“Đôi khi lịch sử cũng ban thưởng cho kẻ cứng đầu, và một hòn đá đặt đúng chỗ, có thể chuyển hướng cả một dòng sông.” — Emmanuel Mounier.
Trong bài “Văn Miếu ở Nam Kỳ”, cụ Phan Văn Hùm viết về giới trí thức Nam Kỳ:
“Dưới triều Nguyễn, ở Nam kỳ có đỗ đạt chỉ lưa thưa vài bốn ông tiến sĩ, mà Phan Thanh Giản là được sự nghiệp hiển hách hơn cả…Rồi trường cao đẳng, rồi trường cao học, rồi trường đại học, lần hồi thiết lập, đều ở cả tại Hà Thành. Người đỗ đạt cao ở bên Pháp về như các ông Ngụy Như Kontoum, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Nguyên, Ngô Đình Nhu,, v.v… đều cũng là ở Trung, hoặc ở Bắc… Cho đến văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ sau buổi ra trường cao tiểu học hoặc trung học, cũng không phải ở Nam Kỳ mà có. Vô duyên thay xứ Nam Kỳ. Tôi muốn nói vô duyên với sự học thời kim như thời cổ.” (60)
“Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ thủ tướng năm 1954, khi đất nước của ông đang đối mặt với những hỗn loạn kinh tế, bất ổn chính trị và áp lực khuynh đảo bên ngoài, không trên qui mô toàn diện nhưng với cường độ ngày một gia tăng. Ông đã đưa
miền Nam qua các khủng hoảng ban đầu này, chuyển nó từ chế độ quân chủ sang cộng hòa, và xây dựng được một sự trung thành quốc gia mà dân chúng chưa từng thấy.” (62)
“Trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức ngày 23-10-1955, không ai có thể chối cãi rằng đa số, nếu không muốn nói ít nhất 80% đồng bào thuộc thành phần Phật tử đã bỏ phiếu cho thủ tướng Ngô Đình Diệm giữ chức vụ quốc trưởng tại miền Nam Việt Nam thay thế Cựu Hoàng Bảo Đại bị truất phế.”
Trong giai đoạn này, chính phủ Ngô Đình Diệm đã giải quyết vấn đề định cư cả triệu người di cư từ miền Bắc, vấn đề các giáo phái, ổn định kinh tế và phát triển đào tạo giáo dục. Giáo sư Lý Chánh Trung ghi nhận dưới thời ông Diệm có gần 200 trường trung học đã được xây dựng cho các tỉnh lỵ và quận lỵ. Ngay các vùng hẻo lánh, nghèo nàn như Gio Linh, Bồng Sơn, Cà Mâu, Trà Oạn, v.v… đều có trường học.
Về an ninh, năm 1956, 90% cán bộ hạ tầng Việt Minh bị triệt hạ. Trại tù Chí Lợi ở Bình Dương tập trung đến 6000 chính trị phạm cộng sản bị bắt giam. Đặc biệt ở miền Trung, cán bộ của Ngô Đình Cẩn gần như trừ diệt toàn bộ cộng sản nằm vùng… Chi tiết này do chính người trong hàng ngũ cộng sản tiết lộ về sau. Đây là điều mà người Pháp không thể làm được suốt 9 năm chiến tranh Việt-Pháp.
Vào những năm đầu của chính thể ông Diệm, có thể đi suốt ngày đêm từ Cà Mau đến Bến Hải một cách an toàn.
Thôn quê tương đối yên lành. Trong khi đó, miền Bắc sau 1954 rơi vào tình trạng đói kém, nếu không được Liên Xô viện trợ gạo từ Miến Điện, hẳn đã lâm cảnh nguy ngập.
