Ngày 21.03.2011, Phóng viên VI ANH đưa Tin về Nghị Quyết 11 về Vàng và Đôla như sau:
“Gần đây nhân danh chống lạm phát, chống vật giá gia tăng, Thủ Tướng VC Nguyền tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết 11 để kiểm soát vấn đề lạm phát, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Theo tinh thần và nội dung nghị quyết này chỉ có các phòng giao dịch của ngân hàng mới được phép giao dịch ngoại tệ. Cấm không cho tư nhân thanh toán bằng đôla, buôn bán vàng miếng là hai loại bản vị bảo đảm đồng tiền VN vừa dùng đôla bản vị hay kim bản vị.“
Như vậy, Nhà Nước CSVN lấy quyền độc đoán hai Thị trường Vàng và Ngoại tệ mà lý do được Nhà Nước đưa ra là để chống Lạm phát giá của đồng Tiền VN. Đồng Tiền VN không còn được định trên bản vị Vàng (Régime Etalon-Or) hay bản vị Đôla (Régime Etalon-Devise (Đo-la)), mà được thả trôi nổi (Flexible) theo tương đương Hàng hóa hay Dịch vụ (Régime du Pouvoir d’Achat), nghĩa là theo thăng trầm của Kinh tế quốc gia.
Thực ra, cái lý do chính yếu không phải là chống Lạm phát, mà là sự tụt dốc của nền Kinh tế quốc doanh khiến Nhà Nước cạn kiệt Ngoại tệ, nên Nhà Nước muốn sử dụng mọi biện pháp để cướp tiết kiệm Vàng và Ngoại tệ của Dân chúng vào trong tay Nhà Nước.
Chúng tôi bàn những điểm sau đây để cho thấy rằng Nghị Quyết 11 chỉ là Nghị quyết Độc tài Tiền tệ và nhằm cướp bóc Tư hữu của Dân chúng:
A.- Tiền bạc là Tư hữu của Dân
B.- Những lý do Lạm phát phi mã tại Việt Nam
C.- Độc tài Tiền tệ làm mất lòng tin của Dân vào Tiền quốc gia
D.- Chủ mưu cướp giựt Vàng và Đôla
A.- Tiền bạc là Tư hữu của DânĐồng Tiền của một Quốc gia được định nghĩa như phương tiện chuyên chở Hàng hóa hay Dịch vụ trao đổi (Moyen de véhiculer des Marchandises ou des Services échangés). Đồng Tiền mang những Đặc tính thiết yếu sau đây:
* Đặc tính Khả chia (Divisibilité) để làm trung gian trao đổi Hàng hóa hay Dịch vụ dù nhỏ.
* Đặc tính Khan hiếm (Rareté) để bảo đảm giá trị nội tại của đồng Tiền
* Đặc tính Kéo dài trong Thời gian (Durabilité) để tích lũy Tài sản cho tương lai
* Đặc tính Phổ quát (Universalité) nghĩa là được nhiều người chấp nhận
* Đặc tính An toàn (Sécurité) để tránh giả mạo.
Chúng tôi nhắc ra những Đặc tính thiết yếu này để xét xem Tiền Đồng VN đáng được Dân chúng tin tưởng đến mức nào.
Đồng Tiền mà người Dân có được không phải là do Nhà Nước phát không cho Dân chúng, mà do sức lao động của dân cung cấp (Salaire), do Lợi tức từ Vốn đầu tư (Intérêt) và Lợi nhuận thặng dư Kinh doanh (Profit). Tóm lại, đó là do sinh hoạt Kinh tế mà kiếm được. Như vậy hiển nhiên Tiền bạc mà Dân chúng có được là Tư hữu của Dân. Người Dân đóng thuế chia một phần Tư hữu cho Nhà Nước để lo những công việc chung phục vụ cho Dân. Số Tiền Tư hữu còn lại hoàn toàn do Dân được tự do quyết định sử dụng Tư hữu vào Tiết kiệm (Epargne) hay Tiêu dùng (Consommation).
