chánh phủ là dân. Tất cả công dân Pháp mất gần 3 tỷ, để trả nợ, để kiến thiết.
Chánh sách mỵ dân vẫn còn. Sao không tổ chức đi chung xe khi đi làm? Bốn bạn cùng sở thay phiên nhau mỗi người một tuần rước các bạn đồng nghiệp? Nhưng ích kỷ, cá nhơn, nên sáng sớm vẫn nhan nhản, mỗi người một xế. Và nhiều biện pháp nữa. Giá xăng dầu nhiên liệu vẫn chưa đủ cao ? bằng chứng, vẫn dùng nhơn công Tàu, nhơn công Việt Nam để may ráp quần áo giầy dép…vẫn nhập cảng cà phê, trà vân vân …Hàng loạt kỹ nghệ cần nhơn công bị bỏ rơi, đóng cửa, chỉ vì nhập hàng,chỉ vì sử dụng nhơn công rẽ các nước chậm tiến. Tàu bè, xe cộ chuyên chở đốt nhiên liệu xăng nhớt dấu mỏ, vừa hao tiền vừa thiệt hại môi trường. Trong một tương lai rất gần, nhiên liệu, xăng dầu chắc chắn rồi sẽ tăng cao, tăng mãi vì tình hình Trung Đông, vì tình hình Đông Nam Á, .. giành nhau, tranh nhau tìm giành khai thác và chiến tranh chắc chắn là sẽ tốn kém, và khai thác càng ngày càng khó khăn…Thay nhiên dầu mỏ bằng nhiên liệu xanh? mặt trời, gió, nước, nguyên tử, thủy triều, sóng biển…
Nhưng phải xây dựng, phải kiến trúc,…nhưng phương tiện tài chánh nào ? Muốn nền kinh tế phát triển, muốn bộ máy kinh tế nay đang đình trệ phải chạy lại, phải có một chương trình xây dựng quy mô, một suy nghĩ mới về phát triển : thay đổi quan niệm vận tải, chuyển chuyên chở đường bộ qua đường sắt, đường thủy, dùng sà lan trên sông ngòi, dùng điện làm nhiên liệu. Muốn dùng điện làm nhiên liệu phải có chương trình sử dụng mặt trời, và gió triệt để cho các đô thị. Nước Pháp rất mâu thuẩn than khóc vì nhiên liệu mắc, nhưng chống tất cả những dự án dùng những quạt gió điện, chống những tấm gương thâu mặt trời vì … mất thẩm mỹ thiên nhiên. Lúc nào cũng lâu đài, xưa cỗ, rừng xanh vườn đẹp, phong cảnh hữu tình, nhưng than vi xăng mắc, dầu mắc, khí đốt mắc mõ không làm sao sưởi được những ngôi nhà cỗ kính ấy …
Nay vì có dịp đọc lại, nay xin lần nữa giới thiệu sách «Chế độ Nhà Nước đang giết nước Pháp» (Cet État qui tue la France) Nicolas Lecaussin, Nhà sách Plon , Paris – 2005, tuy xuất bản năm 2005, nay vẫn còn rất thời sự:
1. Hiện tượng đặc biệt: 15 000 cuốn bán hết sạch trong vòng một tháng (12/2005). Xuất bản lại vẫn tiếp tục dẫn đầu trong các sách về kinh tế bán trong dịp hè 2012.
Tánh thời sự và cần thiết: phải cải tổ không thì chết (Việt nam : Đổi mới không thì chết).
Một loạt đình công ở các công ty quốc doanh hay bán quốc doanh. Thua lỗ và thâm thũng công quỹ các công ty quốc doanh, các công sở. Và đặc biệt, những cuộc nổi lọan đốt xe, bạo hành, và kém an ninh đã làm người Pháp mất tín nhiệm Nhà Nước. Dân chúng nghĩ rằng Nhà Nước và nhân viên Nhà Nước nghĩ đến mình trước và phục vụ quần chúng sau khi đã phục vụ mình. Tổng thống Sarkozy và phe hữu vừa qua thất cử cũng do khủng hoảng và bạo loạn.. Tổng thống Hollande và phe tả vừa lên cầm quyền, mới trên 100 ngày, mà thống kê về chỉ số người tin tưởng ông đã sụt dưới 50%
