Từ chuyến Pháp du của Hồ Cẩm Đào đến cuộc thư hùng G2 thất bại Mỹ – Trung ở Đông Nam Á.
“Tất cả được quyết định ngay trong buổi tiệc hôm ấy !” Đấy là theo lời kể của một nhà ngoại giao Pháp :
« Hôm ấy, trong bổi cảnh một buổi họp của nhóm nhà ngói G20, tháng 9 năm 2009 tại thành phố lịch sử Pittsburgh – Huê kỳ. Hôm ấy cũng là ngày Nicolas Sarkozy, Tổng thống Pháp được mọi người chấp nhận cho làm Chủ tịch nhóm G20 năm 2011. Năm 2011 cũng là năm tới phiên Pháp làm Chủ tịch nhóm G8. Khác với chức Chủ tịch G8, là một chức vụ thay phiên tuần tự mỗi năm một quốc gia làm Chủ tịch theo vần abc, chức Chủ tịch nhóm G20, một nhóm chỉ mới được thành lập trong thời gian gay cấn nhứt của khủng hoảng kinh tế, với quyết tâm giải quyết khủng hoảng kinh tế, là một chức vụ sẽ được bầu theo đa số đại biểu hằng năm. Nhưng nhóm G20 là biểu tượng của một thế giới cởi mở, nhóm G20 là biểu tượng của toàn cầu hóa : các nước đang lên BRIC, Brazil, Nga-Russia, Ấnđộ -India,Trungcộng-China, và các nước khá nữa nay được « coi là nhà ngói rồi » như Argentina, như Australia, New Zéland, South Africa, South Korea, Mexico …vân vân… Và cũng vì mới được thành lập nên không có thủ tục bầu bán Chủ tịch. Vả lại, cũng vì mới, nên thiên hạ ( nhóm nhà ngói cũ) mặc cảm tội lỗi, cựu thuộc địa, tư bản chủ nghĩa, làm chủ thế giới nhiều năm, nào G4, rồi G5, G6, đến G7 nay G8 mà vẫn để khủng hoảng nổ tung ra, nên có ý nhường ( hay bán cái ) cho các quốc gia mới, gọi là « đang lên », lấy trách nhiệm cho quen với cái làm việc quốc tế. Nói tóm lại mấy anh da trắng tư bản nhà giàu muốn không bị thế giới buộc tội mình tại sao để cái khủng hoảng kinh tế nó nổ ra, nên muốn « bán cái » cho mấy anh mới đang lên để chia trách nhiệm.
Và tại Hội nghị G20, tại Pittsburgh, mùa thu năm 2009 ấy, thiên hạ đều có ý nhường cho một « quốc gia đang » lên làm Chủ tịch. Nhưng không phải anh đang lên nào cũng được. Vì nhiều anh được đề nghị, bày đặt « Em chả !” nên cuối cùng anh Tàu và anh Mexico tình nguyện tỏ ý muốn được làm Chủ tịch. Phe Tây, Âu-Mỹ hoảng quá, lo quá, không phải ngán gì anh Mể tây Cơ Felipe Calderon, nhưng ngán cái hung hăn dân tộc, và cái trò ma mánh của anh Tàu : đã có bằng chứng, nào là Thế Vận Beijing năm 2008, nào là Hội chợ ShangHai năm 2009… Anh Tàu lúc nào cũng muốn biểu diễn chơi trội, và nay lại chơi cú « dìm chỉ hối đồng Nguyên Nhân dân Tệ » ! Giao chức Chủ tịch G20 trách nhiệm nặng lắm, không phải chơi đâu !. Trách nhiệm cho cả kinh tế Thế giới. Giao cho anh Tàu rủi nhiều hơn may, làm không thành công, mất lòng nhiều người cũng mệt ! Giao cho anh Tàu, anh làm cho vừa lòng bằng cách mua lá phiếu thì lại quá nguy hiểm ! ( mua lá phiếu là nghề của Ba Tàu). Thật là bỏ thì tiếc, vương thì tội. Nhưng tội ai, không biết, chắc chắn là tội các anh Tây ! cũng vì cũng các anh nầy bày chuyện ra thôi ! Trong lúc thiên hạ lưởng lự, phân vân, « woánh tù tì » anh Pháp Nicolas Sarkozy nhanh nhẩu đưa tay tình nguyện đầu quân lãnh trách nhiệm. Thiên hạ ( các anh Tây thôi !) thở cái phào, anh Anh quốc Gordon Brown vỗ tay tán thành, anh Huê kỳ Barack Obama bồi theo và tiện dịp rù rì ép anh Mexico Felipe Calderon chẳng những rút đơn ứng cử Chủ tịch – mà còn ủng hộ theo ».
Và câu chuyện cũng ngưng ngang đó và không kể tiếp tại sao, hôm đó anh Tàu Cộng Hu Jintao cũng bỏ phiếu ủng hộ Sarkozy. Nhưng, theo lời bàn bên lề, một nhà quan sát Tàu tiết lộ :
« Chúng tôi biết rằng giữa chúng tôi (Tàu) và Pháp còn nhiều cái cấn cái lắm ! Nhưng vì Tổng thống Sarkozy hôm ấy quá thích chức Chủ tịch ấy nên Hu « xếnh xán » đành chiều ông Sarkozy thôi !».
