Anh Lưu Nguyễn Đạt mến: Có lẽ trong tinh-thần “fair play” cũng xin Anh cho đi bài mới của tôi trên Việt Thức...Nguyễn Ngọc Bích, Cập nhật: 08:31 GMT – thứ sáu, 26 tháng 4, 2013
Vâng, Việt Thức sẽ đăng vào ngày Thursday May 2, 2013. Thân, LNĐạt
Cam on Anh Dat! BICH 4/30/2013
Trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt rõ ràng là không có vấn-đề gì. Dù như chúng ta đã dùng cùng tên này cho hai biến-cố khác nhau:
1. Ngày 20/7 đánh dấu ngày đất nước chúng ta bị chia cắt ở Hội-nghị Genève vào ngày 20/7/1954. Sự chấp nhận chia cắt này là do Phạm Văn Đồng, thủ-tướng trưởng phái-đoàn Bắc-Việt (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đề nghị dưới áp-lực của Trung-Cộng (Châu Ân-lai gặp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trước đó ở Liễu-châu và ép buộc CS Bắc-Việt chấp nhận chuyện này).
2. Ngày 30/4 sau khi chúng ta mất Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) vào tay CS Bắc-Việt, được hai đàn anh Liên-Xô và Trung-Cộng giúp tối-đa súng ống khí-giới để đuổi Mỹ ra khỏi miền Nam (mặc dầu quân-đội Mỹ đã không còn một người lính tác chiến nào trên lãnh-thổ VNCH từ cuối năm 1972, nghĩa là gần 3 năm trước đó).
Thế có nghĩa là vô-hình-trung đã có một sự chuyển nội-dung của hai chữ “Quốc-hận” vào lúc nào và do ai thì hoàn-toàn không rõ. Chỉ biết là theo thuyết “behaviorism” của Mỹ thì trước ngày 30/4/1975, Ngày Quốc-hận được đánh dấu vào ngày 20/7 mỗi năm, bỗng dưng được đánh dấu vào ngày khác (30/4) sau khi chúng ta đi tỵ nạn.
Trong tiếng Anh
Vấn-đề được đặt ra từ khi có Nghị-quyết SJ455 của Đại-nghị-viện Virginia coi ngày 30/4/2013 (và những ngày 30/4 tiếp nối) là “South Vietnamese Recognition Day” mà tôi dịch theo đúng tinh-thần của tác-giả Nghị-quyết, Thượng-nghị-sĩ Tiểu-bang Dick Black (xem thư của ông viết ngày 8/4/2013 trả lời bà ThiKham.Nguyen ở tận Côte d’Azur bên Pháp gởi thư ủng-hộ việc làm của ông), là “Ngày Nam Việt Nam” (hay cũng có thể gọi là “Ngày VNCH”).
Bà Hương SG phản-đối cho là tôi đã có ý gian khi dịch “South Vietnamese” (“thuộc về Nam Việt-nam” nếu xem như một tĩnh-từ, hay “người Nam Việt-nam” nếu xem như một danh-từ). Ngày 14/4 tôi đã xin rất từ tốn trả lời là tôi dịch theo tinh-thần của chính tác-giả Nghị-quyết (ông Black, trong thư trả lời bà ThiKha.Nguyen, còn nói thẳng đó là “Ngày VNCH,” Republic of Vietnam Day).
Bà Hương SG vẫn chưa chịu nên từ ngày 13/4, ông Trần Văn Thưởng đã viết: “Ngày Công Nhận Nam Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Bích [dịch] có nhiều điểm thú vị về chiều sâu trên nhiều phương diện.”