2. Những con số nói lên sự thật! Trong sáng của một tình hình kinh tế bi đát!
Người đọc rất thích thú với những con số, những dử kiện, măc dù có sự phản đối của các nhà trách nhiệm các công ty quốc doanh hoặc bán quốc doanh. Đặc biệt là những con số của công ty Xe Hỏa Pháp (SNCF). Và đặc biệt hơn nữa, là những con số ấy do chính Sở Kế toán của Công ty nói trên phổ biến trùng hợp với các con số của Nha Kiểm Toán của nước Pháp (Cour des Comptes). Những con số, những dử kiện kế toán ấy cũng được một cơ quan đầy tín nhiệm là Viện Nghiên cứu các Cơ quan Hành chánh của Pháp (IFRAP : Institut français des Recherches sur les Administrations publiques ) chứng nhận là đúng.
Ông Giám đốc Công ty chuyên chở (xe hỏa) vùng Ile de France, Le Transilien cũng công bố rõ ràng trên một bản tường trình những điều kiện, bổng lộc mà công nhơn (đang đình công) của hảng ( quốc doanh) đang hưởng, in trên những truyền đơn chống đình công của công nhơn của Công ty Le Transilien:180 ngày làm việc /năm, 22 giờ làm việc / tuần, 50 tuổi về hưu cho những người tài công (lái xe) và một loạt các bổng lộc khác nhau… Công nhơn và các nghiệp đoàn lao động công nhơn vẫn tiếp tục « làm ngơ » không biết tình hình kinh tế khó khăn, vẫn khư khư bám chặt vào « quá khứ » 35 giờ, vào quá khứ « 5 tuần nghỉ, bổng lộc, quy chế đặc biệt, về hưu 60 tuổi… ». Trong lúc các nhà đầu tư sợ đầu tư ở Pháp vì những «cản trở nghiệp đoàn».
Bộ Xã hội vừa ra luật khuyên các bệnh nhơn nên sử dụng thuốc loại « génériques – nghĩa là những loại thuốc đã được qua thời kỳ (20 năm) độc quyền khai thác của nhà bào chế rồi và đã được quốc tế hóa. Nhờ giá thành hạ hơn, giá bán sẽ hạ hơn, quỹ xã hôi sẽ tiết kiệm được một số tiền. Nhà nước không cấm, nhưng nếu ai mua thuốc còn trong thời gian bằng sáng chế thì phải trả tiền ngay, và cũng sẽ được bồi hoàn (vì đấy là quyền của công dân) nhưng sau một thời gian, không hưởng quy chế lấy thuốc mang về không cần trả tiền. Còn nếu theo lời khuyên của bộ xã hôi thì lấy thuốc không phải ứng tiền. Đó là cái mâu thuẩn của dân Pháp. Nhưng
3. Tại sao đến bây giờ những chuyện ấy mói được biết?
Ở Pháp chỉ có một Cơ quan Thống kê duy nhứt của Nhà Nước: INSEE.
Ở các quốc gia khác có nhiều Cơ quan Thống kê tư nhơn và thường cạnh tranh với nhau. Vì vấn đề cạnh tranh những con số đều được kiểm chứng bằng một loạt phương pháp khoa học và nghiêm chỉnh, và những con số những dử kiện không ngại hiện tượng “ lời thiệt mất lòng”. Một trong những “think tank” Huê kỳ, Heritage Foundation, đưa ra những con số sâu sắc, đầy đủ uy tín không thua gì những con số của Quốc hội Huê kỳ. Ở Pháp, công dân sống rất xa Nhà Nước, và có cái nhìn tin tưởng vào Nhà Nước như là một xã hội với những điều kiện và phương pháp làm việc đặc biệt. Các nhà chánh trị, dân cử ( cả hai phía Tả hay Hữu) đều có cái quan niệm là không được đụng vào “ công việc Hành chánh Nhà Nước”. Sợ rằng .. cả hệ thống sụp đỗ chăng ?
4. Chúng ta phải tự hỏi tại sao vẫn có những chỉ trích, những “nghiên cứu” của các nhà làm chánh trị ? Nhưng lại không có hành động ?
