Đây là dịp để đặt lại vấn đề liên hệ giữa Liên bang Nga và các quốc gia Tây Âu. Tổng thống Obama cũng đã có cái nhìn như vậy. Nhưng chưa đủ. Nga đang phân vân. Phe các quốc gia Tây Âu chia rẽ, mặc dù tất cả hiểu rõ vấn đề là phải nhất trí trong vấn đề nầy vì đây là một cái lợi chung cho toàn Âu châu mở rộng.
Tổng thống Dimitri Medvedev ngày hôm qua đã đến Lisboa – thủ đô Bồ đào Nha, tham dự thượng đỉnh NATO – Nga trong hai ngày 19 – 20 tháng 11 năm 2010. Từ lúc ký kết Bản Hợp đồng NATO – Nga tháng 5 năm 1997, đã có nhiều cuộc Họp thượng đỉnh đã xảy ra. Nhưng kỳ nầy rất đặc biệt, vì lần nầy NATO sẽ định hướng lại « Quan niệm Chiến lược – Concept stratégique » của mình. Lần cuối cùng được định hướng là ở cuộc Họp Thượng đỉnh Washington tháng 4 năm 1999. (Quan niệm chiến lược là một nhận định rõ ràng bạn thù, và phương pháp chống trả).
Khủng hoảng kinh tế hoàn cầu buộc phải thay đổi
Sau khi cố che dấu, những nhà lãnh đạo Nga cuối cùng cũng phải thú thật : Nga bị khủng hoảng kinh tế (cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới thôi !) : các dự trử tiền tệ không còn bao nhiêu, khủng hoảng và kinh tế thụt lùi là một sự thật ( Tổng Sản Lượng năm 2009 giảm 8%). Vì vậy, đây là lúc phải thúc đẩy những cải tổ cần thiết. Phải « Canh tân – đổi mới » toàn bộ bộ máy hoạt động của nước Nga. Với hai nhu cầu:
– Làm sao kéo các nhà đầu tư ngoại quốc vào những khâu công nghệ mủi nhọn chiến lược để bắt kịp những trễ nãi của ngành kỹ thuật Nga và mở rông và đa dạng hóa kinh tế Nga để không bị lệ thuộc hoàn toàn về xuất cảng dầu hỏa, khí đốt và khoáng sản nguyên liệu.
– Phải có một đường hướng ngoại giao mới. Ký kết với Mỹ Hiệp ước Start, có thái độ rõ ràng với Âu Mỹ trên hồ sơ Iran, thái độ rõ ràng quyết tâm tham dự WTO, Tổ chức Thương mại Thế giới, và cuối cùng tham gia vào chương trìnhn « Canh tân đổi mới » với Liên Âu.
Một tiềm lực mới trong sự thực sự thay đổi
Nếu Nga thực sự quyết tâm thay đổi, theo con hướng vừa nói trên thì cả một sự thay đổi lớn từ hai mươi năm nay. Đúng vậy vào những năm 1990 đến 2000, những nhà nghiên cứu thường nghĩ (một cách nông cạn) rằng : chỉ cần thay đổi cơ chế Nga, đem những quan niệm và luật chơi của kinh tế thị trường và thả nổi. Ngày nay người nhận thấy cái gì ? bài thuốc kinh tế thị trường chích vội vã cho bệnh nhơn Nga chỉ cho Nga có những tay tư bản đỏ vô trách nhiệm chứ không có một nhà doanh thương thực sự nào cả. ( Việt Nam Cộng sản ngày nay cũng vậy, muốn tìm có được một nhà doanh thương đúng nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận bao nhiêu tay tham nhũng lưu manh lũng đoạn thị trường ). Vì lẽ đó, năm 2000, với Poutine, một phương pháp chiến lược mới bắt đầu, với nến kinh tế quốc nội, chiến dịch « phá tư bản hóa Nhà Nước – la déprivatisation » bắt đầu. Từ ngữ nầy do thuộc hạ của Poutine đặt ra. Còn đối với nến kinh tế ngoại giao Nga la làng và kêu gào rằng đã từ lâu Nga vẫn là nạn nhơn của tư bản bóc lột Tây phương, đặc biệt với sự nới rộng của ảnh hưởng của NATO ( với những thành viên mới gồm cựu thành viên của khối Warzawa như Ba lan, Tiệp .. và nhận đơn của Ukraina và Georgia). Và kể từ nay, Nga không còn nhịn nhục được nữa và dương cao ngọn cờ dân tộc Nga lên, và Nga sẽ lấy lại phong độ và uy thế của một nước Nga oai hùng. Cũng vi thế Poutine đưa nước Nga vào nhóm Shanghai với Trung Quốc và 4 quốc gia hồi giáo vùng Trung Á: Kazakhstan, Kirgikistan, Oubékistan Tajikistan, thành lập vào năm 2001, đề đưa hướng nhin tương lai về phía Á Đông không muốn xem mình thuôc là người Âu châu nữa. Cũng vì thế mà Poutine đã đưa quân trừng phạt Georgia – quê hương của Staline. Cũng vi thế mà Poutine làm khó dễ , cúp dầu hỏa, khí đốt của Ukraina.