Có lẽ cũng đồng-ý với ông Thưởng, cô Linda Nguyễn ngày 18/4 đã có bài “I support Nghị Quyết SL-455 – South Vietnamese Recognition Day” (“Tôi ủng-hộ Nghị Quyết SL-455 – Ngày Công Nhận South Vietnamese”). Theo cô, đây là một sự chọn lựa khá khôn khéo (“quite ingenious”). Vì sao? Vì nếu gọi thẳng là “Ngày VNCH” hay “Ngày Nam Việt Nam” thì sẽ gặp trở ngại ngoại-giao. Do đó nên cô cho rằng dùng chữ “South Vietnamese” là một chuyện vừa tốt vừa ăn chắc (“Hence, the South Vietnamese term is a good and safe bet.”)” Và theo cô, đây là một chuyện hay: “Đối với tôi,” cô viết, “bất cứ một sự công nhận nào dù là công nhận VNCH hay người Việt đến từ VNCH hay Nam Việt Nam trong một hình thức tuyên cáo đều là một chuyện tốt cả” (“For me, any recognition for the Republic of Vietnam and the Vietnamese from the Republic of Vietnam/South Vietnam in a form of a proclamation is a good thing.”). Và cô kết-thúc ý nghĩ của cô:
“Bất cứ ai chống cái nghị-quyết của Virginia là không hiểu tinh-thần của việc làm thiện-chí của người đã đưa ra cái nghị-quyết đó.
“KHÔNG CÓ ‘âm mưu’ [nào] xóa bỏ Ngày Quốc Hận. Nếu có ai nghĩ là có thì xin hãy đưa ra bằng-chứng rõ ràng là có ‘âm mưu’ làm chuyện ‘xóa bỏ Ngày Quốc Hận.’
“Mục-đích nhắm tới là để ‘vinh danh’ các chiến-sĩ, những người dân và quốc gia Nam Việt Nam/VNCH.
“Nếu có ai hay nhóm nào nghĩ là có điều gì đi xa hơn thế thì xin trở về và hãy đọc văn-bản [của Nghị-quyết SJ 455].”
Sở dĩ tôi xin được trích khá đầy đủ ý-kiến của cô Linda Nguyễn, kể cả nguyên-văn bằng tiếng Anh của cô, là vì cô tiêu-biểu cho tuổi trẻ VN ở Mỹ hôm nay. Các em vẫn hiểu tiếng Việt nhưng có thể viết tiếng Anh thì thông thạo hơn. Vả, những em khác khi đọc tiếng Anh cũng hiểu nhanh hơn. (Đó là một chuyện mà người lớn không mấy để ý nhưng rõ ràng là các em muốn trao đổi với nhau về một chuyện hệ-trọng trong đời sống của các em qua chuyển-ngữ tiếng Anh.)
Liệu có chuyện “ông nói gà, bà nói vịt” không?
Trong khi tuổi trẻ như cô Linda Nguyễn nhìn ra ngay là “KHÔNG CÓ ‘âm mưu’ xóa bỏ Ngày Quốc Hận” thì một số người lớn lại cứ bám chết vào chuyện ngộ-nhận đó. Thành ra một chuyện buồn cười là một số vị đòi cho bằng được là Quốc-hội/Đại-nghị-viện Virginia phải đổi tên ngày mà họ đã quyết-định là gọi “South Vietnamese Recognition Day” thành “Ngày Quốc Hận” như cách gọi của người Việt tỵ nạn, song lại không biết phải gọi “Ngày Quốc Hận” ra làm sao trong tiếng Mỹ.
Người đầu tiên nêu ra cái lúng túng này là ông Trần Văn Thưởng. Trong hai e-mail của ông (ngày 13/4 và 15/4/2013), sau khi khẳng-định là “bản NQ Thượng-Hạ Viện Virginia [viết] rất cẩn thận về chính trị” nên ông cho rằng “dịch thoát nghĩa theo nghĩa bóng: ‘Ngày Công Nhận Nam Việt Nam'” là “đúng… theo lịch sử từ trước năm 1975 cho đến ngày nay cũng như căn cứ vào các điều khoản biện minh [trong] bản tuyên ngôn.”