Thời kỳ 1955-1960, miền Nam và miền Bắc Việt Nam là biểu tượng của hai thế lực quốc tế, hai ý hệ chính trị đều muốn chứng tỏ tính chính nghĩa. Một bên có lãnh tụ là ông Hồ với đảng Cộng Sản và bên kia, có ông Diệm với chủ nghĩa Quốc Gia như nhận định của Edward Miller:
“Ngô Đình Diệm là người có hoài bão. Với tư cách lãnh đạo miền Nam từ 1954 đến 1963, Diệm mong muốn trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền quốc gia, ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đang theo đuổi.” (63)
“Ngoài sự bắt bớ của chính phủ, bọn Staliniens quyết đồ sát Tạ Thu Thâu. Ấy là, chính ở Paris mà bọn Staliniens mưu đồ sát hại Tạ Thu Thâu, người bạn của chúng ta chỉ còn trông cậy có chúng ta, hy vọng ở chúng ta.Ký tên: Daniel Guérin.”
“Hùm lên miền Đông gặp Dương Bạch Mai, nói với hắn rằng: “Trước chúng ta bất đồng ý kiến về chánh trị. Nay, nước nhà đương cần đoàn kết chống Thực Dân, tôi tin rằng anh sẽ bỏ qua việc cũ…” Dương Bạch Mai không trả lời, nhưng lại chỉ cho Hùm vào một phòng bên trái, tức là nơi “một vào không ra nữa được”, người ta gọi là cửa tử. Thật vậy, hai hôm sau, Phan văn Hùm bị thủ tiêu.” (65)
“Chính quyền nhân dân đã trừng phạt chúng để làm gương.” Chúng ở đây chỉ những người theo đệ tứ quốc tế Trosky và trừng phạt là ám sát, thủ tiêu. Bản thân Ngô Đình Diệm lẽ ra cũng bị thủ tiêu sau khi từ chối hợp tác với cộng sản. Không biết vì lý do gì, Hồ Chí Minh đã thả ông về. Sau này, trong dịp nói chuyện với Hoàng Tùng năm 1981, Karnow được cho biết: “Xét tình thế lúc đó, thả Diệm là một điều sai lầm.” (66)
Nguyễn Văn Trấn, một người cộng sản đệ tam được coi là “hung thần chợ Đệm,” đã tố cáo chính quyền cộng sản miền Bắc: “Các ông đã ám hại bao nhiêu nhân tài miền Nam, còn đâu người để giúp các ông?” Thời kỳ đó, Nguyễn Văn Trấn là cán bộ thừa hành trong việc thủ tiêu, ám sát các nhà trí thức miền Nam, dù trong cuốn hồi ký, ông tránh nói tới vai trò của mình. Chủ trương tận dụng bạo lực để độc bá chính trường đã làm trì trệ tiến trình giải thực và hao mòn tinh lực của dân tộc bằng hành vi giết hại các nhà trí thức yêu nước thuộc đủ thành phần.
Lớp trí thức trẻ này về sau đã trở thành thành phần chủ lực trong các phong trào đòi hỏi dân chủ cũng như trong biến cố Phật đản 1963, nhưng sự bất mãn của họ có thể khởi đầu từ tháng 8/1959, khi chính quyền tổ chức bầu cử Quốc Hội với nhiều thủ thuật vụng về của các quan chức địa phương, chẳng hạn nhắc dân chúng bầu cho người này, không bầu cho người kia hoặc công kích những người đối lập… Kết quả là hai ứng cử viên đối lập Phan Quang Đán và Nguyễn Trân
Nhìn chung, với hành động đã có, giới trí thức chỉ dựa trên các nguyên tắc dân chủ để thể hiện vai trò trong một hoàn cảnh chính trị của đất nước. Nhưng chính quyền coi đó như một hành vi mạo phạm và ngay ngày hôm sau, tổng thống Diệm ra lệnh bắt giam hầu hết những người ký tên trên bản tuyên ngôn. Chính quyền còn mạnh tay hơn với báo giới và các thành phần trí thức khác tỏ ý tán trợ chống đối. Nhưng chế độ càng mạnh tay, cường độ chống đối trong giới trí thức có vẻ càng tăng thêm.
Nguyễn Thành Vinh ghi lại là Nhất Linh Nguyễn Tường Tam nhận xét bản tuyên ngôn Caravelle quá yếu nên yêu cầu nhóm Caravelle đứng vào Mặt Trận Quốc Dân Đoàn Kết do Quốc Dân Đảng điều động để phát động một phong trào đấu tranh gồm có biểu tình, tuyệt thực… trước Quốc Hội.