Chính vì tính cách Tư hữu của Tiền tệ như vậy, mà việc quản trị giao cho Quyền lực Tiền tệ (Autorité Monétaire) mang tính cách độc lập với Quyền lực Chính trị (Pouvoir Politique).
Nếu Quyền lực Chính trị độc đoán in bừa Tiền ra, đó là phạm vào Đặc tính Khan hiếm. Cũng vậy, nếu Dân chúng tích lũy Tài sản dưới dạng Tiền tệ, mà Nhà Nước phá giá đồng Tiền, đó là phạm vào Đặc tính Kéo dài trong Thời gian. Dân chúng có quyền chọn lựa đồng Tiền, đó là Đặc tính Phổ quát. Khi đồng Tiền không giữ vững Giá trị trong thời gian, nghĩa là phá giá thường xuyên, Dân chúng có quyền tích lũy Tài sản cho tương lai dưới dạng Vàng, Đất Đai hay một đồng Tiền vững giá.
Vào những thập niên 1980, Quyền lực Chính trị của các quốc gia Phi châu và Nam Mỹ đã in bừa Tiền ra và gây Lạm phát Tiền tệ tàn phá Kinh tế quốc gia. Khi đồng Tiền quốc gia bị Quyền lực Chính trị dùng độc tài phá giá nhiều lần để trở thành giấy lộn, thì Dân chúng tìm cách giữ Tiết kiệm bằng Ngoại tệ vững giá, hoặc dưới dạng Vàng hoặc đất đai. Dân không thể bỏ Ngoại tệ hay Vàng vào nền Kinh tế để thu vào đồng Tiền quốc gia liên hồi phá giá làm tiêu tan Tài sản tích lũy của mình.
Hãy hỏi chính những Lãnh đạo Nhà Nước CSVN hiện nay xem họ dám tích lũy Tài sản cho tương lai của họ bằng đồng Tiền VN liên tục phá giá hay không.
B.- Những lý do Lạm phát phi mã tại Việt NamCó những lý do Lạm phát liên quan đến tình trạng tăng vật giá chung quốc tế như năng lực dầu lửa hay nguyên vật liệu chẳng hạn.
Riêng đối với một Quốc gia, người ta cũng phân biệt Lạm phát vui sướng (Implation heureuse) khi nền Kinh tế phát triển và Lạm phát buồn đau (Implation malheureuse) khi lý do là tụt dốc Kinh tế.
Từ cuối năm 2010, những Ngân Hàng và Tổ chức Tài chánh quốc tế cảnh báo tình trạng tụt dốc Kinh tế thê thảm của Việt Nam. Lạm phát, Vật giá tăng có nghĩa là cùng một đơn vị Tiền tệ mà Dân chúng chỉ nhận được lượng hàng hoá hay dịch vụ nhỏ hơn trước. Hay nói cách khác cùng một món hàng hay một dịch vụ mà bây giờ phải trả với giá tiền cao hơn nhiều.
Lý do thứ nhất: Thất bại của Kinh tế quốc doanh
Các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh được Nhà Nước đổ Vốn vào một cách bừa bãi. Nếu số Vốn đổ vào mà hiệu quả sản xuất tăng cao tương đương, thì không có lạm phát. Nhưng hiệu quả sản xuất của những Tập đoàn quốc doanh không những không tăng tương đương, mà còn kém sút đi:
* Số vốn đổ vào dồi dào tự nó tăng chi tiêu cho làm tăng lạm phát.
* Những Tập đoàn quốc doanh tham nhũng thâm thụt vốn.
* Những Tập đoàn này chi tiêu lãng phí.
* Thay vì cố gắng tự sản suất Linh kiện hoặc Thiết bị, họ nhập cảng từ nước ngoài để ráp nối.
Việc nhập cảng này làm giảm dự trữ ngoại tệ đồng thời nhập cảng Lạm phát nước ngoài vào.
* Khi mà hiệu quả tự sản xuất hàng hóa hay dịch vụ giảm xuống, những Tập đoàn này cho vào
Giá thành những thua lỗ để lấy lại. Hàng hóa ít đi, mà giá thành lên cao, thì đó là lạm phát.
