Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới, chánh quyền vì dân, do dân, của dân đóng cửa từ lúc 12:01 giờ khuya thứ hai 30 tháng 9 rạng sáng thứ ba 1 tháng 10 năm 2013. Lý do, hết tiền vì hai khối Dân Chủ và Cộng Hoà và hai Viện Quốc Hội không đồng ý thông qua ngân sách do Hành Pháp của TT Obama thuộc Đảng Dân Chủ lãnh đạo đề nghị. Bế tắc mấu chốt là Cộng Hoà không chấp nhận kinh phí dành cho những dịch vụ y tế Cộng Hoà goi là Obamacare, còn Dân Chủ thí dứt khoác phải giữ theo đề nghị của TT Obama.
Có lẽ những người CS Việt Nam như Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn thanh Sơn không một ngày định cư ở Mỹ nhưng CS Hà nội cử làm Chủ Tịch Hội Người Việt ở Nước Ngoài từng khua môi múa mỏ nói VNCS dân chủ hơn Mỹ vì ở VN cảnh sát biên phạt thì dân được cãi, còn ở Mỹ thì không. Chắc nghe nghe tin xấu này của Mỹ Ô. Sơn cười hô hố, khoái chí tử, bô bô đổ tội cho nền dân chủ, làm cho chánh quyền tê liệt, sập tiệm nói theo VN và tẩu tịa nói theo Tàu.Đúng, chánh quyền Mỹ chánh yếu là Hành Pháp Mỹ, một bộ phận quan trọng của chánh quyền tam quyền phân lập Mỹ mất khả năng thanh toán vì Lập Pháp, cơ quan quyền lực cao nhứt nước, Quốc Hội Lưỡng Viện không cấp ngân sách dự trù thu chi theo đề nghị của Hành Pháp cho tài khoá năm 2014.Nhưng đây không phải là chuyện hy hữu, không phải lần đầu trong lịch sử Mỹ, mà là chuyện tất yếu xảy ra trong chánh quyền dân chủ, tam lập phân công phận nhiệm hẵn hòi, minh bạch, có lưỡng đảng, có đảng cầm quyền và đối lập.Tiếng Việt tạm gọi là chánh quyền đóng cửa (shut down) là dịch theo danh từ báo chí Mỹ vốn thích giựt gân, hấp dẫn, có máu mới thành tin hàng đầu, có lạ mới hấp dẫn, chó cắn người không thành tin, người cắn chó mới là tin. Chớ thực ra cái gọi chánh quyền đóng cửa là tình trạng các cơ quan của chánh quyền Mỹ vì không có ngân sách đài thọ buộc phải cho nghỉ giới hạn một số người không cần thiết của liên bang (chớ không phải của tiểu bang và địa phương quận hạt và thành phố có ngân sách cơ hữu) và chỉ giảm bớt một số dịch vụ đến khi có quyết định thoả hiệp của Quốc Hội do đối lập nắm đa số và Hành Pháp nắm chánh quyền.Gần đây nhứt năm 1995, chánh quyền Mỹ có đóng cửa cũng vì Quốc Hội không đồng ý thông qua dự thảo ngân sách do tổng thống đệ trình, vào năm 1995 với TT Clinton là Dân Chủ và Quốc Hội đa số Cộng Hoà. Bế tắc này kéo dài 21 ngày là có thoả hiệp.Trong bế tắc gọi là chánh quyền đóng cửa đó vào năm 1995 cũng như năm 2013 này quân nhân Mỹ tuyệt đối, lương sẽ được trả đúng ngày giờ, phụ cấp gia đình vợ con không chậm trễ vì Quốc Hội đã thông qua những biện pháp cần thiết cho quân nhân rồi, một lực lượng toàn dân và toàn chánh quyền luôn luôn ủng hộ. Chỉ có công nhân quốc phòng coi như công chức của Bộ Quốc Phòng sẽ bị ảnh hưởng như công chức liên bang.Công chức liên bang năm nay Mỹ có khoảng 2.1 triệu người trong đó chỉ có khoảng 800.000 không cần thiết sẽ phải nghỉ giới hạn. Sau đó trong cơn khủng khoảng 1995 số người nghi này được được truy lãnh lương.Người già hưởng tiền hưu hay tiền trợ cấp an sinh xã hội SSI được chuyển tiền trơ cấp đến đúng hạn. Các bác sĩ và nhà thương vẫn nhận được thanh toán qua các chương trình Medicaid và Medicare, trừ khi bế tắc kéo dài.Mỹ vẫn “bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.”Năm 1995 chánh quyền ngừng hoạt động, theo Cơ Quan Nghiên Cứu Quốc Hội chỉ tốn thêm 1.4 tỉ Mỹ Kim về chi phí phát sinh do cuộc đóng cửa.Chớ thơ từ vẫn đến mọi nhà và sở như thường lệ, Bưu điện hoạt động bình thường, ngân sách của Sở Bưu Chính Hoa Kỳ không phụ thuộc Bộ Tài Chính.
