Một báo cáo gần đây cho thấy, Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều về kinh tế từ những cải cách sâu rộng mà quốc gia này cam kết sẽ thực hiện theo thỏa thuận thương mại chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Các nước tham gia thỏa thuận này đều được khuyến nghị phải thay đổi khuôn khổ pháp lý và pháp luật theo như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và diễn trình như vậy sẽ mở ra khả năng tăng trưởng đáng kể, Viện Chính sách Tiến bộ Mỹ (PPI) cho biết trong một báo cáo công bố hôm nay [11 tháng 09, 2015].
“Việt Nam đã sẵn sàng hưởng lợi đáng kể từ những điều khoản trong Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương”, Ed Gerwin, chuyên viên cao cấp trong lĩnh vực thương mại và cơ hội toàn cầu của PPI, cũng là tác giả của bản báo cáo, khẳng định như vậy.
Nhưng những tiêu chuẩn cao trong đàm phán TPP – cũng như thỏa thuận thương mại mới giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu – đòi hỏi Việt Nam phải cam kết thực hiện những cải cách quan trọng về cơ cấu.
Những thay đổi này phải tạo ra bước tiến trong tính minh bạch, trong quy định của pháp luật, của lao động và môi trường, của nền kinh tế kỹ thuật số, cũng như quy định đối với doanh nghiệp nhà nước.
“Những ai tin rằng một hiệp định thương mại bền vững có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và tạo ra thay đổi tích cực cần phải tiếp tục nhắc chính phủ Việt Nam rằng nỗ lực tiến hành những cải cách cần thiết – và sự tận tâm dành cho những cải cách này – cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho chính phủ và người dân Việt Nam”, Gerwin khẳng định.
“Những thay đổi về cơ chế mà chính phủ Việt Nam có thể đạt được sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại và mậu dịch giữa nền kinh tế Mỹ với một nền kinh tế Việt phát triển sôi động”, ông cho biết thêm.
Trong một nghiên cứu năm 2012, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho rằng, đến năm 2025, thu nhập quốc dân của Việt Nam sẽ tăng hơn 13 phần trăm và tổng giá trị xuất khẩu tăng hơn 37 phần trăm nếu vẫn còn tham gia TPP, báo cáo cho biết.
Phần lớn mức tăng trưởng này đến từ giá trị xuất khẩu ngày càng tăng trong lĩnh vực hàng may mặc và giày dép của Việt Nam, những lĩnh vực sẽ càng đón nhận thêm nhiều điều kiện thuận lợi vì hàng rào thuế quan được loại bỏ dần giữa các nước đối tác TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Trong khi báo cáo thừa nhận lợi ích nước Mỹ có được – như sự hỗ trợ dành cho công việc được trả lương tốt hơn, tăng cường xuất khẩu và mức lương trở nên hấp dẫn hơn – tác giả bản báo cáo lưu ý rằng TPP có thể khiến một bộ phận công nhân Mỹ bị mất việc hoặc giảm tiền lương.
Như vậy, chính phủ Mỹ nên tập trung hơn vào các giải pháp toàn diện, bao gồm hỗ trợ và đào tạo hơn cho người lao động với tay nghề thấp.
Bản báo cáo được công bố hôm thứ Năm vừa rồi trong một sự kiện do chính phủ Mỹ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam, cũng như các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam và những người ủng hộ cải cách kinh tế, tổ chức ở Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Báo cáo này cũng khẳng định rằng khi tham gia TPP, bất kỳ nước nào trong 12 nước thành viên đều sẽ hưởng lợi do thu nhập quốc dân và giá trị xuất khẩu tăng.
Hôm thứ Ba, trong một bài xã luận viết cho tờ Democracy Journal, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman cho rằng chính phủ Hoa Kỳ đang làm việc với các đối tác TPP trong những vấn đề mà các nước này cần phải thực hiện để làm tròn trách nhiệm.
Ví dụ, ông viết rằng, chính phủ Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động thành lập và tham gia những công đoàn lao động độc lập.
Đến năm 2025, TPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng hơn 11 phần trăm, Froman khẳng định, với số liệu trích dẫn từ nguồn của Viện Peterson về kinh tế quốc tế.
