Sáng nay, 16 tháng 11 năm 2015, Ngày Tang Quốc Gia thứ hai 12 giờ trưa, 1 phút im lặng, tưởng nhớ, cầu nguyện, khóc, nghiến răng, nắm tay nhau, vượt qua, cho sự sống, cho tương lai, vượt sợ hãi, đoàn kết, thương yêu, cùng nhau mãi mãi, nhơn loại, hòa đồng, chung sống, hòa bình, xây dựng…Paris, Tháp Eiffel, cờ Tam Sắc, la Marseillaise…mãi mãi…
Phải, hôm qua Chúa Nhựt Ngày Tang Quốc Gia 1 – ngày của khóc, ngày của tỉnh dậy, ngày của « phài làm cái gì ! bông, hoa, nến, đèn…chánh phủ lo phần chánh phủ, cảnh sát lo nhiệm vụ cảnh sát, nhà thương lo việc nhà thương, 132 người chết, 42 người hấp hối, 32 người trầm trọng và cả trăm người thương tích thể xác, và cả ngàn người thương tích tinh thần. Lòng nhân đạo bị trọng thương, những bàn tay mở đón người tỵ nạn nay cũng đang bị níu kéo dằn co e phải khép lại. Nước Pháp rộng lượng, nước Pháp mở mang, sẳn sàng rước đón mọi khổ đau của thế giới, mọi nghèo đó của nhân loại, nay chả nhẻ hẹp hòi khép đôi vòng tay lại sao ?
Chúa Nhựt tới, ngày 22 nầy, người viết phải chủ trì buổi lễ : cầu nguyện đành rồi, cầu nguyện cho người chết là bổn phận, nhưng cầu nguyện cho người sống quan trọng hơn. Cầu nguyện để an ủi gia đình người chịu tang, cầu nguyện để nước Pháp tha thứ, để nước Pháp sáng suốt, đâu là bạn đâu là thù. …
Từ nay, một thế giới khác, một cuộc sống khác đang mở ra. Cuộc sống mới, nền kinh tế mới sẽ một nền kinh tế phát triển …cho An Ninh ! Phải tạo An Ninh, mới đem lại Hòa Bình và cuối cùng Thạnh Vượng.
Trước tình hình kinh tế quốc tế, mỗi ngày mỗi khó khăn, kinh tế gia người Pháp gốc Ấn Độ Navi Radjou kêu gọi chúng ta phải theo gương những người dân của các quốc gia đang lên, đang vật lộn với cuốc sống hằng ngày tại xứ họ. Ông kêu gọi chúng ta hãy mở óc mở mắt vận trí, để thêm sáng tạo, thêm nhạy cảm, để phản ứng đối phó với đời sống khó khăn của một nền kinh tế quốc tế đang bị nạn trầm cảm, khủng hoảng.
1. Nền Kinh Tế Cần Kiệm: «Tạo Kết Quả Cao Với Ít Chi Phí»
«Sáng tạo, biến chế, gan dạ, bình dị ». Ông Navi Radjou, đại quân sư của Vùng Silicon Valley – đồng tác giả của cuốn sách « Sáng kiến Jugaad, tất cả phải khôn khéo– Innovation Jugaad, redevenons ingénieux » Nhà Xuất Bản Editions Diateino, 378 trang, 2013 – không ngớt lời khuyên các kỹ nghệ gia. Giữa hai buổi thiền-yoga, vị kỹ sư người Pháp gốc Ấn nầy, tốt nghiệp của Trường Centrale Paris Pháp (Trường kỹ sư lớn nổi danh thứ hai của Pháp sau Trường Bách Khoa-École Polytechnique), không ngớt được mời du thuyết ở các giảng đường lớn chuyên môn những ngành công nghiệp kỹ nghệ cao – hight-tech, về phương pháp công nghiệp, kỹ nghệ và kinh tế theo quan niệm cần kiệm-la frugalité. Phát xuất từ những quốc gia đang lên, nghèo khổ, quan niệm nầy đang từ từ chinh phục Tây Phương Âu Mỹ, tuy trù phú hơn, nhưng đang bối rối, bó tay trước những khó khăn do khủng hoảng kinh tế tài chánh trầm kha từ thập niên nay. Ông vừa nhận được Giải Thưởng Thinkers50 Innovation năm 2013, giải thưởng cho những nhà tư tưởng kinh tế gia có ảnh hưởng lớn, có thể thay đổi cục diện thế giới công nghiệp kỹ nghệ đương thời.