Nhất Linh đã đi gặp giám mục Lê Hữu Từ, các linh mục Oánh, Hiền, trong lúc Nguyễn Thành Vinh ra miền Trung gặp thượng toạ Thích Đôn Hậu, bác sĩ Trần Đình Nam. Riêng Trần Văn Văn đi gặp các linh mục Lộc, Vui. Tuy nhiên kế hoạch trên không thành vì một số người tỏ ra ngần ngại. Ngã rẽ quan trọng của miền Nam sau bản tuyên ngôn Caravelle là cuộc đảo chánh bất thành ngày 11/11/1960.
Tác động của các biến cố này không chỉ xác định sự thay đổi cái nhìn của quần chúng vào chính quyền mà có thể đã ảnh hưởng đến quan điểm của chính giới Mỹ. Tới thời điểm trên, Mỹ đã đổ ra hàng tỉ đô la vào VN nhưng cái nhìn về ông Diệm không còn giữ nguyên như trước.
Công điện của đại sứ Durbrow gửi về Hoa Thịnh Đốn ngày 4/12/1960, có đoạn: “Chúng ta rất có thể trong một tương lai không xa nữa phải tìm và theo đuổi một giải pháp thay đổi người.” Ba năm sau, ý kiến này trở thành đường lối chính thức của Hoa Kỳ.
Dù hành động của nhóm Caravelle bị đánh giá là quá yếu, nhưng vẫn biểu hiện ý thức dấn thân của giới trí thức miền Nam. Trí thức không còn đứng bên lề để đàm tiếu hay bàn luận xuông mà đã quyết định nhập cuộc với các yêu cầu cụ thể đặt ra cho người lãnh đạo đất nước trong tinh thần sẵn sàng chia xẻ trách nhiệm. Đáng kể hơn nữa là đã có sự nối kết giữa một tập thể tuy không đông đảo nhưng vẫn cho thấy một bước tiến rời xa tình trạng ngồi riêng đánh lẻ của cá nhân từng kéo dài qua nhiều năm tháng. Tuy nhiên, việc công bố lá thư cũng cho thấy trong lãnh vực đấu tranh, giới trí thức miền Nam chưa vượt khỏi tầm nhìn chật hẹp và lạc hướng vốn có.
Kinh nghiệm đấu tranh và thực tế đang diễn ra tại miền Bắc gần như không được quan tâm để có nhận thức đúng về sức mạnh quần chúng. Sự tồn tại và vững chắc của chính quyền cộng sản Hà Nội chính là do thủ thuật vận dụng sức mạnh quần chúng. Bằng lời lẽ tuyên truyền để lường gạt, dụ dỗ và bằng hành động trấn áp tàn khốc để đe doạ, ép buộc, chính quyền Hà Nội đã khai thác tới cả những trẻ thơ chưa quá mười tuổi, biến từng gia đình, từng cá nhân thành công cụ. Cộng Sản luôn theo đuổi mục tiêu thống trị thế giới chưa bao giờ ưu tư về cuộc sống con người nhưng đánh giá cao tầm mức quyết định của sức mạnh quần chúng và không ngừng tìm cách lợi dụng. Trong khi đó, dấn thân tranh đấu với ý lo toan cho cuộc sống con người, những nhân vật trí thức tiêu biểu của miền Nam lại gần như gạt hết mọi thành phần dân chúng sang một bên lề, coi đó là những người ngoài cuộc. Vì vậy, hành động đấu tranh không gây được ảnh hưởng, không thu hút nổi sự hỗ trợ, thậm chí còn bị phê phán là hành vi tranh giành quyền lợi cá nhân, phe phái.
Việc lựa một địa điểm sang trọng để họp báo và giới hạn đối tượng vào một thiểu số chọn lọc dựa trên tiêu chuẩn học vị và địa vị xã hội đã là lý do chủ yếu cô lập hoá những người dấn thân tranh đấu và mức hiệu quả đóng góp của trí thức giới vào công cuộc chung đã không thể như mong muốn dù hết thẩy đều mang nặng nhiệt tình.