Rồi ông tung ra thách thức, ai muốn phản-đối và đòi người Mỹ gọi ngày 30/4 là “Ngày Quốc Hận” như chúng ta vẫn gọi thì có bổn-phận tìm ra cách dịch cho chính-xác hai chữ “Quốc Hận” (không thể gọi lối áp-dịch là “National Hatred Day” được) sang tiếng Anh:
“Vậy thì xin nhờ những vị cao trí, nhất là những vị muốn Thượng-Hạ Viện TB Virginia phải công nhận ngày 30-4 là ngày Quốc Hận khai triển và khai trí cho quý độc giả?“
Trả lời thách thức này, có ông ở Pháp đề nghị phải dùng chữ “HAIR” (động-từ) làm nhiều người cười quá. Ngày 18/4, ông Thưởng cầu cứu đến ông Lê Xuân Nhuận nhưng ông Nhuận cũng chỉ nghĩ được đến chữ “resent” (động-từ trong tiếng Anh) để thành “National Resentment Day.” Ngày 22/4, cô Linda Nguyễn đưa ra ý-kiến có tới 25 cách dịch chữ “hận” trong tiếng Việt để cuối cùng cô đề nghị ba cách dịch khác nhau (1 là “National Day of Resentment,” 2 là “National Day of Indignation” và 3 là “National Day of Antipathy”). Mặc dầu vậy, ông Tường-Giang lại cho dịch thành “National Day of Mourning” có vẻ thích hợp hơn bởi, theo ông, ở đây không có “hatred” (thù oán) mà cũng không có “wrath” (nỗi căm giận xung thiên động địa) trong khi “grief” hay “resentment” thì lại quá nhẹ. Cuối cùng, xem chừng chẳng cách dịch nào được mọi người đồng-ý nên ông ĐỗXSơn ngày 21/4 đề nghị là thôi, chẳng dịch nữa, cứ gọi là “Quốc Hận,” thế là xong!
Song thế là xong với ta (người Việt) hay xong với người ngoại-quốc, người Mỹ, người Pháp, người Đức?
Hiển-nhiên, đi một vòng để rồi về ô số 1 (“back to square 1” như người Mỹ thường nói) thì không còn là giải-quyết vấn-đề nữa, mà là bế tắc!
Do vậy mà những phản-đối gởi đến Đại-nghị-viện Virginia đã thiếu phần thuyết-phục và theo tôi được biết thì đã bị từ chối tiếp nhận theo tinh-thần là lời kêu gọi trong những văn-thư đó đã không gặp được sự hưởng ứng.
Cuối cùng, ngày hôm nay, 26/4, cô Linda Nguyễn bèn kết-luận, không phải là vô lý–trong tinh-thần tất cả làng đều đúng dù như ta không đồng-ý được với nhau về cách dịch (hay không cả dịch) hai chữ “Quốc-hận”:
Starting tomorrow and the next few days, many towns and cities will have a commemoration event on the occasion of Ngay Quoc Han 30/4.
In this forum and others forums, there were many debates on the proper translation into English for Ngay Quoc Han 30/4.
There were many suggestions; and also suggestion of non-requirement to translate literally.
The conclusions that I’ve arrived at it that:
1. All agreed to disagree on various language terms used in lieu of Ngay Quoc Han;
2. Nobody or no group has the right or trademark on the English translated phrase or word from the Vietnamese phrase Ngay Quoc Han;
3. Nobody or no group has the right to insist someone or some group to use a certain phrase or word in other languages when translated from the Vietnamese phrase Ngay Quoc Han.
So at least with the recent exercise, we have at least come to an agreement that individuals can call Ngay Quoc Han anything they think is correct in any language; but as long as in Vietnamese language, it’s still written down as Ngay Quoc Han.
Now that’s out of the way, lets’ help organizing or rallying people to attend the commemoration of Ngay HQ 30/4 in your area.
Linda
Riêng tôi xin cảm ơn cô Linda, một người đã chịu khó nghe người khác và chấp nhận tinh-thần trao đổi trong sự ôn tồn, tương-kính (mặc dù cô còn khá trẻ).
Một lời cám ơn
Tôi cám ơn cô Linda cũng như tôi cám ơn rất nhiều vị đã tham-gia trong cuộc trao đổi chung quanh Nghị-quyết SJ 455 của Virginia trong tinh-thần tương-kính, kể cả đôi người không đồng-ý với chúng tôi (như bà Hương SG). Có người như ông Lê Duy San, tuy không đồng-ý về cách gọi ngày 30/4 của Đại-nghị-viện Virginia song vẫn thẳng thắn công-nhận (e-mail ngày 11/4/2013): “Tôi đã đọc hết 22 đoạn ‘Xét vì’ của Nghị-quyết SJ455 và quả thật không có đoạn nào là tôi không ưng ý, không có điều nào mà không phục-hồi được danh-dự cho VNCH và Quân-lực VNCH.”