«Jugaad» từ Ấn Độ được dịch ra tiếng Pháp là «économie frugale», chúng tôi người viết chuyển sang việt ngữ là « nền kinh tế cần kiệm », suy nghĩ đúng hơn có lẽ phải hay có thể phải ? Dùng cụm từ « nền kinh tế với thái độ cần kiệm » ? Vì đó là một thái độ, một cách sống vừa « biết tiết kiệm », « vừa cần cù sáng tạo ». Việc nầy, quý độc giả cũng như chúng tôi, ta tự nhủ : « Thật rất dễ đối với chúng ta, vì đây là những đức tánh cố hữu của người Việt ta ! ». Đúng vậy, chỉ với một chiếc đủa, một cái que, với một ống chỉ cũ, một nút khoén, vài sợi giây, cọng kẻm, hồi tuổi trẻ chúng ta, chúng ta đã chế được một chiếc xe con để làm đồ chơi. Lúc tôi ở tù Cộng Sản, với một bao cát bằng nylon, tháo ra, lấy sợi xe thành giây, chúng tôi làm một lưới xách đựng quần áo, lương thực thăm nuôi, hay biến chế làm một cái quần xà lỏn, bận đi lao động bền lâu. Với vỏ kẻm của cây thuốc đánh răng, chúng tôi biến thành một con dao mỏng gọt vỏ dưa hấu thăm nuôi để làm dưa muối chua, …. Những đức tánh ấy, ngày nay đâu rồi, sao lại mất đi ? Chiếc gáo múc nước bằng mủn dừa xỏ bằng một nhánh cây nay đâu rồi ? Nay chỉ thấy gáo bằng mủ Trung Cộng, vừa ô nhiểm môi trường vì gốc dầu hỏa, vừa tốn ngoại tệ vì phải nhập cảng của ngoại…Còn đâu những chiếc ghế mây, những chiếc đôn, chiếc đòn bằng gỗ, bằng tre ?
Jugaad : là sáng kiến, lấy cái không làm cái có, lấy cái ít làm cái nhiều, lấy cái vô dụng cái bỏ, làm thành cái hữu dụng, cái có ích. Ta thử, hãy hơi chữ, đặt thành câu : « Lấy cái ít làm cái ích ». Từ « cái ít ỏi » ta biến chế thành « cái ích lợi ».
Frugalité : chúng tôi dịch là « cần kiệm ». Xin quý bạn, quý độc giả đóng góp thêm. Mong rằng ngày mai, đất nước chúng ta, người dân chúng ta trở về với cái « sáng tạo cấn kiệm » ấy, cái sáng tạo đã ngàn năm cha ông chúng ta xây dựng, tạo thành, làm nên đất nước Việt Nam, con người Việt Nam. Hai người gánh, một người ngủ để tiến quân nhanh đại thắng quân Thanh của dân quân Nguyễn Huệ là một thí dụ… và nhiều thí dụ nữa, có thể hoang tưởng, có thể tuyên truyền kiểu « máy bay ta núp trong mây phục kích B52 », hay « Lê Văn Tám » …nhưng may quá, cha ông ta tổ tiên ta không bị Đảng Cộng Sản nhồi sọ dạy nói láo !