Lý do thứ hai: Quyền lực Chính trị phá giá Tiền tệ
Khi Ngân sách Nhà Nước thiếu hụt, các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh thua lỗ nhưng Nhà Nước CSVN không chịu Dân chủ hóa Kinh tế, mà “kiên định“ Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, thì Nhà Nước CSVN buộc lòng phải phá giá đồng bạc, cho in bừa Tiền ra để cung cấp cho các Tập đoàn quốc doanh và cho chi tiêu của Ngân sách. Đây là việc Lạm phát trực tiếp bằng phá giá Tiền tệ.
Chúng tôi xin trở lại tỉ dụ Quyền lực Chính trị các quốc gia Phi châu và Nam Mỹ thời thập niên 1980 đã làm Lạm phát, tàn phá Tiền tệ của mình.
Tỉ dụ một Sĩ quan tại Phi châu, trong rừng bò ra làm Đảo chính để lên làm Nguyên thủ Quốc gia. Kinh tế quốc gia ngưng trệ. Sĩ quan chỉ lo quân đội và công chức để củng cố quyền cai trị. Kinh tế ngưng trệ thì làm sao Sĩ quan ấy có đủ thu nhập cho Ngân sách mà nuôi lính và công chức. Một giải pháp dễ nhất là Sĩ quan chĩa súng vào Thống đốc Ngân Hàng, bắt phải in Tiền mới ra để trả lương. Nhưng khối tiền mới để trả lương này lại không có hàng hóa và dịch vụ tương đương. In tiền mới hết đợt này đến đợt kia, thì Tiền quốc gia trở thành giấy lộn vì không có hàng hóa và dịch vụ tương đương.
Nói tới tình trạng Lạm phát của những nước Phi châu và Nam Mỹ vào những thập niên 1980 — Ba Tây lạm phát tới 1’000% — Giáo sư Florin AFTALION viết về những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:
”…dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, page 2)
(…tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)
C.- Độc tài Tiền tệ làm mất lòng tin của Dân vào Tiền quốc gia
Đối với Dân, có bao nhiêu cái Độc tài thì Nhà Nước CSVN giữ hết khiến Dân chúng không nói ra, nhưng căm thù. Đó là yếu tố đang thúc đẩy cho cuộc NỔI DẬY sắp tới:
=>Độc tài về Phát biểu
Nhà Nước CSVN cấm đoán mọi Phát biểu không thuận với việc làm của mình. Cấm tụ họp biểu tình bầy
tỏ nguyện vọng. Cấm tự do viết lách. Cấm sử dụng truyền thông Internet để thông tin cho nhau về
những sai trái của Nhà Nước. Nhà Nước dùng Báo Đài để chỉ ca ngợi mình.
=>Độc quyền quản lý Đất Đai
Đây là việc độc tài để cướp Nhà Đất không phải chỉ đối với Dân Oan mà còn đối với các Tôn Giáo. Nhà
Nước tha hồ trưng dụng mặt bằng để tham nhũng nhượng cho ngoại lai sử dụng. Nhà Nước cũng độc
quyền tham nhũng khai thác tài nguyên quốc gia.
=>Độc quyền nắm quyền chủ đạo Kinh tế
Những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh được Nhà Nước đổ vốn cho để nắm chủ yếu sinh hoạt Kinh tế
quốc gia. Những Tập đoàn này lại có Độc tài Chính trị che chở. Vinashin thất thoát vốn tới USD.4.4 tỉ
mà được đảng và Nhà Nước tha thứ, thậm chí không tìm xem số tiền khổng lồ ấy vào túi riêng những ai.
=>Độc tài Tiền tệ
Như trên chúng tôi đã nói, Tiền tệ mà Dân giữ là TƯ HỮU của Dân chứ không phải của Nhà Nước.
Nhưng Nhà Nước giữ quyền Độc tài trên TƯ HỮU ấy bằng những quyết định tỏ tường đơn phương
sau đây:
* Tự ý quyết định phá giá đồng Tiền, nghĩa là tự ý đánh hạ giá Tư hữu của Dân. Điều hệ trọng hơn cả đó
là Tư hữu được Dân chắt bóp tích lũy cho tương lai để bảo đảm cuộc sống khi về già hay bệnh tật.