Cuộc Pháp du tháng 11 năm 2010
Khí hậu ấp áp, và bửa cơm thân mật ở Nice có thật sự sưởi ấm tình hửu nghị Pháp Trung đã sứt mẻ quá nhiều, mai một quá nhiều từ năm 2008, năm phái đoàn rước đuốc Trung cộng qua Paris, bị đả đảo và trước Tòa Quốc hội Pháp phải bắt buộc nhìn dàn chào dân biểu Pháp với lá quốc kỳ Tây tạng Tự do ? Nhưng Điện Élysée ( phủ Tổng thống Cộng hòa Pháp) vẫn cứ tự tin, vẫn đấm ngực quả quyết tự tin rằng ( phương pháp Coué mà !) nhờ vậy từ nay, sẽ xóa tất cả những cảnh cơm không lành canh chẳng ngọt còn vướng vấn thoang thoảng đây đó trong liên hệ hữu nghị đôi bên, do buổi thăm viếng đất Pháp của cặp vợ chồng nguyên thủ quốc gia Tàu Hu Jintao, từ ngày thứ năm 4 đến ngày thứ bảy 8 tháng 11 năm 2010. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tin như vậy, mong như vậy, và ông đầy tự tin, đầy tự tín, và thảo một chương đầy dự tính to lớn cho năm 2011, cho năm ông làm Chủ tịch nhóm G20.
Nhóm G20
Ông Chủ tịch Trung hoa Cộng sản Hu Jintao cũng tin như vậy, như ông tin vào vai trò của nhóm G20. Nhóm G20 là nhóm trong ấy Trung cộng giữ một vai trò quan trọng, một vai trò trọng tâm, có thể gọi là lãnh đạo tinh thần các quốc gia đang lên, đối chọi với nhóm G8, nhóm không có mặt Trung quốc. Với Trung cộng, một G20 tuy là có « pháp tịch » cũng sẽ là một cái khiên để đở đòn, để chống những cú đấm, hay những đụng chạm tay đôi với Huê kỳ trong lãnh vực tiền tệ.
Anh Pháp cũng vậy. Để tránh những đụng chạm lớn, các nhà lãnh đạo Pháp muốn tạo một không khí ngoại giao ôn hòa : « Người Trung hoa không thích ở cái thế bị bao vây », một nhà ngoại giao Pháp cắt nghĩa, « họ thích có một không khí thương thuyết trong một G20 đầy tánh ngoại giao, thiện cảm, và như vậy họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn » Và ông nói tiếp : « Và làm như thế chúng ta cũng sẽ nhận định rõ ràng vai trò thật sư của người Trung hoa trong thế kỷ 21 nầy ».
Cuộc Pháp du của họ Hu trùng vào dịp của Tổng thống Barack Obama sửa soạn đi thăm Đông Nam Á vào thay đổi cái nhìn đối với Trung Cộng. Từ những năm qua, Trung Cộng đã bắt đầu có thái độ leo thang hung hăng, cường điệu. Trong nước, đối với Pháp Luân Công, đối với Tây Tạng với Tân cương, với các nhóm thiểu số ở Quảng Tây. Ngoại giao thì rất « kẻ cả » ( nay là anh Ba Tàu là anh nhà giàu, chủ nợ anh Mỹ, anh Pháp, chủ nhà anh Hy Lạp, nay mai Bồ đào Nha, có thể Tây ba Nha…) lạnh lùng, trách mắng, xâm phạm chủ quyền khi một quốc gia Tây Âu tiếp rước Đức Đạt Lai Lạt Ma, vào đặc biệt hung hăn và bá quyền với các quốc gia Đông Nam Á hay Đông Á : tuyên bố quyền lãnh hải với quan niệm khu vực kinh tế trên lãnh hải Biển Đông Nam Á, với quan niệm « lưởi bò lịch sử », chiếm toàn vẹn lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Toàn bộ Hoàng Sa là của Việt Nam, một phần Trường Sa là của Việt Nam và cũng là của Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và Indonesia. Ngang ngựợc hiếp đáp như rứa mà Việt Nam vẫn ngậm im. Ngang ngựợc hiếp đáp như rứa mà các nước láng giềng Đông Nam Á vẫn không dám la lối gì. Ở Đông Á, Tàu không ngại đụng chạm với Nhựt Bổn tranh chấp nho nhỏ ở một đảo con nhưng đầy chiến lược vì đảo ấy là cái ngõ ra Đại dương, đụng chạm tuy chỉ ngoại giao, qua hai chiếc tàu đụng nhau, nhưng đây là một chỉ dấu của một thay đổi đường lối chánh trị. Rối nào tuyên bố đóng tàu chiến mới, rồi nào tập trân, rồi nào tuyên bố sẽ có Hàng không mẫu hạm, máy bay tàn hình J20.
Nhưng bất ngờ, Mỹ thay đổi cái nhìn. Mỹ làm ngơ khi Tàu còn lẫn quẫn trong cái vũng Biển Đông Nam Á mà Tàu ương ngạnh gọi là Biển Nam Hoa ( mà thế giới cũng vẫn vô tinh hay dễ dãi gọi là South China Sea). Nhưng vì ngày hôm nay, Tàu biểu diễn một cách quá rõ rệt tư tưởng bá quyền và bành trướng của mình, muốn ra Thái Binh Dương, muốn xâm chiếm Ấn Độ Dương ( bằng tổ chức những cảng trên những đảo hay quốc gia nghèo trên Án Độ Dương mà Tàu Tàu gọi chung là những chuổi hột trai) nên Mỹ phải thức dậy. Và Bà ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố USA is back ! Phải, Mỹ phải trở lại, và Mỹ đang trở lại Đông Nam Á. Cựu Thủ tướng Kevin Rudd của Úc châu từng là một tay có nhiều thiện cảm với Tàu cũng phải lên tiếng bao động cái nguy hiểm, cái họa của bành trướng (kinh tế) Tàu.