Hỏi là trả lời. Đây là một hiện tượng đặc biệt của người làm chánh trị Pháp (Việt Nam ?). Để chứng minh rằng họ theo dỏi dư luận, họ « biết » đọc sách, họ « biết » nghe những lời bàn. Quan niệm người làm chánh trị Pháp là muốn viết « những bài học », những bài viết có tính cách mô phạm. Nhưng rất sợ thay đổi, vì thay đổi là đặt lại vấn đề « nảo trạng » và phương pháp suy nghĩ ».
.
5. Vậy thì phải làm sao ?
Thử bắt chước các nước dân chủ tương tự. Xóa bỏ bớt vai trò Nhà Nước.
Tư nhơn hóa những gì không cần thiết: Giao thông (transport), Năng lượng (énergie), Dụng cụ (équipement), Gia cư (logement), Giáo dục (enseignement), Y tế (Santé).
Vai trò Nhà Nuớc chỉ còn ở vai trò chỉ đạo, kiểm soát … Nhà Nước còn có thể giao những trọng trách bất thường cho những công ty tư nhơn. Đừng sợ các công ty tư hữu sẽ làm giàu hoặc bốc lột công nhơn. Chế độ và quan niệm tư bản và kinh tế thị trường là chế độ « tiêu thụ ». Chỉ số « tiêu thu » là chỉ số đo lường sức mạnh của thị trường, khác với chỉ số « sản xuất » , các nước thuộc khối kinh tế sô – viết và mác xít lúc nào cũng vung vít với chỉ số « sản xuất ». Bán, tiêu thụ, mới là hành động kinh tế. Phải trả lương lớn cho công nhơn để công nhơn tiêu thụ. Tiêu thụ là thị trường. Cạnh tranh là tạo « chất phẩm ».
Chế độ chánh trị cũng thế, đa nguyên, đa đảng tạo cạnh tranh và năng cao mức độ quản lý của chế độ hành chánh một đất nước. Cạnh tranh, so sánh, kiểm soát lẫn nhau để tạo chất phẩm.
6. Vậy thì nên theo chế độ tư bản kiểu Anglo–saxon ?
Người dân Pháp thường không thích chế độ kinh tế hay hành chánh kiểu anglo – saxon (Anh, Mỹ, Úc..) cho rằng khác văn hóa. Theo Anglo saxon là có đụng chạm đến vấn đề văn hóa ? Tác giả Nicolas Lecaussin, gốc người Roumania, không lấy thí dụ ở các nước gốc Âu mỹ. Ông ta đặt thí dụ ở Tiệp khắc, Hung, Slovénia và ba nước xứ ban–tíc.. tóm tắt lại các nước cựu Cộng sản xứ Đông âu.
Người viết tiểu luận nầy cũng mong qua những suy nghĩ trên, yêu cầu các nhà quan tâm đến tương lai của nước Việt Nam của chúng ta nhìn rõ vào vấn đề nầy .
Tác giả Nicolas Lecaussin cũng nói đến trường hợp Roumania, quê hương gốc của ông. Roumanie khác với các quốc gia đồng gốc cựu cộng sản, muốn tư hữu hóa một cách nhẹ nhàng hơn các nước bạn. Đúng vậy, ở Tiệp Khắc, Hung, Slovénie vì tư hữu hóa quá nhanh và quá bạo nên tạo nhiều xáo trộn xã hội. Roumanie lựa một phương pháp nhẹ hànhg hơn và nghe lời bàn của Jacques Attali, một kinh tế gia và lý luận gia người Pháp, rất « xã hôi ». Và trạng thái « dân chủ – xã hội » đã đưa Roumanie vào một bẫy sập nữa vời kiểu nước Pháp. Và tác giả khuyên nước Pháp (và người viết cũng nghĩ đến Việt nam ) là phải mạnh dạn tư hữu hóa nhanh và ồ ạt cách quản lý của Nhà Nước mình !
7. Những thí dụ:
Nước Thụy điển : Thụy điển có một hệ thống Nhà nước nặng nề hơn nước Pháp. Thụy điển đã cải tổ dễ dàng : ngành giao thông được giao toàn bộ cho Tư nhơn, Bưu điện, Y tế, Năng lượng và Giáo dục.
