Trong 5000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương hùng mạnh. Họ tin rằng khi chính quyền trung ương hùng mạnh thì sẽ đưa đất nước đến hòa bình và thịnh vượng. Đó là nuyên tắc cốt yếu rút ta từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Nguyên tắc này đã tồn tại hết năm này qua năm khác.
Người phương Tây muốn thấy Trung Quốc trở thành dân chủ theo truyền thống phương Tây, nhưng điều đó không thể xảy ra. Bởi vì người dân Hoa lục chưa bao giờ có truyền thống đó.
Vào mùa thu năm 2011 bạo động xảy ra tại làng chài Ô Khảm (Quảng Đông). Nông dân mất đất vào tay các chủ công ty bất động sản , những người đã thông đồng với quan chức địa phương.để làm việc này. Lợi nhuận từ việc bán những mảnh đất này rơi vào tay những ông chủ gian manh và những quan chức tham nhũng đỏ.
Cuộc bạo động chống cảnh sát diễn ra khốc liệt khi có một người chết. Hơn 20.000 dân làng nổi lên phản đối. Họ trục xuất quan chức cộng sản ra khỏi làng bầng vỏ lực. Đảng phải gửi phó bí thư tỉnh ủy Quảng Đông xuống gặp những người biểu tình để giải quyết vấn đề.
Chính quyền công nhận rằng dân làng đã có những khiếu nại chính đáng. Một số đất đai đã được trả lại cho họ và những người bị bắt cũng được ra khỏi nhà tù. Sau đó một cuộc bầu cử tự do được tổ chức dưới hình thức bỏ phiếu kín. Một thủ lĩnh của phong trào biểu tình giành thắng lợi và trở thành lãnh đạo mới của làng. Dân Ô Khảm vui vẻ trỡ lại và hy vọng sẽ sớm nhìn thấy cải cách dân chù ở Trung Quốc, điều mà cho đến ngày nay vẫn chỉ là một giấc mơ.
Nhiều cuộc biểu tình khác cũng được chính quyền giải quyết một cách tương tự. Thế rồi cũng chẳng ai thấy một cuộc cải cách dân chủ nào cả.
Thực tế là chính quyền đã cư xử rất gian manh. Nhà nước đã đứng về phía dân làng chống lại quan chức tham nhũng. Họ biết là dân Ô Khảm chỉ phản đối các quan chức địa phương nhưng vẫn ủng hộ đ̣ảng cộng sản Trung Quốc nên họ chỉ làm cho dân thỏa mãn.
Ở Trung Quốc không ai dám thách thức chĩnh quyền trung ương cả. Những cuộc bạo động và phản đối không bao giờ lan rộng đến trung ương. Người dân quen chịu đựng những cung cách cai trị của vua chúa ngày xưa nên đến giờ đây vẫn chưa ai ngộ ra thế nào là dân chủ.
Không bao giờ chấp nhận phổ thông đầu phiếu
Sự trỗi dậy của Trung Quớc thành một nước lớn trên trường quốc tế là một hiện tượng chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của quốc gia này. Sự tăng trưởng kinh tế cũng là mội điều đặc biệt. .
Trong 20,30 năm nữa Trung Quốc sẽ đòi ngồi bình đẳng tại chiếu trên, không phải là với tư cách một cường quốc mới mà là với tư cách một cường quốc cũ sống lại. Và mục đích chính của Trung Quốc bây giờ là trở thành một cường quốc vĩ đại nhất thế giới. Nếu thiên hạ không cẩn thận đề phòng thì điều đó nhất định sẽ xảy ra.
Cái mà sẽ không bao giờ xảy ra là phổ thông đầu phiếu. Người Trung Quốc không cần dân chủ. Họ chỉ muốn có một chính quyền trung ương mạnh vì họ tin rằng điều này sẽ đưa đến hòa bình và thịnh vượng. Niềm tin này sẽ không bao giờ thay đổi.
Họ sợ rằng một cuộc cách mạng sẽ lấy đi của họ những gì mà họ đã đạt được từ khi Trung Quốc mở cửa tiếp xúc với bên ngoài. Họ tuyệt đối tin rằng hệ thống chính trị của đất nước họ ngày nay không cần cải tiến vì nó đang ở thế đi lên.
Nhân dân Trung Quốc kỳ vọng gì ở tương lai
Vậy thì loại cải cách nào chính phủ Bắc Kinh sẽ phải thực hiện để làm vừa lòng nhân dân Trung Quốc ngày nay? Họ sẽ phải chuyển một cách thận trọng sang một mô hình chính phủ có sự tham gia của người dân nhiều hơn. Phong cách tiếp cận của họ mang tính thử nghiệm nên sẽ trất chậm chạp. Họ sẽ tránh các cuộc tranh cử hoàn toàn tự do vì với những biện pháp này kết quả không thể dự đoán trước được.
Nền dân chủ độc đảng là một khái niệm mà Trung Quốc đang muốn khám phá. Đại hội thứ 17 đã cởi mở hơn đại hội thứ 16. Dân chủ độc đảng có thể mở rộng tới những thành phần khác của hệ thống. Tất nhiên nếu cứ thay đổi thì sự thay đổi cũng sẽ diễn ra rất chậm. Tham nhũng trong sự thiếu vắng pháp quyền và các thể chế quản trị sẽ tiếp tục là đặc trưng của chế độ. Đó là một điểm yếu mà ai ũng có thể tiên đoán là nó sẽ xảy ra.