Kinh tế ? Ai còn chỉ nghĩ rằng Tàu chỉ là một con buôn là sai. Tàu bành trướng bằng “biển người”. Đánh giặc bằng biển người, đã đành; đi buôn cũng bằng biển người. Tàu bành trướng bằng người Tàu. Đô hộ Tây Tạng: bằng biển người Chỉ trong vòng 20 năm xâm chiếm, ngày nay thủ đô Lahassa, người Tây Tạng là thiểu số trên thủ đô đất mình. Tại thủ đô Urumqi của Vùng Tự trị Tân cương, dân tộc Ouighour, hồi giáo hoàn toàn thiểu số trước sự bành trướng của người Hán. Người Hán đi đến đâu cũng thành lập những ChinaTown. Nói như vậy chúng tôi không có ý đả kích hay kỳ thị với người Hán, nhưng ngày hôm nay, đó là một hiện tượng mà chính những người Âu Mỹ vốn có truyền thống dễ dãi cũng bắt đầu có những mặc cảm với Hán dân. Ngọn gió đã đổi chiều. Các quốc gia Đông Nam Á và Nam Thái bình Dương bắt đầu nghi ngờ Trung cộng, vì đã nhìn rõ tham vọng bành trướng của Trung Cộng. Khi một nhà cầm quyền sẳn sàng hy sanh dân tộc mình, chấp nhận một số đông dân mình làm nô lệ của cả thế giới. Nhét thanh niên, thanh nử tuổi trẻ con em mình vào những xưởng lao động để nhận lãnh “làm công rẽ tiền “ cho toàn thế giới để làm giàu cho một thiểu số chủ nhơn là Đảng Cộng sản Trung Hoa. Ngày nay những thành phố lớn của Trung hoa như Beijing, ShangHai, … to đẹp, rực rở, thành công trên mọi mặt, từ kiến trúc đến sanh hoạt kinh tế thương mại là do bàn tay của các mingong – dân công các nông thôn đổ xô về xây dựng. Biển ngưởi, biển người. Chiến thuật biển người không phài là chiến thuật riêng rẽ gì của Tàu cả, mà là của Cộng sản, Hồng quân thắng trận Léningrad do biển người, ( Thế chiến II nhơn dân Nga hy sanh nhiều nhứt trên 2 triệu người chết). Chiến tranh Cao ly, lần đầu tiên quân đội đồng mình Liên Hiệp Quốc biết được thế nào là biển người. Điện Biên Phủ Pháp thua cũng do biển người. Việt Cộng Bắc Việt thắng quân đội Nam Việt cũng do biển ngưởi, các dân công Bắc Việt xẻ Trường sơn làm đường xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Biển người không phải quan niệm riêng gì của Hán tộc nhưng đó chỉ là não trảng chung của lãnh đạo những Đảng Cộng sản xử dụng con người. Màu đỏ gọi là “tiến bộ” trên các màu cờ các nước Cộng sản chủ nghĩa chỉ là màu máu các mingong tất cà các quốc gia, các dân tộc đã bị các Đảng Cộng sản xúi dục thí chốt, làm “chair à canon”.
“Vùng lên những kẻ nô lệ của thế gian..
Câu đầu của bài Quốc tế Ca là một câu lường gạt để nướng bao nhiêu tuổi trẻ trên hoàn cầu: Nga, Tàu, Việt, Cuba, Phi châu… chỉ nói một cách hạn chế. Tội nghiệp thay, bao nhiêu thanh niên thanh nữ đã “xếp bút nghiên …” đi theo cách mạng ! Các lãnh tụ Cách Mạng từ Lénine, Staline, .. Mao Trạch Đông đến Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp với những bàn tay đầy máu đều chết già, chết trên giường bệnh. Trotsky, chỉ vì là gốc Do thái tên thật là Bronstein –Lev Davidovitch Bronstein, nên bị ám sát chết, chứ chẳng phải là Đệ tứ gì cả. ( Lénine , người của thành phố Léna, là người Nga – Vladimir Illitch Oulianov và Staline người Georgien – Joseph (Iossif) Vissarionovitch Djougachvili. Về sau từ Tàu đến Việt Nam, hành động của Công sản đệ tam quốc tế giết những nhơn vật lãnh đạo cựu đồng chí mình hay cựu đồng minh với mình biến thành một thủ tục để cầm quyền: ở Tàu giết một Liu Chao Chi,.hay ở Việt Nam giết những Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu vân vân. Nói tóm lại các lãnh đạo cách mạng có chẳng may chết đi là do bị thanh tóan trong cuộc chạy đua cầm quyền chứ chẳng phải do hy sanh vì dân tộc hay cách mạng gì cả. Chả bù, bao nhiêu thế hệ thanh niên thanh nữ Việt Nam đã hy sanh tuổi thanh xuân mình trên các rừng ruộng đồng xanh của đất nước vì chỉ nghe, muốn và mơ một Việt nam độc lập ? Một độc lập truớc sau gì cũng phải có. Vì bánh xe lịch sử lúc bấy giờ bắt buộc như vậy, Anh trả thuộc địa thì Pháp cũng trả thuộc địa, và không tốn một giọt máu. Giành giựt, giết chóc, tàn sát, tàn phá từ 1945 dến 1975, để được cái gì ? Giành được quyền lực và quyền điều khiển xây dựng từ 1975 sau khi thắng trận xong những người lãnh đạo Cộng sản làm cái gì cho đất nước Việt Nam ? Đau thương vẫn còn, nghèo khổ vẫn còn, bất công vẫn còn, giai cấp bốc lột vẫn còn, nô lệ vẫn còn, và nạn ngoại xâm lại còn de dọa hơn bao giờ hết, chẳng những họa ngoại xâm mà còn họa diệt chủng nữa. Ở với Pháp còn nói tiếng Việt, ở với Tàu sẽ mất luôn cả tiếng Việt.