Stanley Karnow mô tả khá chính xác thực trạng miền Nam sau 1954. Những vị thủ tướng trước đó như Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Bửu Lộc đều từ chức hoặc bị thay thế do bất cập về chính trị hay khả năng yếu kém không giải quyết nổi những nan đề thực tế. Đã có sự tiên đoán sau hiệp định Genève chỉ là thời kỳ triển hạn cho sự chiếm đoạt toàn vẹn của cộng sản.
Những chuyên viên này rất thích dụng trong thời kỳ thanh bình, nhưng khó tránh bất lực trước hoàn cảnh đất nước phân đôi đang cần một cuộc cách mạng xã hội toàn diện.
Đã vậy, giữa đòi hỏi dân chủ, tự do và nhu cầu ổn định của một chính quyền mới lập, phải ưu tiên điều nào?
Thu và lớp kế cận như Lê Văn Siêu, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Mạnh Côn, Nghiêm Xuân Hồng, Tạ Tỵ, Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Sĩ Tế, Hoàng Minh Tuynh, Mai Thảo… hoặc
trẻ hơn như Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường, Nhật Tiến…
Cùng thời gian, ở miền Bắc, ngoài nạn đói kém, chính quyền Cộng Sản đã gây hàng loạt tai họa từ chính sách Cải Cách Ruộng Đất, trấn áp mọi tiếng nói chống đối như vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, vụ nổi dậy ở Quỳnh Lưu… Với chủ trương tận dụng bạo lực tước đoạt mọi quyền sống căn bản của người dân, chính quyền miền Bắc đã đạt được mục tiêu đặt mọi người vào tình thế phải cúi đầu tuyệt đối thi hành mọi lệnh truyền của đảng Cộng Sản.
Các cuộc tranh đấu mang tính chất này từng bị xem như nguồn gốc bất ổn, gây ra thế chính trị bất lợi, làm lung lay chế độ. Nhiều người đã lo âu cho số phận miền Nam, tuy nhiên không thể phủ nhận tình trạng xáo trộn đó đã biểu hiện rõ rệt sinh hoạt dân chủ, tự do tại miền Nam. Giả dụ cuộc cờ thế giới khác đi hoặc đối sách quốc tế của người Mỹ, đặc biệt là đối sách với vấn đề Việt Nam, không giống những đối sách từng có thì hướng đào tạo trên có thể đã chứng tỏ được ưu thế tuyệt đối về tác dụng xây dựng và phát triển sức mạnh của đất nước thay vì sự tan rã của miền Nam.
Nhược điểm lớn nhất của miền Nam là sự vắng thiếu ý thức đấu tranh cách mạng trong hàng ngũ trí thức — cụ thể là vắng thiếu đội ngũ lãnh đạo có đủ vốn liếng kinh nghiệm đấu tranh. Đó là sự vắng thiếu những hòn đá tảng có thể chuyển hướng một dòng sông.
Các chức sắc giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo bị coi là phần tử nguy hiểm cho an ninh công cộng đều bị chuyển đến các trại tập trung tại núi Bà Rá và Tà Lài Biên Hòa, vùng rừng sâu nước độc, vô phương sinh sống. Số phận các nhà hoạt động cách mạng khác cũng tương tự. Điển hình là trường hợp Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Quá, Trần văn Sĩ… bị chết vì kiệt sức hoặc rũ tù.
Một phần không nhỏ trí thức miền Nam ái quốc khác thì bị Cộng Sản thủ tiêu, như Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Huỳnh Phú Sổ, Lê Kim Tỵ, Huỳnh Văn Phương, luật sư Dương Văn Giáo, nhà báo Diệp Văn Kỳ, Lê Văn Vững … Không theo Việt Minh sớm muộn sẽ bị thủ tiêu. Trịnh Hưng
Ngẫu trong một dịp gặp Trần Văn Giàu ở Thái Lan đã được nghe Trần Văn Giàu nói là ông ta có danh sách hơn 200 người cần thủ tiêu, nhưng chưa thi hành kịp.