Ông cho biết TPP sẽ miễn thuế đến khoảng 5% trong số mặt hàng dược phẩm ở Việt Nam, bao gồm nhiều loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, corticoid, thuốc chống sốt rét; đến khoảng 7% trong số những vật tư y tế thiết yếu như gạc và băng.
Nhưng các nhà lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ hiện đều bày tỏ thái độ quan ngại trước việc chính phủ Việt Nam tham gia đàm phán TPP, bởi mức lương thấp và mức bảo vệ kém mà người lao động ở quốc gia này phải chịu đựng.
Trước mắt, các nước thành viên TPP đã không đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán cuối, Hạ nghị sỹ Sander Levin, thành viên cao cấp của Đảng Dân chủ (bang Michigan) tại Ủy ban Thuế vụ Hạ viện, nhắc lại rằng Việt Nam là một trong những nước tham gia đàm phán TPP cần phải sửa đổi hệ thống pháp luật lao động và duy trì các tiêu chuẩn lao động cơ bản được quốc tế công nhận, cũng như áp dụng những chính sách có hiệu quả nhằm chống lại việc thao túng tiền tệ.
Trường Sơn chuyển ngữ
Vicki Needham, The Hill
Study: Vietnam Will ‘Benefit Significantly’ From Trade Pact
By Vicki Needham
Vietnam would benefit economically from the wide-ranging reforms that it would have to make under a sweeping Asia-Pacific trade agreement, a new report finds.
The nation will be required to overhaul its regulatory and legal frameworks under the Trans-Pacific Partnership (TPP), and that would unleash significant growth, the Progressive Policy Institute (PPI) said in the report released on Friday.
“Vietnam is poised to benefit significantly from the Trans-Pacific Partnership agreement,” said Ed Gerwin, PPI senior fellow for trade and global opportunity and the author of the report.
But a high-standard TPP — along with Vietnam’s new trade agreement with the European Union — requires Vietnam to commit to making major structural adjustments, the report said.
Those changes must include improvements in transparency, the rule of law, labor and environmental rules, the digital economy and rules for state-owned enterprises.
“Those of us who believe strong trade agreements can promote inclusive growth and positive change need to continue to remind Vietnam that adopting these necessary reforms — and sticking to them — will also deliver tangible benefits for Vietnam and its people,” Gerwin said.
“These reforms in Vietnam will play a critical role in driving increased U.S. trade and commerce with a growing and vibrant Vietnamese economy,” he said.
In a 2012 study, the Peterson Institute for International Economics estimated that Vietnam’s income gains would be 13 percent higher and exports 37 percent higher in 2025 with TPP in place, the report said.
Much of these gains would come from Vietnam’s growing export of apparel and footwear that would grow through a phasing out of high duties in TPP partner countries, especially the United States.
While the report acknowledges U.S. benefits — support for better-paying jobs, increased exports and better wages — he noted that the TPP could lead to lost jobs and lower wages for some American workers.
That will require a renewed U.S. focus on comprehensive solutions, including assistance and better training for lower-skilled workers, the report said.
The report was made public on Thursday at a U.S. Chamber of Commerce event in Hanoi attended by U.S. and Vietnamese business leaders, as well as leading Vietnamese economic experts and proponents of economic reform.
The report found that under the TPP, each of the agreement’s 12 countries would see income gains and increased exports.
On Tuesday, U.S. Trade Representative Michael Froman wrote in an op-ed for Democracy Journal that the United States is working with other TPP partners on the steps they’ll need to take to meet their obligations.
He said that, for example, Vietnam would need to allow workers to form and join independent labor unions.
TPP will add an estimated 11 percent to the GDP of Vietnam by 2025, Froman said, citing the Peterson Institute.
He said the TPP will eliminate tariffs in Vietnam of up to 5 percent on a range of medicines, including antibiotics, corticosteroids, and antimalarial medications, as well as tariffs of up to 7 percent on essential medical supplies like gauze and bandages.
Congressional lawmakers have regularly expressed a variety of concerns about Vietnam’s participation in the TPP, relaying fears about low wages and the lack of protections for workers.
After the last round of TPP talks failed to deliver a final agreement, Rep. Sandy Levin (Mich.), the top Democrat on the House Ways and Means Committee, reiterated that Vietnam is one of the TPP countries that needs to overhaul its labor laws and maintain basic internationally recognized labor standards as well as adopt effective rules against currency manipulation.