Và nay Mỹ trở lại Đông Nam À. Và nay, Tây phương trở lại Đông Nam Á. Việt Nam ngày nay, mới dám hó hé lên tiếng về chủ quyên mình trên các hải đảo. Việt Nam mới dám hó hé đi mua vũ khí Nga, Nga cũng người Tây như không phải người Mỹ. và ngày nay, mới dám hó hé mở cảng Cam Ranh cho tàu bè quốc tế.
Và thái độ anh Tàu ? Qua cuộc Pháp du thắng 11 năm 2010 nầy. một không khí ngoai giao mới đang thành hình. Một màn kịch mới sắp được trình diễn. Không phải ngẩu nhiên mà Tàu “cadeau” cho Pháp vai trò Chủ tịch G20. Không phải ngẩu nhiên mà sau bao nhiêu ve vản ( Sarkozy đã đi thăm Tàu 4 lần), sau bao lần gởi các loại sứ giả khác nhau từ cựu Thủ tướng Raffarin, đến tân Thủ tướng François Fillon tháng 12 năm 2009 để đến ngày hôm nay mới có chuyện họ Hu dắt vợ chu du xứ Pháp và Âu châu ( sau Pháp đặc biệt chỉ thăm Bồ đào Nha vì biết rằng Bồ đào Nha sắp sửa xập tiệm như Hy lạp, và Tàu có khả năng mua được – Ái nhỉ Lan đang xập tiệm, như đừng hòng Tàu rớ vào vì Ái nhỉ Lan-Ireland là quê cha đất tổ của nhiều di dân Mỹ và Úc châu và là một phần của hoàng triều Anh quốc ! )
Điện Elysée hạ mình chiều chuộng anh Ba hết mình. Không có một cuộc họp báo ( sợ mấy thằng nhà báo Pháp cà chớn đặt vài câu hỏi móc họng kiểu chừng nào Tàu cho phép Liu XiaoBo đi lãnh giải Nobel Hoà bình, hay nói đến cái tên của ngài Đạt Lai Lạt Ma, hay mang cà-vạt cờ Tây tạng thì bể mánh). Không họp báo. Chỉ một buổi tiệc thân mật đêm thứ năm mới đến “gọi là”. Sau đó rút nhau xuống Nice, ở villa Masséna, xa chốn hồng trần, phồn hoa đô thị đầy ồn ào, gió bụi. Thời gian ở Nice, ở Villa Masséna, là thời gian của “tâm tình”.
Thật là : “ Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần còn mưa bay gió cuốn, …còn nhiếu anh ơi !” ( Chiều mưa biên giới – Nguyễn Văn Đông).
Vợ chồng họ Hu, sau một buổi cơm “thu hẹp, rất gia đình”, sau một đêm thỏai mái ở Riviera, ở Côte d’Azur, ngàn năm văn vật, sẳn sàng cùng vợ chồng Nicolas – Carla Sarkozy xóa bỏ những lỉnh kỉnh từ năm 2008 đã làm cau mặt “nước hồ bằng phẳng trong suốt của cuộc tình hữu nghị” Pháp – Trung, đã được đề huề xây dựng từ thời ông cựu Tổng thống Chirac, đã nhờ bà vợ Bernadette một ngày nào, năm 1999, tại lâu đài Bity ở tỉnh Corrèze, dám kéo ngài chủ tịch Jiang Zeming ra sàn nhảy một bàn Paso Doble đầy hứng thú trong những tiếng đàn accordéon réo rắt, và những tiếng vỗ tay rầm rật của các quan khách.
Thế nhưng “ Tình yêu nay đã nguội lạnh lắm rồi, khó sưởi ấm lại được” một nhà ngoại giao, giấu tên tỉ tê với một nhà báo. “ chỉ khi vợ chồng Sarkozy ra vê rồi thì không khí hữu nghi mới trở lại bình thường”. Giận ai ? sao hờn dai thế ? Có lẽ giận Carla vì Carla là người rất ái mộ Đức Đạt ma. A ! làm sao tìm lại được một bà Bernadette Chirac với điệu Paso Doble và đàn accordéon musette rất Tây cổ điển. Carla tân thời quá ! Carla đẹp quá ! Bernadette, Hu phu nhân là những mệnh phụ cổ điển, những bà hoàng hậu kiểu xưa, còn Carla lộng lẩy, Carla tân thời, Carla rock, Carla là guitare, Carla là người mẫu.
Nhưng dù có hoài cổ ngài Chirac đi nữa, anh Tàu Hu cũng phải cần anh Tây Sarkozy trong vai trò Chủ tịch G20. Lần đầu tiên anh Tàu mới được có mặt trong một Club nhà ngói. Dỉ nhiên ngày nay ai ai cũng biết rằng Tàu giàu rồi, người ta thích đến chơi, thích ve vản với Tàu, nhưng thường đi riêng rẽ, đi chơi song phương thôi, kể cà anh chàng to nhứt, là anh Mỹ. Nhưng không ai mời Tàu vào một câu lạc bộ nhà ngói nào cả. Hồi xưa G7, mấy năm trước mời thêm anh Nga để thành G8, nhưng họ có mời Tàu đâu ? anh chàng Ý đói, nợ như chúa chổm, sắp xập tiệm nhưng vẫn cứ ở G8, anh Nhựt Bổn, cũng là dân Á đông như anh Tàu, nợ nần, kinh tế khủng hoảng lại thêm bị nạn thất nghiệp đang lên, nhưng vẫn ở G8. Còn Trung Quốc, “quốc gia Trung tâm thế giới”, hiện là nhà giàu số 2, có thể số 1, nếu chỉ đơn thuần nhìn vào số lợi nhuận ròng, vẫn không ai mời vào một cái câu lạc bộ nào cả ! Bất côbg thật, hay xử ép hay kỳ thị !. Phải chờ kinh tế thế giới lâm vào nạn đại khủng hoảng kinh tế, hảng xưởng, nhà băng tiệm buôn xập tiệm lung tung họ mới mời Trung Quốc và còn mời thêm các nước mà giới tư bản gán cho cái tên là các “nước đương lên” . Đau không ? Lúc nầy là lúc Trung Quốc phải phục hận, trả thù. Năm ngoái khi Trung Quốc rục rịch mới ngỏ ý muốn làm Chủ tịch G20, là đã có phong trào” ngại ngùng” bàn ra rồi, vì vậy Tàu phải bán cái cho Pháp.