Nói chi những người đã đồng-ý với tôi, nghĩa là với Nghị-quyết SJ455 của Virginia thì nhiều vô kể:
Ông Ts. Hồng Lĩnh (ở Thụy-sĩ) bắt đầu từ ngày 11/4 (Trong bài “Người ta và mình đối với ngày 30/4?” ông nhìn ra rõ ràng “Hai mục tiêu của hai phía [người Việt tỵ nạn một bên, và Quốc-hội Virginia một bên] không loại trừ nhau.”)
Ông Nguyễn Tường Tâm (ở San Jose) và ông Lâm Vũ (ở Úc) cũng từ ngày 11/4
Minh-xác của Cộng-đồng NVQG Liên-bang Hoa-kỳ (ngày 11/4) phủ-nhận một lời gán ghép sai sự thật của bà Tôn-nữ Hoàng Hoa
Ông Nguyễn-khoa Thái Anh (dạy khoa-học xã-hội ở San Jose) ngày 12/4
Ông Hào Phạm (ngày 12/4): “Nước Mỹ nói chung, hay riêng tiểu bang Virginia, tôn vinh miền Nam Việt Nam (Ngày Miền Nam Việt Nam), hoặc ngay cả chính thể Việt Nam Cộng Hòa là việc của họ. Họ không được làm những gì họ muốn chăng? Trước đây họ bỏ chúng ta. Bây giờ họ tỏ dấu hối hận, muốn có một chút nghĩa cử tôn vinh miền Nam không được sao?… Chúng ta chẳng mất ngày Quốc Hận mà lại được thêm một ngày vinh danh VNCH, chuyện đó không phải là một điều hay sao?”
Bà Thuấn Đỗ (ngày 12/4): “Việt Công cay cú.”
Ông Hoàng (ngày 12/4): “Bài viết của cựu GS NN Bích là rõ ràng, mạch lạc, không ẩn danh, có căn cứ vào văn bản của nghị-quyết; lời lẽ trong [các điều] Xét rằng của nghị quyết SJ455 đâu phải là lời lẽ ngụy tạo do CS để dẫn dắt chúng ta làm chuyện (tưng tưng) tự xóa cái ngày đại tang ấy.”
Bà QML ở Pháp (ngày 13/4): “Mấy hôm nay tôi thấy rất bất nhẫn việc anh bị đánh… một cách rất bẩn thỉu vì anh có dính dáng đến nghị quyết SJ455.”
Ông Lính Biển ở Cali (ngày 13/4): “Trong lời giải thích của GS Nguyễn Ngọc Bích cũng xác nhận không hề mang ý thay đổi hay xóa bỏ ý niệm về ‘Ngày Quốc Hận’ đấy mà!” (ngày 14/4): “Không bao giờ và không hề có việc thay thế, biến đổi ‘Ngày Quốc Hận 30-04’ thành bất kỳ danh gọi nào khác, lại càng không bao giờ có việc xóa bỏ ‘Ngày Quốc Hận 30-04’ theo Nghị quyết 36 của VC… Chắc chắn là như thế!”
Ông Trung Trần (ngày 15/4): “Những vị trí thức như Tâm Bền, Lê duy San, Ngô Minh Hằng có vội vã quá chăng?… làm cho người Mỹ có tâm huyết với VN sẽ nản lòng, chẳng muốn dính dáng gì nữa. Họ muốn giúp chúng ta mà chúng ta lại chối bỏ!”
Ông Trần Văn Thưởng có hai bài dài ngày 13 và ngày 15/4 (đã nhắc ở trên).
Bác-sĩ Trần Văn Tích (Chủ-tịch Cộng-đồng NVTN ở Liên-bang Đức, ngày 16/4): “Tôi xin đồng ý với ông Trần Thiệu Trung. Tôi thấy cộng đồng tỵ nạn VN tại Hoa kỳ đã đi quá xa trong vụ SJ 455. Người Mỹ sẽ ngạc nhiên để rồi có ý nghĩ xấu về tập thể Vietnamese Americans.”