« Cần kiệm » là trung tâm của tư tưởng. Bài toán rất dễ : làm sao nâng cao kết quả với một sự hạn chế nguyên liệu. Nhưng để giải quyết, phải cần đến nhiều đức tánh, cần một bộ óc sáng tạo, nhạy bén, và cũng như các sáng kiến của dân chúng các xứ nghèo, phải giải quyết đời sống hằng ngày với mọi khó khăn. Biến cái khó khăn thành cơ hội. Với họ, sáng tạo là nguồn sống độc lập, là tự do, là giải thoát. Hội nhập cũng là nỗi lo trung tâm của họ. Trong một cộng đồng đầy thiếu thốn, tình thương, mối lo cho kẻ thiếu thốn hơn mình cũng là một động cơ để sáng tạo. Đây không phải những « mối tình thương hại » đầy những tự cao, tự đại, kiểu « công tác từ thiện », kiểu « ta đây làm việc xã hội », đầy tự phụ của một loại người nào đó để trấn an lương tâm, để kiếm thêm tiếng tăm ngoài đời, hay làm « nghĩa, bố thí, phóng sanh » để mua vé đi « cruse mau lên Thiên Đàng hay nhập Niết Bàn lẹ » ; mà là thật sự một sự sáng tạo « jugaad » cố gắng, một lo lắng « thật sự » cho những người đang sống « ngoài thị trường », sống bên « lề xã hội », nay chúng ta phải làm mọi cách, « thật sự » đưa họ trở lại hội nhập vào cộng đồng nhơn loại.
Jugaad có thể nhập cảng vào Tây Phương không? Quan niệm sử dụng ít nguyên liệu, sử dụng ít vật liệu có thể nào du nhập vào người Phương Tây không?
Jugaad không bắt buộc phải bớt chi phí thợ thuyền lương bổng để có nhiều lợi nhuận cho các cồ đông chủ nhơn tư bản (Cái sợ ngày nay, của công nhơn Pháp trước mọi chánh sách cải tổ kinh tế của chánh phủ). Trái lại, sẳn sàng chia xẻ tài nguyên, sẳn sàng đặt lợi nhuận xã hội lên hàng đầu. Tiết kiệm có nghĩa là tận dụng một cách hoàn hảo hơn, một cách cân bằng hơn những nguyên liệu, tài nguyên kể cả tài chánh và quan trọng hơn, thời giờ và không gian.
Jugaad và Phương Tây: ở đâu cần Jugaad? Với cuộc khủng hoảng đang xảy ra, jugaad rất cần thiết cho mọi tình huống, mọi không gian. Tại Âu Châu ngày nay, người tiêu thụ, vì khó khăn, đang xoay về một lối tiêu thụ khác, rẻ hơn, tiết kiệm hơn. Nơi giới trẻ chẳng hạn, đối với xe hơi chẳng hạn, di chuyển bằng chia sẻ sử dụng xe, co-voiturage, đi nhờ xe, «quá giang» nhưng chia xẻ chi phí. Quan hệ tình cảm đối với đồ vật, vật dụng ngày nay sẽ với một nhản quan khác. Không cần làm chủ vật dụng nữa, mà chia sẻ cái « hưởng thụ, cái xài, cái dùng», không tư hữu, không hữu sả nữa, không tài sản nữa, nhưng « đi mua hưởng thụ », tiêu thụ hưỡng thụ. Các thành phố to như Paris Lyon, Marseille , ngày nay nhan nhản Velib, Autolib, xe đạp thuê, xe hơi thuê, giàn xe ở đấy, cần bỏ tiền lấy xài, đi xong quảng đường gắn xe trả lại, xe hơi cũng vậy. Quan niệm nầy mang đến một nhản quan tâm lý xã hội-văn hóa mới. Lúc xưa, Âu Tây lúc nào cũng muốn một sản xuất hằng loạt, đồng đều, đáp với những nhu cầu giống nhau, hàng loạt, đồng đều – économie de masse – kinh tế hàng loạt. Ngày nay, các quốc gia đang lên đang cho Âu Tây bài học quản trị một quốc gia đa diện : Ấn Độ chẳng hạn đang quản trị, sáng tạo với một quốc gia có 25 ngôn ngữ khác nhau với các nguồn tư tưởng văn hóa khác nhau.