Canada cũng vậy :trong vòng 3 năm, từ 1994 đến 1997, số lượng nhơn viên và tổng số tiền lương bổng đã bớt giảm 15 %. số lượng các tổng bộ giảm từ 32 đến 23 bộ, và đặc biệt những trợ cấp phát cho các xí nghiệp quốc doanh giảm đi trên 60 %.
8. Cái lợi của tư hữu hóa:
Trong tất cả những quốc gia đang tư hữu hóa, nạn thất nghiệp đang giảm dần, và nền kinh tế được khôi phục lại. Tư hữu hóa không phá vỡ các công ăn việc làm trái lại còn tạo thêm ra. Thí dụ, khi Hảng Xe Hỏa được tư hữu hóa, Nhà nước có dư được một số lượng tiền để đầu tư vào việc khác và tạo công việc làm khác. Dỉ nhiên, chúng ta cũng cần một thời gian để hội nhập những công nhơn mới với những chủ mới. Tại một nước như nước Pháp, « Chế độ Công chức với những bổng lộc » đã che lấp những chơn trời thăng tiến của thế giới tư chức. Thế giới công chức và chế độ bổng lộc đã chận đứng những ưu tư của Nhà Nước để chống lại việc thất nghiệp. Của cải vật chất nghị lực đều đã bị sử dụng bởi hệ thống quốc doanh và công chức. Giảm số công chức sẽ tạo điều kiện giúp các xí nghiệp tư tạo công ăn việc làm.
9. Tư hóa công nhơn và vai trò xã hội.
Tư hữu hóa là đi ngược lại quyền lợi công nhơn ? Ở Thụy điển, khi Giáo dục được tư hữu hóa, Nhà nước Thụy điển tạo những học bổng giúp đỡ trẻ em những gia đình nghèo. Những học bổng nầy đến tay những phụ huynh các học sanh. Phụ huynh tự mình đi lựa chọn nhà trường thích hợp. Nhờ sự cạnh tranh, không còn những « khu đặc biệt » tạo những trường văn hóa thầp cho những con trẻ những khu kém văn hóa ». Nhờ như vậy, có nhiều con trẻ những gia đình « kém trí thức » vẫn có đủ khả năng bước vào Đại học. Nước Pháp đang lúng túng với những khu giáo dục các khu banlieues ZEP vân.. vân.. nên nhìn vào phương pháp của Thụy diển để làm gương .
10. Vậy thì tại sao không cải tổ ở Pháp? hay ở Việt Nam?
Có lẽ do vấn đề « không biết » ? Hay có lẽ « cái độc tài của statu –quo, hay sự sợ hãi trước thay đổi » Ở Pháp vẫn thế. Ở Việt Nam vẫn thế . Ở Việt Nam, bao nhiêu người nói dân chủ, bao nhiêu người nói đa nguyên, đa đảng. Ở Hải ngoại trong cộng đồng Việt Nam bao nhiêu người nói dân chủ, nói đa nguyên, đa đảng.Nhưng vẫn như nước đỗ lá môn.
Nhà Nước Việt Nam cũng thế, sợ thay đổi. Đảng Cộng sản Việt Nam sợ thay đổi. Một đất nước với một Đảng Độc tài dễ thay đổi hơn một nước như nước Pháp!
Vì anh Công sản độc tài không cần hỏi ý kiến ai cả. Anh chỉ cần tuyên bố : « bỏ Điều 4 của HP, cho phép thành lập 3, 4 Đảng khác nhau, tổ chức bầu cử, mời giám sát ngoại quốc, cho tất cả các tôn giáo hoạt động tự do.. ». Với cạnh tranh, và vì cạnh tranh không anh nào dám đi lố cả, anh nào cũng «vì dân; cho dân và của dân» Làm sao dám tham nhũng nữa, làm sao dám làm bậy nữa. Vì cạnh tranh mọi người «canh me» lẫn nhau, « canh mánh nhau », không ai giám làm láo nữa. Đảng Cộng sản Việt nam, nếu nghĩ rằng mình là của Nhân dân « vì dân , của dân và do dân » , hãy mạnh dạn chơi ván bài dân chủ nầy đi.
Nói hoài, khổ lắm, chán lắm !
TS. Phan Văn Song