Tôi còn có thể nêu ra hàng trăm ý-kiến khác nữa ủng-hộ công việc làm của ông Dick Black khi thúc đẩy và thông qua được Nghị-quyết SJ 455 ở Virginia. Nhưng thôi, chỉ nội trong một ngày 21/4 mà tôi nhận được những lời cổ võ và khuyến khích của từng này người: Ông Thu Ngô ở Texas, cô Nguyên Dung ở Nam Cali, bà Thuấn Đỗ ở Nam Cali, ông Chu Tất Tiến ở Nam Cali, bà Thu Tâm Dumesnil, và ông Nguyễn Anh Dũng (một cựu-sĩ-quan trường Võ Bị Đà Lạt ở Baton Rouge, Louisiana).
Đáng yêu nhất là tuổi trẻ
Nhưng đáng yêu nhất có lẽ là tiếng nói của tuổi trẻ. Ngày 22/4, ông VQK viết: “Tôi tìm lịch trình để đi đón Nghị Quyết SJR 455 nhưng không tìm được. Mong GS có thể chỉ cho chỗ tìm.”
Anh Trần Minh ngày 24/4: “Cách đây hơn 2 tuần em có gởi một ý kiến nhỏ lên trên mạng có ý không tán đồng về ngày Nam VN của ông Dick Black. Sau hơn 2 tuần theo dõi trên mạng những tranh cãi từ khắp nơi, em nhận thấy mình bị hố nặng. Xin gởi lời xin lỗi đến Anh và sẽ cần thận hơn lần sau. Khi em đọc không có bài giải thích nên em không nắm rõ… Chúc Anh chân cứng đá mềm trong công cuộc đấu tranh chống Cộng!”
Một luật sư trẻ ở Virginia hơi nặng lời với những người chống đối song ông Viễn Xứ ở San Jose đã chứng minh bằng một bài dài (vào ngày 25/4) là ít nhất theo chỗ ông biết, những chữ ký nói là của vùng Bắc Cali đã có không ít người ký 2, thậm chí đến 3 lần. Làm như vậy thì bảo làm sao người nhận là ông Dick Black sẽ trọng ta được?
Nhưng lạ nhất là gần như cùng ngày đã có một dân-biểu ở Canada, ông Don Davies, phát biểu ngay ở Quốc-hội Canada một ý-tưởng không khác gì nội-dung Nghị-quyết SJ 455 của ông Dick Black ở Canada:
DB Don Davies
Phát biểu tại Quốc Hội Canada, DB. Don Davies đề cập đến những ngày có ý nghĩa quan trọng trong cộng đồng VN
Thứ Tư ngày 24 tháng 4, 2013
Kính thưa Chủ Tịch Quốc Hội,
Tôi rất vinh hạnh được giới thiệu đến Quốc Hội ba ngày lễ rất quan trọng đối với cộng đồng người Canada gốc Việt.
DB. Don Davies (Vancouver Kingsway, NDP)
Lễ đầu tiên đó là ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, đây là ngày lễ được nhiều người Việt ở khắp nơi trên thế giới tổ chức. Trong ngày lễ nầy các gia đình thờ cúng và tưởng nhớ đến những tổ tiên đã quá cố của mình. Ngày lễ nầy phản ảnh niềm tin của người Việt Nam vào sự sống vĩnh cữu và tấm lòng tưởng nhớ đến những người thân của mình.
Ngày 30 Tháng 4, một ngày đánh dấu miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản. Đó là ngày để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự tự do, dân chủ, và nhân quyền. Đó cũng là ngày mà chúng ta quyết tâm khẳng định sẽ đem những giá trị nhân bản đó trở lại với dân tộc Việt Nam.
Ngày 12 Tháng 5, một ngày lễ chào mừng. Tại địa hạt Vancouver-Kingsway, chúng tôi sẽ tổ chức buổi lễ ra mắt khu Little Saigon. Đây là một việc làm tuyệt vời khởi điểm cho sự công nhận các đóng góp vào những lĩnh vực xã hội, kinh tế, và văn hoá của cộng đồng người Việt Nam tại Vancouver nói riêng và Canada nói chung.