Âu Tây, Pháp ngày nay, thử làm sao sản xuất, quản trị một thị trường lương thực nuôi toàn dân chúng Pháp nhưng với 40% gồm người văn hóa La-Hy Thiên Chúa Giáo với văn hóa ăn uống ẩm thực, truyền thống hoàn toàn Tây Âu, 25% dân chúng gồm người Hồi Giáo ăn chay Hallal, 5% người Do Thái ăn chay Casher, 15% Phật Giáo ăn chay Phật Giáo, chưa kể những người ăn Bio, những người ăn Chay cây cỏ (végétariens), chưa kể ăn kiểu Tàu, Việt, Nhựt, Tây Tạng, Phi Châu … Cách ẩm thực ngày nay không còn do bà mẹ nội trợ nấu nướng nữa, mà ăn ngoài đường , các món ăn sẳn sàng, ăn nhanh, hay mua sẳn đem về nhà ăn. Nên trăm người trăm tánh, trăm kiểu ăn khác nhau… Cái nhà bếp ngày nay không còn là một gain phòng riêng dành cho bà mẹ nữa, cái bếp ngày nay là nơi tụ họp của cả gia đình. Tiếp khách thường ở bếp, vừa cà phê cà pháo, vừa nhậu vừa nhẹt. Salon, phòng khách chỉ nơi ngồi phè một mình, …không có khách để xem Ti Vì thôi. Caphê trà không uống tách nhỏ, châm tới châm lui mất thời, pha vào một cái mug tổ bà nả chảng, bành ky, hay ly cối cở ¼ hay nửa lít uống tà tà cho nó đã.
Lương thực là một chuyện nhức đầu trong đời sống xã hôi đa văn hóa hằng ngày của ngày nay. Đời sống kinh tế, đời sống xã hội ngày nay, nội tổ chức một thời khóa biểu làm việc chung, sống chung, sản xuất chung, tiêu thụ chung, cũng lắm phức tạp : làm sao giải quyết thời khóa biểu cho anh Hồi Giáo vào Mùa Chay-Ramadan một tháng trời, ngày nhịn đói, không uống không ăn, tối thức đêm ăn bù, ngủ khuya nên thiếu ngủ, làm sao đủ sức sản xuất làm việc thời gian ấy ? Đa nguyên, đa văn hóa, đa diện…jugaad có thể tạo những tổ hợp suy nghĩ, hợp sanh, hợp sức. Sức mạnh sanh tồn của từng cộng đồng sẽ hợp sanh lại, đem đến một «cộng sanh» hữu hiệu hơn không ?
Ở Pháp, sự thành công của những chiếc xe hiệu Dacia của Tập đoàn Renault-Nissan là một thí dụ. Kinh tế Low-Cost ? Chưa hẳn vậy, chỉ bỏ bớt tý phung phí, tý hào nhoáng, tận dụng, giữ cái « cần thiết» bỏ bớt xa hoa, tiết kiệm. Cần Kiệm = Cần thiết, Tiết Kiệm.
Jugaad cần đa nguyên. Đúng vậy, phải đa nguyên, phải chấp nhận đa văn hoá, đa văn hóa là phải chấp nhận sự cọ xát của các văn hóa khác nhau. Đụng chạm văn hóa=Choc de culture! Và Lai căng= Métissage. Ôi métissage=lai căng ! Mà người Việt Nam chúng ta rất ghét, rất chê, rất khinh. Lai Căng.
Cá nhơn chúng tôi, tuy là tên Việt, máu Việt, cha mẹ Việt nhưng có chắc mình là người Việt thuần không? Tổ tiên người Tàu vốn là cái cẳng như đa số người Việt. Gia phả đến 14 đời là hết biết, nhưng vậy tính nhẩm trở về lịch sử, vào cở năm 1664 thôi. Gia đình họ Phan chúng tôi lấy khoảng ấy làm thời lập nghiệp nhập vào Việt Nam. Lý do là năm 1664 là thời điểm Nhà Thanh dứt điểm Nhà Minh cướp chánh quyền, dân Tàu đệ tử Nhà Minh vượt biên tỵ nạn tại Việt Nam: chúng tôi là người Minh Hương.
Bà vợ tôi Hélène Fillet-Phan Van Song có viết một cuốn truyện tiểu thuyết dã sử kể chuyện ông tổ họ Phan đến Việt Nam sau khi Nhà Minh sụp đổ. Cuốn truyện lấy tên là Courrier de Chine do Nhà Xuất Bản Elytis Tháng Hai năm 2006.