Tham nhũng mang tính chất cố hữu từ lâu nhưng ngày nay nó mang tính chất “guan xi” tức là “quan hệ” . Quan hệ đây là tặng quà để chạy việc. Giá trị của quả tặng thay đổi tùy theo mức quan trọng của việc cần thực hiện. Đảng cộng sản Trung Quốc gọi cuộc đấu tranh với tham nhũng là một vấn đề sống còn của đảng. Do đó đảng không thể nào kiểm soát được tham nhũng.
Tóm lại, Bắc kinh sẽ cải tiến các thể chế của họ theo những cách riêng. Bất kể họ cải cách theo cách nào thì bao giờ cũng có một cách được giữ nguyên không thay đổi : họ sẽ duy trì một chính qquyền trung ương hùng mạnh.
Liên bang dân chủ cho Hoa Lục là giải pháp cho hoà bình thế giới
Sự lật đổ một “trật tự thế giới” ngày trước không phức tạp như ngày nay. Cho nên không phải chỉ cần đến sức mạnh lớn mà còn phải cân nhắc nhiều vấn đề khác Phải chú trọng đến việc hợp tác toàn cầu, dựa trên căn bản thỏa hiệp để giải quyết tranh chấp. Phải dựa vào sức mạnh dân chủ để thúc đẩy mạnh hơn đà hội nhập vào thế giới văn minh. Những đoạn viết tiếp theo sẽ đưa ra một số ý nghĩ về “liên bang dân chủ” cho Trung Ha Lục Địa như là một giải phàp để giữ gìn hòa bình cho thế giới.
Đất nước Trung Hoa với một diện tích rộng như thế và một dân số đông đúc như thế không thể nào là một quốc gia theo nghĩa bình thường mà phải là một liên bang giống như Hoa Kỳ ngày nay nếu Bắc Kinh có nhiều tham vọng. Ý nghĩ về một “liên bang dân chủ” cho Trung Hoa Lục Địa không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã có từ lâu.
Ý nghĩ liên bang thời Cách mạng Tân Hợi
Ý nghĩ về một “liên bang dân chù” đã manh nha trong đầu óc của nhà cách mạng Tôn Dật Tiên từ năm 1894. Trong tư tưởng của Tôn Dật Tiên hồi đó thì đất nước ông cần được sao chép lại cấu trúc liên bang của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Cách mạng Tân Hợi thành công, ông đã cho ra đời Liên Bang Dân Chủ Cộng Hòa Đại Hán. Hồ Nam được chọn làm thủ đô và Tôn Dật Tiên được bầu làm chủ tị̣ch lâm thời.
Thực tế “liên bang” thời cộng sản
Khi chính quyền cộng sản được thành lập tại Giang Tây sau cuộc Vạn Lý Trường Chinh thì những người cộng sản sao chép y nguyên mẫu hình của LIên Bang Xô Viết. Thời đó liên bang này gồm một số nền cộng hòa tự trị như Mông cổ, Turkestan và Tây Tạng. Nhưng sau khi cướp được toàn thể lãnh thổ thì họ lại đổi tên là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Liên Bang trong Linh Bát Hiến Chương
Trong Linh Bát Hiến Chương mới được công bố gần đây nhà ̣đấu tranh nhân quyền Lưu Hiểu Ba đã lớn tiếng kêu gọi sư thành lập một Cộng Hoà Liên Bang Trung Hoa. Ông nói : “Liên Bang Trung Hoa sẽ gồm hai loại cộng hòa : một loại cộng hòa lỏng lẻo như Đài Loan, Hong Kong, Macao, Tây Tạng, Nội Mông,Tân Cương và một số cộng hòa chặt chẽ hơn bao gồm phần còn lại của Trung Hoa”.
Tiếc thay mộng ước không thành vì ông ̣đã sớm từ giã coi đời để lại cả một kế hoạch lẫy lừng chưa hoàn tất.
Đề nghị của Tây Tạng về một Liên bang Trung Hoa
Cộng Hòa Liên Bang Trung Hoa là một đề nghị của Phong Trào Độc Lập Tây Tạng. Nhà tranh đấu Yan Jiaqi viết nhân danh chính phủ Tây Tạng như sau : “ Liên Bang đó sẽ gồm một số điểm của Liên Hiệp (Confederation). Như đề nghị Liên Bang Trung Hoa sẽ gồm hai loại cộng hòa. Một loại cộng hòa lỏng lẻo như Đài Loan, Hong Kong, Macao, Tây Tạng. Nội Mông, Tân Cương, và một số cộng hòa chặt chẽ hơn bao gồm phần còn lại của Trung Hoa”.
Theo Yan Jiaqi thì nền cộng hòa chặt chẽ sẽ có cấu trúc giống Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ còn những nền cộng hòa lỏng lẻo thi sẽ tương tự như những nước thành phần của Liên Âu (European Union).
*
Tư tưởng Liên Bang không những không thiếu mà còn xuất hiện rất sớm tại Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh muốn thu hồi lại những mảnh đất bị các đế quốc Tây Phương xâu xé trong hai trăm năm trước thi trước tiên phải tuyệt đối tôn trọng luật pháp quốc tế và thứ hai là phải dùng sức mạnh của dân chủ chứ không nên dùng sức mạnh của chiến tranh.
Tâp Cận Bình nếu muốn di theo con đường của Đặng Tiểu Bình đã vạch ra thì phài thao quang dỡng hối (ẩn mình chờ thời) và tỉnh táo chọn cho Trung Hoa một hình thức “liên bang dân chủ” để dẫn dắt dân tộc hội nhập thế giới văn minh bằng con đường hòa bình không đổ máu. /
Bài viết khai xuân Kỳ Hợi