Qua việc tạo dựng một khu vực Little Saigon, cộng đồng người Việt Nam sẽ chứng minh cho toàn thể Canada và thế giới về lòng yêu quê hương tha thiết, cũng như những chân giá trị về tảng nền văn hoá không bao giờ thay đổi của họ.
Tâm Việt
26 tháng 4, 2013
5 Comments
Tu Dinh
Ngày 30/4/1975 là ngày tủi nhục của dân tộc Việt Nam: Người Việt Cộng Sản đánh Người Việt Tự Do, và ngày đó, Người Việt “chiến thắng” Người Việt. Bởi vậy, 3 triệu Người Việt bỏ xứ ra đi, gọi đó là NGÀY QUỐC HẬN. Một ngày tủi nhục của dân tộc Việt Nam. Nói theo nhà thơ Đằng Phương, tức cố GS Nguyễn Ngọc Huy, đó là cảnh “nồi da nấu thịt.”
Ngày 30/4/1975 và ngày 20/7/1954 là 2 ngày khác nhau, mang 2 ý nghĩa khác nhau. Nhóm người trong bài viết trên, cố ý nói đến ngày 20/7/1954, để tránh dùng chử NGÀY QUỐC HẬN. Nếu họ không đủ khả năng dịch chữ NGÀY QUỐC HẬN, họ có thể nêu ý kiến, sẽ có rất nhiều người thông thái, ở ngoài nhóm nầy, sẽ dịch giùm chữ NGÀY QUỐC HẬN ra Tiếng Anh. Nói rằng không dịch được chữ NGÀY QUỐC HẬN, thật khó hiểu.
Chữ NGÀY NAM VIỆT NAM là một chữ vô thưởng vô phạt, một chữ neuter. Các thế hệ sau, đọc chữ NGÀY NAM VIỆT NAM, có lẽ họ sẽ không hiểu gì. Chữ nầy không diễn tả được nỗi tủi nhục của Ngày 30/4/1975, trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Ngày 30/4/1975 là một trang đen của lịch sử. Vô tình hay cố ý, nhóm người nầy phủ lên màu trắng, khi họ dùng chữ NGÀY NAM VIỆT NAM, một chữ vô thưởng vô phạt, một chữ neuter.
Một bài viết không trung thực.
Đạo Tôn
http://www.quocto.com . trân trọng và chúc sức khỏe tới Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích
và Luật sư kiêm thi sỹ Lưu Nguyên Đạt
Mong Giáo sư Bích và Luật sư giảng nghĩa tường tận cho bát tánh bốn chữ :- ” Người Mỹ Gốc Việt “… Người Mỹ tức Công Dân Hoa Kỳ có bổn phận chính trị thế nào với quốc Dân Hoa Kỳ . Người Việt tức là người Việt nam nhuần nhuyễn
trong tụy thân tâm là ở đâu lưu lạc bất cứ tọa độ nào trong nhân gian cũng phải :- Thờ Tổ , kính Tông , Tôn sư , Trọng đạo … chứ không như tín đồ Mác Lê Phá Tổ , diệt Tông , trù sư , báng đạo …Quốc Tổ Mỹ Việt Đại Miếu chúng tôi mong quy vị phản đôi Giáo sư Bích và Ong Nghị sĩ ở bang Virginia Dick Back xét cho ráo lý cạn tình . Tóm lại nếu chúng ta là ” Người Mỹ ” nghĩa vụ Công Dân của chúng ta là nhất tâm hiệp ý với quốc sách hoa Kỳ … Nếu chúng ta là :-” Gốc Việt ”
thì môn na theo Quốc Kính Quốc Giáo của Giống nòi Việt Tộc là ” Con rể chớ sửa lại bàn thờ Bố Vợ , Con Dâu chớ sửa lại Vua bếp của Mẹ chồng ‘ mà là phận làm con cái nhà người ta thì phải hương khói …. nhà người ta … thưa đó là di huân của Ông Râu Cáo Nguyễn Ngọc Linh khuyên bảochúng tôi trươ’c khi Nhập Thất Tịnh Tu … trân trọng Đạo Tôn http://www.quocto.com