Không xâm phạm chủ quyền –principe de non ingérence
Nhưng muốn được làm Chủ tịch G20, Pháp trả giá cũng khá đắt. Im miệng suốt tháng 10, khi nhà tranh đấu Liu Xiaobo tuy vẫn bị tù, được trao giải Nobel Hòa bình. Vì đây là một thỏa thuận đã được thông qua một tuyên bố chung, ký vào tháng 4 / 2009 là “không xâm phạm chủ quyến nhau – principe de non ingérence”.
Pháp thất thế, nhưng nhờ vậy mà từ tháng 4 / 2009, tình hữu nghị được từ từ hâm nóng trở lại. Chưa bao giờ từ ngày hai quốc gia kết nghĩa anh em năm 1964, chưa bao giờ Trung Hoa Công sản giận anh Pháp dữ tợn như vậy. Giận đến nỗi năm 2008, Trung Quốc bãi bỏ không thèm đến dự một cuộc Họp thượng đỉnh với Liên hiệp Âu châu vào tháng 12 / 2008 tại Lyon – Pháp. Cũng vì thế mà từ đầu 2009, Pháp mới tung ra chiến thuật ve vản anh Ba, mãi cho đến tháng 12 / 2009 Thủ tướng François Fillon mới “được” mời đi thăm Beijing Tại đây ông nhận định: “ Chớ có điên rồ nghĩ rằng thế giới ở ngoài và những dữ kiện ngoài đất Tàu có thể thay đổi được nước Tàu”
Đúng, cũng như Việt Nam, Tàu là một nước với một não trạng Cộng sản xơ cứng. những thay đôi hay cải tổ chỉ đến do tự bên trong lòng Đảng Cộng sản cầm quyên thay đổi thôi. Vì vậy muốn Tàu hay Việt Nam thay đổi phải chứng minh con đường cải tổ ấy có lợi cho Đảng Cộng sản Tàu hay cho Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền (đừng nói đến dân hay đất nước, vô ích ! ).
Nhưng Pháp cũng muốn hưởng lợi. Lợi kinh tế: Các hảng xe hơi Peugeot, Renault, hảng Aréva với lò siêu EPR nguyên tử, hảng Alsthom với siêu xe lữa TGV, hảng Airbus với siêu phi cơ A380 vân vân …. Ông Liu Xiaobo ở tù thêm vài tháng cũng chẳng sao. Nay ông đã là giải Nobel rồi thì ông không làm sao chết được ! Bà Aung San Sưu Kyi ở tù 17 năm có chết đâu ? Giải Nobel Hòa bình sẽ che chở ông Liu và vợ ông hơn cả lời tuyên bố can thiệp các quốc gia trên thế giới. Lợi về mặt ngoại giao: nước Pháp càng hưởng lợi ngon lành hơn, là “được” sự ủng hộ của Trung Quốc muốn mình làm nhà dìu dắt, che dù để đưa Trung Quốc lên hàng đầu. Che dù cho Trung Quốc khi Trung Quốc phải đối thoại tay đôi G2 với Huê kỳ.
Lạ nhỉ Trung Quốc với Đông Nam Á chỉ muốn chơi song phương với các quốc gia láng giềng. Nhưng đối với Mỹ, Trung Quốc có vẽ “ngán đo càng”. Mặc dù Trung quốc vẫn khinh anh Mỹ, vẫn cho anh Mỹ là con Cọp giấy, nhưng vì Huê kỳ ưa chơi cái trò “đo càng dướỉ” nên Tàu cũng ngán ( nói theo kiểu “dân đá dế”, con dế đi càng dưới nguy hiểm lắm vì nó có thể húc lật ngữa con dế đi càng trên). Bằng chứng là cú in 600 tỷ dollars tung ra thị trường của nhà băng Liên Bang Mỹ làm thế giới và Tàu chới với. Pháp càng hưởng lợi hơn khi làm chủ tịch G20 có quyền dàn xếp nền kinh tế ngoại giao thế giới, như vậy sẽ làm vai trò Pháp nổi bật trong khối Liên Âu càng ngày càng suy yếu với những khủng hoảng do của bốn nước nhóm PIGS đã, đang và sẽ xập tiệm (Portugal, sắp sửa, Ireland đang, Greece đã, Spain cũng sắp sữa) chưa kể Italy và các nước Đông Âu) và last but not the least, cuộc chạy đua vào chức Tổng thống Pháp vào năm 2012. Nếu Nicolas Sarkozy thành công trong một vai trò quốc tế thì vai trò quốc gia chắc chắn cũng được cũng cố. Nói tóm lại một cái deal Win – Win.