Giao thông vận tải công cộng nói chung vẫn chạy bình thường kể cả một số của liên bang.
Các công ty tư nhân, công nhân viên chức các cơ công ty sản xuất kinh doanh, dich vu của tư nhân hoàn toàn không bị ảnh hưởng, làm bớt giờ và bớt người gì cả.
Trung Tam Cấp Thông Hành Và Chiếu khán của chánh quyền bớt người, có thể ảnh hưởng đến các ngành du lịch của Mỹ.
Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh CDC cũng bớt người, bất kể mùa cúm sắp sửa bắt đầu.
Các giấy phép sở hữu súng liên bang sẽ không được duyệt và cấp trong thời gian chính phủ ngưng hoạt động.
Đặc biệt là chương trình Obamacare sẽ vẫn tiếp tục hoạt động, vì chương trình này có ngân sách riêng.
Toà Bạch Ốc và Quốc hội: Trụ sở và các văn phòng trực thuộc vẫn mở cửa hoạt động, nhưng một số nhân viên không cần thiết nghỉ tạm.
Một số nhà làm luật Mỹ, chẳng hạn như nữ nghị sĩ Tulsi Gabbard của bang Hawaii, đã cam kết hoàn lại tiền lương cho kho bạc hoặc đem làm từ thiện nếu chính phủ đóng cửa.
An ninh quốc gia: bảo quốc an dân, tuần tra biên giới và hải quan cảng hàng không, tuyệt đối duy trì 100%.
Nhân viên công lực “bảo vệ sinh mạng và tài sản người dân”, tiêu biểu như nhân viên trực tổng đài 911 báo các trường hợp khẩn cấp vẫn làm việc như cũ.
Nghiên cứu y khoa: Viện Y tế Quốc gia Mỹ sẽ không cấp phép cho các đợt thử nghiệm lâm sàng.
Bảo tàng viện và 386 công viên liên bang tạm đóng cửa.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA): Trạm không gian Quốc tế (ISS), có sáu phi hành gia, gồm hai người Mỹ, vẫn không để thiếu phương tiện. Nhưng 18.000 viên chức và chuyên viên của NASA hầu hết sẽ phải tạm nghỉ.
Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA): một phần ngưng hoạt động, không có ai kiểm soát chất lượng không khí và nước hoặc đảm bảo việc tuân thủ các quy định về ô nhiễm dầu.
Thủ đô Washington DC: Quốc hội Mỹ nhiếp chính, nắm quyền Hành Pháp. Đô Trưởng đã phòng thủ trước, tuyên bố tất cả công chức là cần thiết để tránh tình trạng năm 1966 Quốc Hội giữ quyền hành pháp tối cao tại thủ đô Washington, để đô thành Washington DC xảy ra một chuyện làm mất mặt Quốc Hội và nước Mỹ: rác dồn đống vì hệ thông xe rác ngưng trệ, theo AFP.
Nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nhỏ: TNS Harry Reid, lãnh tụ Khối Dân Chủ đa số tại Thượng viện Mỹ, cảnh báo việc chính phủ tạm ngưng hoạt động sẽ “làm tan nát nền kinh tế”. Nhưng giới phân tích độc lập cho rằng lời của TNS Reid là cường điệu.. Macroeconomic Advisers (Mỹ), hãng tư vấn chuyên nghiên cứu kinh tế Mỹ,cho biết việc chính phủ đóng cửa hai tuần lễ sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP trong ba tháng cuối năm 2013 giảm 0,3 điểm phần trăm.
Sẽ thiếu nếu không có những con số và lời nói đáng lưu ý này để rộng đường suy luận. Thượng Nghị sĩ lão làng từng lá ứng cử viên tổng thống của Dảng Cộng Hoà là TNS John McCain (CH- Arizona) nói mọi cố gắng bác bỏ kinh phí Obamacare sẽ thất bại vì TT Obama sẽ phủ quyét, muốn vượt qua Thượng Viện phải có 2/3 chống lại. Mà Cộng Hoà là thiểu số dù khít khao. Theo Ông nhưng đó là việc phải làm, làm trong ngày, trong tuần, trong tháng miển tới đích thì thôi.
Lập trường của hai khối Cộng Hoà và Dân Chủ rất kiên định qua biều quyết về thủ tục tiên quyết bác hay không kinh phí Obamacare: chỉ có 6 dân biểu Cộng Hoà bỏ phiếu theo Dân Chủ, không ảnh hưởng đa số áp đảo của Khối Cộng Hòa ở Hạ Viện.
Tham dò tổng quát được CNN viện dẩn là 68% người được hỏi cho việc đóng cửa chánh quyền là một ý không tốt dầu chỉ trong vài ngày, trong khi chỉ có 27% cho tốt. Thời TT Clinton, cách đây hơn 17 năm, Hành Pháp do Dân Chủ, Lập Pháp do Cộng Hoà nắm, chánh quyền đóng cửa 21 ngày hai bên mới thoả hiệp được.