Học chương trình Pháp từ thuở nhỏ. Ngay tại Việt Nam, từ nhỏ đã nói tiếng pháp nhiều hơn tiếng việt. Mơ mộng bằng tiếng Pháp, tiếng nói con tim bằng tiếng Pháp. Ve vẫn bạn gái cũng bằng tiếng Pháp. Tình yêu thổ lộ bằng tiếng Pháp. Ngày nay, tuy viết bài bằng việt ngữ, nhưng lối hành văn vẫn theo văn Pháp. Tôi là một thằng tây lai chăng ? Không lai máu nhưng lai văn hóa.
Các con cháu chúng ta ở hải ngoại cũng vậy, nếu không lai máu, thì cũng lai văn hóa. Thế hệ Quả Chuối ! Vỏ ngoài vàng, trong ruột trắng ! Với cái quan niệm « jugaad » là cần kiệm, những sáng tạo ngày nay trong môi trường toàn cầu hóa để phát triển trong toàn cầu hóa phải do, và bởi những con người đa văn hóa. Chấp nhận văn hóa, văn minh song ngữ, đa ngữ. Song ngữ nói, suy nghĩ và sống với hai/ba văn hóa. Ở Ấn Độ, sức phát triển là do sức mạnh của nhóm người Ấn lớn và sống trong môi trường Ấn-Anh. Hy vọng những hậu duệ của người di cư, Tàu, Việt Nhựt, Ấn, Phi, Hồi, Phi Châu… sẽ là những giải pháp cho nền kinh tế, chánh trị xã hội tương lai cho Tây Âu.
Vì vậy, tương lai của thế giới, của Toàn cầu Hóa là đa nguyên, đang gốc, đa văn hóa…Những giải pháp, những cái nhìn, những quan niệm, từ tổ chức, đến hành chánh, quản trị qua đến tiếp liệu đều sẽ đến bởi những cái nhìn, cái hiểu biết, cái quan niệm đầy những sắc tố đặc biệt, khác nhau ấy, của những nhơn tố làm việc chung, họp chung trong một đơn vị chung là khoa học, là kỹ nghệ, là thương mãi, kinh tế hay ngay cả chánh trị. Ngày mai sẽ là ngày vinh quang của văn hóa Pluribus Unum. Đa diện trong đồng nhứt. Khác với ngày nay, là đồng sàn dị mộng.
Jugaad: Tận Dụng: Lấy một cánh cửa cũ, với hai chiếc ghế hai đầu, và một tấm «drap-khăn vãi trắng trãi giuờng» là ta có ngay một bàn ăn cho cả chục người. Biến chế: Chiếc xe Logan, Dacia của Tổ hợp Renault-Nissan tận dụng lại tất cả những sáng chế của những chiếc Renault trước, góp lại, bỏ đi những cái dư thừa lỉnh kỉnh không cần thiết. Xe ra đời giá rẻ, bền bỉ, thành công. Chiếc Suv 4X4 Dacia Renault Duster ngày nay là chiếc xe được bán chạy nhứt của thị trường xe ở Pháp. Système D của Pháp? Khéo tay của người Việt? Kinh tế thời chiến tranh ? Kinh tế của nhà nghèo ? Kinh tế của thiếu thốn ? Cũng có thể, nhưng đây là kinh tế của một thế giới mới, của một Địa Cầu chật hẹp, với đất đai trồng trọt khai thác càng ngày càng ít, với những chổ ở hạn chế, với những tài nguyên thiếu hụt, phải tiếp tục nuôi ăn, nuôi ở công bằng đầy đủ cho số người càng ngày càng đông. Nạn nhơn mãn tương lai bắt buộc chúng ta phải cần kiệm đó thôi !