Chinh xac
Dem dai nghia DE thang hung tan
Lay chi nhan DE thay cuong bao
Thieu chu DE
Chinh xac
Anthony Pham
Ngày 30/4/1975 là một ngày mang sự kiện lịch sử Việt-Nam và cũng là ngày Người Việt Nam được hiện diện trên khắp thế giới. Cũng như mọi dữ kiện lịch sử, khó mang được đúng ý nghĩa trung thực, mà thường được giải thích theo một chiều hướng. Người ta thường nói lịch sử được viết bởi người chiến thắng. Đó là tính chất của lịch sử, cũng như tính chất của con người là chiến tranh. Nhưng chúng ta cũng cố gắng ghi lại những biến cố một cách trung thực, đừng có mang nhiều những yếu tố tâm lý, được chút nào hay chút đó, nếu chúng ta thật sự được tự do. Thật vậy, tự do thường có nghĩa là cởi bỏ được mọi thành kiến và giải thoát khỏi mọi ràng buộc tâm lý. Tự do chẳng phải là quên nguồn gốc mà là yếu tố để nhìn thấy rõ nguồn gốc vậy. Danh từ Ngày Quốc Hận 30/4 mang quá nặng yếu tố tâm lý, mà nhiều người lầm nghĩ rằng không mang tâm lý đó là quên nguồn gốc. Cho nên tôi nghĩ rằng nên chọn chữ nào mang yếu tố sự kiện nhất.
Đạo Tôn
Thưa Giáo sư Luu-Nguyên-Đạt Và Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích
Nhị giáo sư và Ban tế tự Thờ phượng tri ân Đức Quốc Phụ và Đức Mẫu Hoa Kỳ chỉ còn mùa thu nữa là tròn tám mươi . Sự chết tính Ngày tính Giờ chẳng còn dám tính tháng tính năm … như lúc cùng giáo sư lo đắp tượng ” Một bàn Tay’ ” tri ân nhân dân Hoaky đã bảo trợ thuyền nhân Việt nam …Tin tương vào sở học uyên bác của nhị vị tại đại học dường Hòa kỳ và nhuẫn nhuyên hai nên văn hóa Mỹ Việt … xin nhị vị giáo sư cho chúng tôi đôi lời chỉ giáo
về nội quy sinh hoạt của Hội Viên Quốc Tổ Mỹ Việt Đại Miếu
Thứ nhất :- Quốc Tổ Mỹ Việt Đại Miếu là cơ sơ tín ngưỡng của Người Mỹ Gốc Việt , tự tâm phát nguyên triệt để Tôn Trọng Lời Thề Nhập Tịch Hoa Kỳ và Quốc Tịch tiên thiên nguyên thủy của minh . Do đó Người Mỹ Gốc Việt tri ân Phụng bái Đức Quốc Tổ Hùng Vương quốc Tổ Việt nam và Quốc Tổ George Washington của Hoa Kỳ .
Điều thứ hai :- Thờ Tổ :- Cụ thể Thờ cúng Cha Mẹ , Ông Bà Nội Ngoại … và Đức Quốc Tổ . Kính Tông là anh enm ruột thị họ hàng xa gần phải kính trọng nhau không được Tranh Thắng với nhau gây nột chiến tường tàn …
Tôn sư.. phải kính trọng thầy học của mình … Trọng Đạo … phải Tôn trọng tín ngưo=~ng tôn giáo của người khác không dược xuyên tạc … và ngu=ợc lại ” Người có đạo ” cũng phải nghiêm minh bảo trọng không để người ta vin vào lỗi lầm của người theo đạo mà bỉ báng đạo …
Chúng tôi mong được nhị vị giáo sư hoan hỷ nhận lời sưa chữa tu chính bản điều lệ này cho …. công đức nhi vị giáo sư thật quý hóa vô cùng nam mô a di đà phật http://www.quocto.com Đạo Tôn /tonnguyen07@yahoo.com