Đây là độc tài cướp bóc vô nhân đạo.
* Khi mà Nhà Nước có quyền độc tài phá giá Tiền bạc, thì làm thế nào Dân có thể tin tưởng vào đồng
Tiền mà giá trị của nó hoàn toàn nằm trong tay quyết định độc đoán của Nhà Nước.
* Không tin tưởng vào đồng Tiền bị phá giá liên hồi như vậy, Dân có quyền chọn lựa Vàng hay Đo-la để tiết
kiệm bảo đảm tương lai, thì Nghị Quyết 11 mới đây về Vàng và Đo-la lại cấm đoán Dân tự do tích trữ Tài
sản bảo đảm tương lai. Nghị Quyết 11 chính là một Nghị Quyết độc tài vậy. Như chúng tôi đã trình bầy
trên đây về những lý do Lạm phát tại Việt Nam, việc Nhà Nước lấy cớ chống Lạm phát để ra Nghị Quyết
11 chỉ là việc nói láo che đậy hành động biển thủ.
D.- Chủ mưu cướp giựt Vàng và Đôla
Thực chất của Nghị Quyết 11 về Vàng và Đôla không phải là chống Lạm phát, mà là một mưu kế được che đậy nhằm thâu lấy Vàng và Đôla về cho Nhà Nước. Đây đúng là câu tục ngữ đã nói: “TÚNG LÀM LIỀU“.
Thực vậy, Tụt dốc Kinh tế quốc doanh, Ngân sách thiếu hụt, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, vay mượn nước ngoài không ai cho vì muốn quỵt nợ, nên Nhà Nước TÚNG quẫn thực sự và dùng độc tài để LÀM LIỀU mưu toan cướp giựt Tư hữu của Dân.
Bản Tin sau đây nói về tình trạng “TÚNG LÀM LIỀU“ của Nhà Nước CSVN:
“HANOI — Kinh tế VN thê thảm, và đồng bạc liên tục mất giá; đó là lý do dân chúng đổ xô mua vàng và đôla, và rồi chính phủ VN phảỉ cấm buôn vàng miếng và hạn chế buôn đôla.
Đó là các thông tin trên bài phân tích của David Dapice, giáo sư Đaị Học Harvard, qua bài “Here we go again: Vietnam’s spiral of credit and devaluation” (Lại xảy ra: phá giá và tín dụng trồi sụt ở VN).
Tác giả nói rằng VN mới phá giá để còn 21,000 đồng cho một đôla. Hồi cuối năm 2008, tỉ lệ naỳ là 17,000 đồng — tức là mất giá 24% trong vòng 2 năm.
Thực tế, giá “thị trường tự do” bây giờ là hơn 22,000 đồng/đôla, và nhiều người muốn mua đôla là phải chịu giá này. Giá đó có nghĩa là VN phá giá gần 30%. Và vì lãi suất trên việc ký thác nhà bằng tiền đồng chỉ có 15%, thế nên an toàn là phải giấu đôla dưới giường, còn hơn là để tiền VN nằm trong ngân hàng.
Nguy hiểm là, VN đang gần như hết sạch dự trữ ngoại tệ — con số chính xác là bí mật, nhưng có lẽ chỉ đủ khoảng 6 tuần lễ nhập cảng, và bằng phân nửa dự trữ ngoaị tệ của cùng thời kỳ năm ngoái.
Có nhiều lý do, theo Dapice. Lý do đầu tiên là chính sách kinh tế tập đoàn quốc doanh chủ đạo. Như thế là đốt tiền, hoang phí đất.“
Độc tài cấm Phát biểu, thì Dân có thể tạm yên tiếng mà nhịn. Độc tài cấm Tự do Tôn giáo, thì Dân có thể tự cầu nguyện tại gia. Nhưng độc tài đụng đến NỒI CƠM của Dân, cướp giựt tiền Tiết kiệm bảo đảm lúc bệnh tật hay khi về già phải ĐÓI BỤNG, thì chắc chắn Dân phải NỔI DẬY bảo vệ cho Tư hữu chắt bóp từ mồ hôi nước mắt của mình.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.03.2011