2. Rào cản đối với Jugaad: luật lệ
Luật lệ rất cần thiết để tạo những vật dụng an toàn, đúng tiêu chuẩn an toàn, đúng vệ sanh, không phá hoại môi sanh, môi trường. Những thí dụ của nền kỹ nghệ Trung Cộng đang phát triển bừa bãi đang dạy cho chúng ta những bài học. Vì thiếu luật lệ, vì thiếu kiểm soát, hàng hóa Tàu ngày nay, thiếu hẳn phẩm chất về mặt an toàn. Làm cho được, làm ẩu, thiếu lương tâm nghề nghiệp.
Ở Pháp, Hội Tiêu chuẩn quốc gia – L’Association française de normalisation (Afnor) đang nghiên cứu suy nghĩ làm sao giải quyết nhanh những hồ sơ xin giấy phép của những bằng sáng chế mới ! Vì nhiều khi cố bảo vệ những tiêu chuẩn an toàn với nhiều kịch bản rủi ro. Nhơn danh tiêu chuẩn biến thành lạm dụng quyền lực. Cấm đoán làm tê liệt sức sáng tạo. Nhơn danh tiêu chuẩn cũng có thể để các thế lực kỹ nghệ làm lobby vận động cản trở. Thị trường Mỹ nhơn danh tiêu chuẩn Mỹ để cản sức nhập cảng cạnh tranh của những vật dụng sản xuất ngoài nước Mỹ.
Như vậy, luật lệ là một sự cần thiết, một bắt buộc, nhưng luật lệ cũng có thể tạo ra tân tiến, phát triển. Để bảo vệ an toàn người tiêu dùng, để bảo vệ môi trường, những luật lệ về khí thải CO2 buộc các nhà sản xuất xe hơi phải làm những chiếc xe nhẹ hơn, những máy nổ sạch sẻ, tiêu thụ ít nhiên liệu giảm bớt ô uế môi trường. Ay là bằng chứng là luật lệ khó khăn đem lại sáng tạo. Nhưng sáng tạo không bắt buộc phải tốn thêm tiền, tốn thêm tài nguyên, phung phí. Sáng tạo cũng phải «cần kiệm», vì nếu không cần kiệm cái giá của sáng tạo sẽ vọt không ngừng.
Và nhờ tiêu chuẩn bắt buộc, sẽ có những sáng tạo với cần kiệm để vượt qua nhưng vẫn phải giữ mức an toàn. Luật lệ là rào cản để đừng làm mất an toàn, để giử phẩm chất, và luật lệ cũng là một thách đố cho kỹ thuật và sáng tạo.
Ravi Radjou:
Sanh năm 1970 tại Pondichéry (Ấn Độ), con út của một gia đình 7 con, Ravi Radjou là người Pháp gốc Ấn Độ. Cha ông cựu hạ sĩ quan của Hải quân Pháp, sau khi Nhượng Địa thuộc địa Pháp-Comptoirs nầy lấy lại độc lập, cùng với bốn Comptoirs thuộc địa Pháp khác năm 1954, ông quyết định giữ quốc tịch Pháp.
(Nước Pháp Thuộc địa vào thế kỷ cuối thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 18 có 5 Nhượng địa Thuộc địa – Comptoirs coloniaux trên đất Ấn Độ. Quên sao thuở thiếu thời học lịch sử Pháp, để học thuộc lòng năm tên thành phố nhượng địa Ấn Độ thuộc địa Pháp nầy với câu : « YaKaChanMaPon » ? Tên 5 Nhượng Địa ấy là : Yanaon, Karikal, Chandernagor, Mahé, Pondichéry) Tất cả đều được hoàn trả về Ân Độ Độc Lập và năm 1954/1956 – Đau lòng nói nhỏ với nhau rằng : « Tất cả thuộc địa của Anh và của Pháp đều được trả Độc Lập mà không cần đổ máu, chiến tranh giải phóng, Cách mạng, Cải cách Ruộng đất, dẫn dắt bởi một Đảng Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người nào cả ! »)