Nhưng thay đổi quan niệm là cả một cuộc cách mạng
Một cuộc tranh luận hiện đang xảy ra tại Nga, gay cấn dữ dội. Một bên do các nhóm người thủ cựu chống tất cả mọi thay đổi, quyết tâm bám vào hai cột trụ của cơ chế Nga, do dư âm thời xã hội chủ nghĩa: một đối với trong nước, là sự độc tài độc đoán chánh trị và kinh tế còn đối với ngoại giao là chủ nghĩa dân tộc chống tây phương. ( Phải chăng Việt Nam vẫn theo phương pháp nầy, ngoại giao vẫn sợ Mỹ và hải ngoại diễn biến hòa bình, trong nước độc tài cai trị độc đoán kinh tế ? ). Để đối lại, có một nhóm người nghĩ rằng nếu các nhà lãnh đạo nước Nga không sớm có một chương trình canh tân, đổi mới, thì nước Nga, do những bất lợi hiện nay như dân số càng ngày càng già, hệ thống bảo vệ sức khỏe không có, sự tụt hậu của kỹ thuật và ngành công nghiệp đối với thị trường thế giới, và nguy hiểm hơn nữa là sự lón mạnh mọi mặt của nền kỹ thuật và kinh tế Trung quốc … sẽ trước sau gì, cũng biến thành một quốc gia chậm tiến.
Cuộc tranh luận nầy nói tóm lại cũng chỉ là một cuộc tranh luận giữa hai cái nhìn : thủ cựu của Poutine và cải tiến của Medvedev. Thế nhưng câu hỏi được đặt ra là có thể nào canh tân đổi mới Liên Bang Nga mà không đụng chạm cái cốt lõi của cơ chế quyền hành Nga ? Đó là tập trung quyền lực chánh trị, kinh tế tài chánh vào thượng từng của cơ chế hành chánh. Và chính cái tập trung quyền lực nầy mới thực sự là cái rào cản to lớn nhừt cho phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước, vi nó cản trở mọi sáng kiến, vì nó bóp nghẹt mọi suy nghĩ, vi nó không cho phép những uyển chuyển dung hòa nhanh nhẹ hành động của mọi quyết định quản lý hành chánh, kinh tế hay chánh trị.
Mong đây là bài học cho các lãnh đạo Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa đương nhiệm
Các khác biệt giữa 3 quốc gia đang lên với Nga cùng trong nhóm BRIC (Brazil, Russia, India vă China) là ở chổ ấy. Mỗi nước một cách, Ba Tây, Ấn Độ và Tàu đặt tất cả mọi nổ lực vào sự thành công của một lực lượng gồm hàng triệu nhà kinh doanh, tạo một giai cấp trung lưu, sôi sục, năng động, biết làm ăn, buôn bán, sản xuất, sáng tạo, biết lấy trách nhiệm, táo bạo, và cuối cùng gặt hái được kết quả sanh lợi nhuận, phát triển tài sản, củng cố xí nghiệp, làm giàu cho đất nước.