Ngay hàng ngũ cộng Sản, tranh chấp giữa xu hướng đệ tứ Trosky và đệ tam Stalin cũng đưa đến các cuộc thanh toán nội bộ. Nhóm đệ tam gồm Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo không thể chối bỏ trách nhiệm về cái chết của những Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm… Tàn bạo ở đây là cộng sản thủ tiêu cộng sản, thủ tiêu chính đồng chí của mình. Hồi ký của Nguyễn Kỳ Nam ghi:
Theo cách nhìn này đâu có thiếu người trí thức miền Nam mà ngược lại. Đó là những Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường, Lê Bá Cang, Trần Văn Chiêu, Phạm Ngọc Thạch, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Sĩ, Đào Hưng Long, Lư Sanh Hạnh, Nguyễn Văn Lịnh, Trần Đình Minh (tự Nguyễn Hải Âu), Lương Đức Thiệp, Lý Vĩnh Khuôn, Lê Quang Lương (tự Bích Khê), Nguyễn Văn Quá, Nguyễn Văn Tiền, Edgar Ganofsky (61)…Tất cả đều là trí thức hàng đầu của miền Nam vào các thập niên 1930-1955. Nhưng ở giai đoạn đặc biệt — giai đoạn đất nước chia đôi 1955-1975 — trí thức miền Nam là những ai? Đã làm những gì? Liệu họ có kiếm ra được hòn đá có thể chuyển hóa cả một dòng sông?
Sau hiệp định Geneva 1954, hai miền Nam Bắc trở thành đối đầu. Danh xưng mới miền Nam và miền Bắc cho thấy sự ngăn cách không chỉ nằm ở dòng sông Bến Hải, mà còn in sâu trong tâm thức mỗi người: Bên kia là Cộng Sản, bên này là Quốc Gia chống Cộng — như không còn là người Việt với nhau mà là hai nước Việt Nam hoàn toàn riêng biệt.
Khi ông Diệm về nước, miền Nam đang ở bên bờ vực thẳm về chính trị, kinh tế, bị đe dọa bởi nhiều thế lực khuynh đảo cả bên trong lẫn bên ngoài. Lúc ấy, chỉ cần ổn định nổi tình thế là đủ thành vị cứu tinh nên đã có nhận xét:”Ngô Đình Diệm đảm nhận chức vụ…” theo Việt Nam Crisis của Stephen Pan.
(Còn tiếp)
(Trích trong một tác phẩm sắp xuất bản cùng tác giả.)
(61) 1880-1943, chủ trương tờ La Voix Libre, quản lý tờ La Lutte, tờ Tia Sáng, bị kết án tù 10 năm biệt xứ.
(62) “Ngô đình Diệm assumed the prime ministership in 1954 when his country was facing economic chaos, political instability, and external subversion, not on a massive scale, but on a scale that kept increasing intensity. He led South Viet Nam through its initial crises, changed it from a monarchy to a republic, and built up the first national loyalty its people ever knew.” — Stephen Pan, Viet Nam Crisis.
(64) Tạp chí Sáng Tạo số đầu, tháng 10/1956.
(65) Hồi Ký 1925-1964, Nguyễn Kỳ Nam, tr. 22 & 30.
(66)“Considérant les évènements qui suivirent, relâcher Diệm fut une erreur.” — Viet Nam, Stanley Karnov, tr. 123.
(67)“En 1954, après la Conférence de Genève, il n’y avait guère de nationalistes Vietnamiens reputés en dehors des rangs du Viet Minh. Beaucoup avaient étés liquidés par les communistes ou les Francais, d’autres s’étaient retirés de la vie politique. Certains s’étaient installés en France où ils tenaient des réunions stériles, publiaient des manifestes dépourvus de sens et conspiraient sans relâche à la terrace des cafés. Ngo Đinh Diem combla donc un vide mais en dépit de son passé intègre, il n’avait pas l’envergure d’un dirigeant national” — Viet Nam, Stanley Karnov, tr. 120.