Cũng nên nhắc lại, từ tháng 10 năm 2010 ngọn gió thuận cho thiên triều Hán tộc đang đổi chiều. Tại Hôi nghị thượng đỉnh Liên Âu – Trung quốc, đầu tháng 10 vừa qua tại Bruxelles – Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Wen Jiabao bị các quốc gia Liên âu đả kích, bác bỏ và không chấp nhận cho Trung quốc hưởng quy chế một quốc gia có một nền kinh tế thị trường ( ngược lại là kinh tế chỉ đạo), nếu Trung quốc không chấp nhận mở cửa rộng rãi nền kinh tế nội địa của mình. Nói tóm lại Tàu phải để cho Liên Âu ( và Mỹ) tự do thương mãi trên toàn cỏi đất nước trong thị trường nội địa Tàu. Không còn cái nạn joint-venture nữa. Cạnh tranh tự do như vậy nơi đất Tàu thử hỏi hàng “công nghiệp cao” của Tàu cạnh tranh nổi không ? Nghe theo tin hành lang hình như chính anh Pháp, xỏ lá, chơi cú “xí mứn”, đã xúi các bạn Liên Âu mình đặt vấn đề “mở cửa thị trường nội địa của Trung quốc” ra ! Và Thủ tướng Wen trả đủa lại bằng một thái độ cứng rắn bảo vệ giá trị đồng Nguyên của mình. Hôm ấy, để lấy điểm với Tàu, Tổng thống Sarkozy cũng nhanh nhẩu đề nghị hảy bỏ cấm vận Âu châu bán vũ khí cho Trung quốc. Cấm vận nầy bắt đầu từ vụ Thiên An Môn năm 1989. Nhưng Liên âu không đồng thuận, nên đề nghị bất thành.
Về thương mại Trung quốc thích mua know-how, kỹ thuật hơn mua hàng có sẳn. Thương thuyết với Pháp Trung quốc nhắm vào kỹ thuật nguyên tử. Học nghề nguyên tử cũng không lấy gì là khó khăn nhưng cái nan giải là học cái nghề giải quyết chất thải nguyên tử. Nói tóm lại, học làm nhà máy nguyên tử tương đối dễ nhưng học các giải quyết, xử trí với chất thải nguyên tử là một vấn đề, mà anh Pháp ngày nay, nghĩ rằng người Hoa chưa có đủ trình độ, hay trưởng thành trách nhiệm để bào quản và có một thái độ lương thiện, đúng đắn với các rác rưởi nguyên tử và chất phóng xạ. Trái lại hiện nay Pháp đang sẳn sàng chuyển cho Trung quốc kỹ thuật chế tạo máy bay vận tải to.
Nhưng nếu Pháp mong có một không khí G20 an lành để làm việc cho một thế giới an lành. Liệu anh Trung quốc có chấp nhận ngồi yên không ? Trung quốc là một con hạm, háu đói. Trung quốc cần ăn nhiều để chóng lớn, càng chóng lớn thì càng tham “xực”. Trung quốc vẫn sẽ không bỏ thói hung hăn, vì đầy tham vọng. Nhưng, trong những ngày qua cuối tháng 11, và càng gần cuối năm 2010, Trung quốc càng bị cô lập. Chẳng những, những quốc gia chư hầu Việt Nam dám cả gan bắt đầu lên giọng đòi chủ quyển trên những quần đảo đã bị chiếm của mình, Việt Nam còn dám lên tiếng tố cáo những vi phạm tài sản hoạc tánh mạng các ngư dân Việt Nam đã bị Hải quân Tàu đụng chìm hay chận bắt xử ép, đòi tiền chuộc. Và quan trọng hơn, ngoài những đụng chạm ngoại giao của Tàu với những quốc gia láng giềng như Indonesia hay Mả lai, chúng ta càng nhận xét qua các buổi họp ở châu Á và Đông Nam Á, Trung quốc đang bị Mỹ , Úc “kê tủ đứng” vào mồm bằng những đòi hỏi rằng Trung quốc phải có thái độ văn minh, đàng hoàng và nếu cần, Hải quân Úc Mỹ sẳn sàng đọ sức với Hải quân Trung quốc . Cơn gió đã đổi chiều.
Một Liên phòng Đông Nam Á mới
Hồi những thập niên, 1950, 1960, ở Đông Nam Á trong vì thời kỳ chiến tranh lạnh, có một tổ chức với tên gọi Liên Phòng Đông Nam Á. – SEATO cho Mỹ chủ đạo. Đó là một Hiệp Ước gồm có các quốc gia Đông Nam Á phần đông thân Mỹ, phe Mỹ để chống khối Cộng sản. Cộng sản Á đông lúc bấy giờ là Trung Cộng, Bắc Hàn và Bắc Việt. Và cũng để kiểm soát Thái Bình Dương lúc ấy Mỹ với một cái nhìn rất độc hữu, là cái Mare americana (Ao hồ Mỹ) Mỹ không cho Hải quân Nhựt Bổn có cơ hội trổi dậy. Năm 1951, trước khi chấp nhận trả độc lập cho Nhựt Bổn ngày 8 tháng 9 năm 1951 tại San Francisco, Mỹ ký kết một hiệp ước 8 ngày trước, ngày 1 tháng 9, chia xẻ quyền lợi trên Thái Bình Dương với hai quốc gia ngôn ngữ Anh thuộc Khối thạnh vượng Anh là Tân Tây Lan và Úc châu. Đấy là khối ANZUS (Australia, New Zeland, United States). Thế nhưng qua năm 1977, một khi chiến tranh lạnh , be bờ , dominos … tất cả đều hết hiệu nghiệm, obsoletes, vì nay Mỹ đã thành công, đã được đi chơi riêng với Trung Cộng, xé lẽ anh Trung Cộng với anh Liên Sô, Mỹ dẹp SEATO để không phật lòng Trung Cộng. Phải, chính Mỹ đã dựng Trung Cộng lên. Và khi đã dựng được anh Trung Cộng lên rồi, anh Huê kỳ mới đánh xập tiệm được anh Liên Sô. “Down the wall” năm 1989, bức tường Bá linh xập, Đông Âu và khối Varsovie xập. Trái với SEATO,Mỹ vẫn giữ NATO và phát triển thêm, thâu các thành viên cựu khối Liên sô vào và ngày 19/20 tháng 11 2010 nầy Tổng Thống Medvedev của Nga cũng đi dự Hội nghị NATO tại Lisboa -Bồ đào Nha.