Một cái khác biệt lớn nữa, là cái nhìn ngoại giao đối ngoại. Tất cả ba nước nói trên đếu muốn thay đổi cơ cấu và phương pháp điều hành những cơ chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc chẳng hạn. Nga vẫn thủ cựu chống không cho mở rộng Hội đồng Bảo An và quyền phủ quyết, trái với ý kiến của ba quốc gia kia.Vai trò của thế giới trong sự lựa chọn nầy
Đây là câu hỏi chiến lược. Sự lựa chọn đường lối chánh trị của Nga ngày hôm có lợi gì cho Huê kỳ ? có lợi gi cho Âu châu ? và thế giới ? và đối với chúng ta Việt Nam ?
Đối với Huê kỳ, phải giữ cái hướng đi của Obama, hy vọng Quốc hội mới của Huê kỳ chấp nhận ký cái Hiệp Ước START –STrategic Arms Reduction Traity – Hiệp Ước, như tên gọi là cởi bỏ cuộc chạy đua võ trang giữa hai cường quốc Nga Mỹ. Nhưng đối với cái đà đang đi xuống về kỹ thuật võ khí ngày nay ? Huê kỳ chỉ cầm chừng đàm phán từng điều khoản một là đủ rồi không cần phải có cái nhìn tổng quát. .
Đối với Âu Châu ? Quan hệ hoàn toàn khác hẳn Âu Châu là nhà đầu tứ lớn nhứt vào Nga, là một đối tác thương mại hàng đầu. Âu Châu và Nga lại dính líu với nhau vế nguồn năng lực. Địa lý, địa hình, sử ký, văn hóa gắn liền Âu Châu với lãnh thổ Nga. Dù muốn dù không Âu Châu và Nga, « núi liền núi sông liền sông » và đã cùng nhau chia xẻ chung một định mệnh lịch sử ( mặc dù Nga cũng có một tầm vóc Á đông khá lớn). Làm sao định nghĩa rõ ràng quan hệ hữu nghị ấy ? Chắc chắn là không thể bám vào những lợi nhuận chánh trị hay kinh tế trong những liên hệ song phương, từng quốc gia một, với những đòi hỏi chánh trị dân tộc. Như vậy Nga sẽ như Trung quốc ngày nay đối với ASEAN sẽ chơi cái trò chia để trị với mọi người.
Cuộc họp thượng đỉnh tay ba ngày 18 tháng 10 vừa qua ở Deauville – Pháp giữa Thủ tướng Đức Merkel, Tổng Thống Pháp Sarkozy và Thổng Thống Nga Medvedev đã mang lại một kết quả tích cực là Tổng Thống Medvedev đã lấy quyết định tham dự NATO. Thủ Tướng Merkel cùng Tổng Thống Sarkozy cũng đã ráng thuyết phục cho được Dimitri Medvedv hãy đem Liên Bang Nga về với Âu Châu. Đây là một quyết định rất quan trọng cho toàn cả Âu Châu và toàn cả Á châu vì Liên Bang Nga gồm một phần rộng lớn ở Á châu.
Trong khi chờ đợi, tại sao cả Pháp lẫn Đức không mời hẳn Nga tham dự hẳn vào NATO, như một thành viên. Liên Bang Nga ngày nay đâu còn là địch thủ của NATO và Huê kỳ nữa, mặc dù NATO thành lập với lý do chánh là để chống trả Nga Sô. Nhưng gặp thời thế thời phải thế.
Và Việt Nam ! và Đông Nam Á !
Nga vào NATO. Nga ngày nay đang bán võ khí cho Việt Nam. Nga rồi cũng sẽ trở lại Việt Nam, không phải trong vai trò là một đồng chí cố vấn Công sản nữa, mà sẽ là đồng minh của Mỹ và Âu Châu là NATO. Như vậy quan niệm của chúng tôi là phải thành lập một Tổ chức Phóng thủ Đông Nam Á (tại sao không làm sống dậy SEATO ?) để ngăn chận bành trướng và hiểm họa Trung Cộng về Biển Đông Nam Á và về phía Nam không phải là một ý kiến không tưởng. Với Nga, một thế lực quân sự có thể ép Trung Quốc ở mạn biên giới phía Bắc Trung Quốc, Nga có vai trò có thể làm giảm sức ép của Tàu về phía Nam.
TS. Phan Văn Song
Hồi Nhơn Sơn ngày 20 tháng 11, năm 201.
ngày thứ hai của Thượng đỉnh Lisboa NATO – Nga
phỏng theo bài phỏng vấn của nhà ngoại giao Pháp G. Le Hardy