Thuở nhỏ sống ở Pondichéry, nên cậu bé Ravi rất bị ám ảnh bởi cái khó khăn của xứ Ấn Độ ; tình trạng thiếu nước, nên ngày nay, ông rất quý nước « Ngày hôm nay, tôi không thể đứng tắm trên hai phút dưới vòi sen nước ». Năm 1980, gia đình di cư đến sống ở Paris, Pháp. Tốt nghiệp cử nhơn Tin học, kỹ sư Centrale Paris, Pháp, ông tiếp tục đường học vấn xuyên qua Canada, Singapour, Thái lan, cuối cùng Huê kỳ, nhưng khi đang soạn một MBA ở Đại học Yales, ông buộc phải gián đoạn vì thiếu tiền. Và may mắn thay, ông được Hảng Cố Vấn Tư Huê Kỳ Forrester Research thâu nhận. Ngày hôm nay, ông là chủ nhơn một Hảng Cố Vấn Độc lập, và sống độc thân trong một biệt thự sang trọng tại Palo Alto, trong vùng Silicon Valley giàu có. Nhưng ông vẫn không quên được nơi chôn nhao cắt rốn nghèo khổ và « cần kiệm ». Ông bèn nghĩ đến quan niệm « jugaad – cần kiệm » của Ấn Độ để cố vấn, khuyên nhủ các xí nghiệp thân chủ của anh. Một quan niệm, một tư tưởng đã bắt đầu được áp dụng trên rất nhiều địa hạt, thương trường, kỹ nghệ. Ở Pháp, bởi Renault-Nissan, ở Californie, Mỹ công ty « gThrive ». Hảng Air Liquid với những i-Lab.
Frugaad và Đại Học: cũng đang bước dần vào địa bàn đại học. Đại học Stanford, Huê kỳ đang mở ra lớp «extreme affordability», nơi các sanh viên sáng tối đang rặn đầu vắt óc để làm sao tạo dựng được những vật dụng vừa bền vững vừa rẻ cho thế giới nhà nghèo. Như những thiết bị cho y khoa, những máy trợ dưởng trẻ sơ sanh thiếu tháng với những giá rẻ không thể có của thị trường thông thường. Tại Pháp, vào năm học nầy, 2015, tại Trường Nông Nghiệp Paris – AgroParisTech sẽ mở một khoa mới về « sáng tạo cần kiệm –innovation frugale».
Nhưng một câu hỏi vẫn lẫn vẫn trong đầu các kỹ sư. Liệu tư tưởng, quan niệm sáng tạo cần kiệm có là một cái nguy hiểm cho phát triển tổ chức xã hôi không ? Liệu có phải là cái cớ để các kỹ nghệ gia cúp tiền viện trợ cho các nghiên cứu sanh hay là cách hà tiện chi phí bằng cúp bớt chi phí nhơn công, đuổi bớt nhơn công không?
Ravi Radjou nói «Cần Kiệm là sản phẩm với cái phẩm nhưng ít phung phí tốn kém. Cần Kiệm không có nghĩa là phá hoại tình hình xã hội đất nước». Ông Thầy Yoga nầy, luôn luôn di chuyển với tấm thảm thiền, nói tiếp «Tôi tin tưởng vào nền kinh tế thị trường, và giá trị thị trường. Tôi tin tưởng vào sản xuất, vào mãi lực ». Đúng, Ravi Radjou là một kinh tế gia của trường phái tự do tư bản, ông thích Bush hơn Obama và không thích sự can thiệp của chánh phủ vào thương trường tư nhơn. Và, ông mặc dù sống và sanh hoạt bên Mỹ phải thú nhận rằng những suy nghĩ của ông chưa linh nghiệm lắm tại đất nầy mà trái lại ông đang được các quốc gia âu châu đang mời ông làm phù thủy.
Tổng hợp phỏng theo Amandine Cailhol Nhựt báo Libération 02/3/ 2014 ; Arnaud Gonzague và Quentin Houdas tuần báo Nouvel Observateur số tuần 7 đến 13/5/2015
Hồi Nhơn Sơn tháng 11 năm COP21 Khí hậu Paris 2015.
TS Phan Văn Song
Ghi Chú
«Sáng tạo cần kiệm. Làm sao lời nhiều với ít vốn» – L’Innovation frugale. Comment faire mieux avec moins do Navi Radjou và Jaideep Prabhu. Nhà Xuất bản – Édition Diateno 2014.