Những cái ngược đời lý thú
UNO, Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1948, vừa sau Thế chiến II là để kềm chế hai quốc gia có tội gây hấn Thế chiến II là Đức và Nhựt. Các thành viên đầu tiên có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo An là Ngũ cường, G5 đồng minh thắng trận: Huê kỳ, Anh, Pháp, Liên Sô và Trung Hoa Tuởng giới Thạch. Quan niệm Real Politic – chánh trị thực tiển đã đuổi anh Tưởng đi để anh Tàu Cộng vào ghế thứ năm nầy. Như tuy là ngồi ghế thứ năm Ngũ Cường trong Hội đồng Bảo An, Trung Cộng vẫn không được mời vào G6, hay G7 và G8 vì không lúc nào hội đủ tiêu chuẩn kinh tế cao cấp ! Thế nhưng, từ đầu thập niên 90, khối Varsovie –Warszawa – tan rã, không còn khối quân sự nào để đối địch với NATO nữa, nhưng NATO vẫn tồn tại. Chẳng những NATO tồn tại, mà NATO còn có thêm thành viên mới và nực cười hơn, mâu thuẩn hơn là những địch thủ cũ của NATO, những thành viên cũ của Khối Varsovie: Ba lan, Tiệp Khắc, Georgia, Ukraina, ba quốc gia baltiques, vân vân và sắp sửa cả Nga là cựu địch thủ chánh, cái lý do tại sao NATO hiện hữu, cũng sẽ tham dự. NATO. Như thế, ngày nay là một cơ cấu Liên phòng toàn bộ Âu châu – Địa trung Hải. Quyền hạn vượt khỏi Âu châu vì có cả những quốc gia Á châu cựu Liên Sô vẫn ký với NATO những Khế ước hữu nghị giữ hòa bình (Pacte Partenariat pour la Paix) đó những quốc gia cựu LiênSô Trung Á, địa lý trãi dài trên con đường tơ lụa : Kirghikistan, Kazakhstan, Tajikistan, Ousbékistan. Có cả những quốc gia gọi là trung lập như Áo hay Thụy Điển hay cả Thụy sĩ. Liên Hiệp Nga trước khi sắp sửa tham dự NATO cũng vẫn ký cái Khế Ước hữu nghị Hòa bình nầy. Đối với các quốc gia hồi giáo bên kia bờ Địa Trung Hải NATO có ký một văn kiện cam kết hoạt động chung gọi là Dialogue méditerrannée – Đối thoại Địa Trung Hải với Maroc Algérie Tunisie và Egypte.
Còn SEATO ? SEATO bắt chước NATO, ra đời năm 1954 quyết để bảo vệ Đông Nam Á không bị nhuộm đỏ do Cộng sản đang muốn Nam tiến. SEATO do Mỹ muốn tiếp tục công việc của khối ANZUS ký kết năm 1951 để kiểm soát Nhựt Bổn. Nay vì muốn be bờ Cộng sản. ANZUS cùng với Pháp, Phi Luật Tân, Pakistan, Thái Lan, cho ra đời SEATO để quyết tâm chận Công sản. Nhờ SEATO, ở Viêt Nam bấy giờ có mặt các quân đội Thái Lan, Úc Châu, Tân Tây Lan, Phi luật Tân. Pháp bỏ cuộc năm 1965, vì ủng hộ suy nghĩ trung lập hóa Đông dương của Sihanouk và con đường thứ ba trung lập của nhóm Bandung. Một năm sau, Tướng de Gaulle, Tổng Thống Pháp với bài diễn văn tại sân vận động Pnom Pênh 1 tháng 9 1966, kêu gọi người Mỹ hãy để dân tộc Việt Nam tự quyết, và yêu cầu trung lập hóa Đông dương. SEATO mặc dù không thật sự làm việc đắc lực như NATO, vẫn ủng hộ Mỹ tham chiến ở Việt Nam, trừ Pakistan. Năm 1977, hết nhiệm vụ, SEATO rả sòng. Từ nay, Mỹ đã thành công dựng xong Trung Cộng, phá vỡ mối tình Nga Trung. Một năm sau, chiến tranh CamBốtChia ViệtNam bắt đầu. Liên Sô ủng hộ Việt Nam, Trung Cộng ủng hộ CamBốtChia.
Năm 1967, song song với SEATO, một tồ chúc Đông Nam Á khác cũng được thành lập đó là ASEAN: năm quốc gia, Phi Luật Tân, Thái Lan, Indonesia, Mã Lai, Singapore họp thành một khối trao đổi buôn bán hổ trợ nhau. Brunei nhập vào năm 1984. 13 năm sau, ba quốc gia cựu Đông Dương Pháp và Miến Điện nhập cuộc vào những năm 1997, Cao Miên vào cuối cùng năm 1999. Mười quốc gia nhỏ, nhưng có tham vọng muốn cùng phát triển hổ trợ kinh tế lẫn nhau. Ngày nay trước sự hung hản tham vọng bành trướng của Trung Cộng, ASEAN phải cần tạo thành một khối quân sư không ?. Từ mấy năm nay, Trung Quốc đã tỏ tham vọng bành trướng muốn lấn đất giành dân xuống phương Nam, quyết chiếm Biển Đông Nam Á, ASEAN tuy đông nhưng ngại Trung quốc đành im miệng rút vai rút cổ chịu đựng. Nay Mỹ trở lại mang theo những đồng minh tự nhiên của mình, phía Bắc Thái bình Dương Nhựt Bổn, Đại Hàn, Đài loan, phía Nam Thái bình Dương, Úc châu và Tân Tây Lan . Vô tinh một SEATO mới có thể thành hình. Cũng như NATO, SEATO cũng có thể có một tham vọng giữ Hòa bình nhờ một khối quân sư mạnh. Cũng như NATO đã trải dài qua Địa Trung Hải. SEATO có thể bắt tay với Ấn Độ và Pakistan trãi dài qua Ấn độ Dương để chận đường tiến của chuôi trân châu Trung cộng.
Để Kết luận
Năm Tân Mẹo 2011, năm Pháp làm Chủ tịch nhóm G20.
Năm Tân Mẹo 2011, năm Mỹ trờ lại cũng cố Thái Bình Dương.
Cuộc gặp gở tay đôi Mỹ – Trung, dù Tàu có muốn tránh đi nữa cũng không tránh khỏi. Cuộc chiến không tránh khỏi là cuộc chiến tiền tệ, sẽ bắt đầu diễn ra ngay vào cuối năm 2010 nầy rồi. Đã in tiền một lần rồi không ai cấm Mỹ sẽ in tiền một lần nữa. Mỹ đã đổi thái độ từ giúp đồng minh và làm bạn bằng cách mở thị trường mình nhập cảng mua hàng thiên hạ. Ngày nay trái lại, Mỹ đưa xuất cảnglên hàng đầu. Nói tóm lại ai muốn bạn Mỹ phải mua hàng Mỹ. Bán hàng cho Mỹ để nhận dollars, nhưng dollars càng ngày càng phá giá. Mua hàng của Mỹ cũng với dollars, cũng với dollars càng ngày càng rẽ, hàng Mỹ sẽ cạnh tranh hàng thế giới. Euros sẽ khổ vì euros không quyết định lên xuống giá dễ dàng, vì thành viên quá đông khó quyết định nhanh, xoay trở nhanh. Chủ tịch G20, với một Liên Âu sắp có ba nước phá sản như Bồ dào Nha, Tây ba Nha, và có thể Ý hay các tiểu quốc Đông âu sẽ làm cho Sarkozy rối bù đầu óc. Sarkozy giúp Tàu chống Mỹ ? hay Tàu giúp Sarkozy cứu đồng Euros. Vì cuộc thư hùng tiền tệ tay đôi dollars – đồng Nguyên thế nào cũng làm bể nồi gạo Euros. Năm 2011 sẽ cho chúng ta nhiều màn ngoạn mục. Tương lai Sarkozy, tương lai Obama cả hai đều là ứng cử viên Tổng thống nhiệm kỳ hai năm 2012, đang chờ kết quả của những việc làm trong năm 2011.
Một nhận xét quan trọng nữa. Các chiến tranh tân thời đều do những cuộc tranh chấp để làm bá chủ các Đại Dương. Lúc xưa chúa tể trên biển cả là Tây Ba Nha. Nhưng từ ngày 21 tháng mười 1805, ngày Đô đốc Anh Nelson đánh tan hải quân hổn hợp Tây Ba Nha / Pháp ở trận Trafalgar, Hải quân Anh biến thành chúa tể các Đại dương cho đến Thế chiến I. Thế chiến I phát sanh cũng do sự chạy đua tìm thuộc địa, và chạy đua vũ khí. Tìm thuộc địa phải cần có Hải quân mạnh. Trang bị Hải quân, chạy đua vũ khí, sau rốt, chỉ một ngọn lữa bén nhỏ là có chiến tranh. Thế chiến II. Âu châu Hitler phục hận trang bi Hải quân, chạy đua vũ khí. Á Châu Nhựt cũng trang bị Hải quân, giành quyền kiểm soát Thái bình Dương. 12/12/42 Trân Châu Cảng Chiến tranh Mỹ Nhựt.
Ngày hôm nay Trung Cộng đang trang bị Hải quân với tham vọng kiểm soát Thái binh Dương. Hy vọng Mỹ có đầy đủ kinh nghiệm và trí nhớ để không bị một trân Trân Châu Càng thứ hai nữa.
Còn Việt Nam?
Đi lộn cửa bao lần. Mất bao cơ hội. Nếu Vua Tự Đức sáng suốt biết mở cửa giao thương với Tây phương như Nhựt bổn đời Minh trị hay tệ lắm như Thái lan đâu đến nổi bị Pháp cai trị. Năm 1949, khi Hoàng Đê Bảo Đại được Pháp trả Độc lập, nếu những người Cộng sản thực sự yêu nước, nay có Độc lập rồi, sáng suốt chấp nhận cùng Bảo Đại xây dưng một Việt Nam Quân Chủ Lập hiến thi làm gì có chiến tranh Đông Dương, làm gì có nội chiến, làm gì có Mỹ vào, làm gì có chiến tranh Quốc Cộng .
Hy vọng lần nầy những người cầm quyền dù là Cộng sản hay không Cộng sản, đủ sáng suốt biết đặt quyền lợi dân tộc trên cả, để tránh Việt Nam không bị Hán hóa.
Hy vọng năm 2011, sẽ là năm vì phải giải quyết nhiều cải tổ, nhiều khó khăn nên tất cả những tham vọng đều phải được đặt qua một bên để tạo một năm cho cải tổ, cho xây dựng, phát triển, một năm cho hòa bình thế giới, một năm cho dân chủ ở Việt Nam.
Chúc tất cả Quý Vị một năm Tân Mẹo an lành.
Hồi Nhơn Sơn, Đầu năm 2011
Phan Văn Song
© www.Vietthuc.org