Quyền Tư Do Đi Lại Trên Biển Cả Là Tuyệt Đối Quan Trọng.
Quyền tự do đi lại trên các đại dương là một đặc điểm quan trọng của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Trong mưu cầu “Làm Hoa Kỳ vĩ đại trở lại” TT .Trump phải làm sao để bảo vệ hữu hiệu quyền tự do hải hành trên biển cả.. Nhiều nhà bình luận thế giới đã quan sát vấn đề này và họ đã đưa ra ỳ kiến “6 bước cụ thể” sau đây để cứu xét :
Thứ nhất : Hoa Kỳ nên tuyên bố rõ ràng vể việc bảo vệ quyền tự do hải hành trên thế giới và coi đó là là một lợi ích quốc gia hàng đầu của Hiệp Chúng Quốc. Phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần là : “ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi biển và hoạt động bất cứ ở nơi nào quốc tế cho phép. ̣
Phải như thế mới đúng vì nếu đợi có sự cố xảy ra, lúc đó mới lên tiếng thì thiên hạ sẽ xem lợi ích này như có tính cách phản ứng chứ không phải có tính cách nền tảng cơ bản.
Thứ hai : Các đồng minh và các đối thủ của Hoa Kỳ đang theo dõi cẩn thận xem Hoa Kỳ đang làm gì và không làm gì khi thực hiện chính sách đội ngoại. Cho nên TT Trump phải nghiêm khắc kiểm định lại hành động của Hoa Kỳ để củng cố thông điệp nói trên.
Bộ Ngoại Giao nên gửi thông điệp nói trên đến các quốc gia trên thế giới và nêu rõ lập trường của Hoa Kỳ là cam kêt duy trì quyền tự do hải hành trên toàn cầu. Đ̣ể lời nói đi đôi với việv làm Hoa Kỳ phải gia tăng nhịp độ công tác tự do hải hành trên các vùng biển của thế giới.
Thứ ba : TT. Trump nên chuẩn bị cho một cuộc thử thách sẽ sớm xảy ra. Thách đố này sẽ đến từ Nga, Iran hoậc Bắc Triều Tiên, nhưng nhiều phần sẽ đến từ Trung Quốc. Hoa Kỳ cần nhắc lại với Bắc Kinh là không nên dùng đội “dân quân biển” để quắy rầy hải quân Hoa Kỳ (như thế để tránh rủi ro hoặc hiểu lầm, hoặc leo thang xung đột).
Thứ tư : Hoa Kỳ nên kêu gọi các đồng minh giúp đỡ quyền tự do hải hành trên thế giới. Nên kêu gọi các đồng minh đóng góp nhiều hơn cho tự do hàng hải, kể cả việc góp phần vào phản đối ngoại giao và sự tôn trọng công tác tự do hải hành.
Thứ năm : Hoa Kỳ phải nhanh chóng hoàn tất việc ký kết các Công Ước Quốc Tế về luật biển. Quyền hạn đặt ra nên dựa vào các hiệp ước ký kết tốt hơn là chỉ dựa vảo các lời đe dọa.
Khi còn là chủ tịch Exxon Mobile , ông Rex Tillerson đã từng nói với Thượng Viên Hoa
Kỳ rằng “ký kết vào công ước” là điều quan trong, và có thể nói là quan trong hơn cho an ninh năng lượng của Hoa Kỳ,
Thứ sáu : Hoa kỳ phải gia tăng và phát triển các lực lượng hải quân duyên phòng và không quân. Thêm nhiều chiến hạm và phi cơ trong quân đội đồng nghĩa với khả năng cao hơn để duy trì sự hiện diện toàn cầu nhằm bảo vệ tự do hàng hải.
Tổng thống Hoa Kỳ phải dùng tiếng nói của mình để cho thế giới biết là tự do hàng hải là một lợi ích cơ bản không thể điều đình được của Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là sẽ có hành động quân sự để biểu lộ mối cam kế đó.
Trung Quốc nên cứu xét từng điểm một trong “6 bước nêu trên”, cùng với những phương cách đã có sẵn khác để bảo vệ quyền tự do cơ bản này.
Đã Đến Lúc Bắc Kinh Phải Ngưng Làm Mưa Làm Gió ở Biễn Đông
Lợi ích cốt lõi của đồng minh MỸ, Nhật, Úc là không để cho Trung Quộc thống trị Biển Đông và cản trở tự do lưu thông hàng hải của quốc tế tại vùng này. Đó là lợi ích chủ chốt trước tiên.
Lợi ích thứ hai là phải hạn chế khả năng lấn chiếm của Trung Quốc trên Biển Đông, tạo tiền lệ cho những hành vi bất hợp pháp và hung hăng hơn của Bắc Kinh trước mắt và về lâu về dài.
Lợi ích hứ ba là không cho Trung Quốc lập đị lập lại các vi phạm Công Ước UNCLOS, tức Công Ước LHQ về Luật Biển, và làm ngơ trước phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực La Haye, nghĩa là trực tiếp thách thức luật pháp quốc tế.
Các lãnh đạo đồng minh cần có một chiến lược rõ ràng để chỉ đạo một chiến dịch đối phó buộc phải trả giá. Chiến lược này chủ yếu phải là một liên minh quân sự mạnh mẽ hơn, thuyết phục hơn tại Tây Thái Bình Dương.
Trong 5 năm qua, lẽ ra đồng minh đã phải tiến xa hơn những cái được gọi là xoay trục, tái cân bằng để chuyển sang cái được gọi là Chương Trình Đối Tác An Ninh Khu Vực. Mục đích chính của chương trình này là ưu thế vượt trội về quân sự để răn đe các hành động phiêu lưu của Trung Quốc và củng cố lòng tin đối với các đối tác Châu Á cũng như của Tây Phương.
Chiến lược đồng minh hiệu quả nhất, mang tính sáng tạo nhất là “sự bất đối xứng”. Nói khác, để chống lại Bắc Kinh, phương thức hiệu quả nhất là tập trung áp lực đủ loại vào những điểm yếu kém nhất của Trung Quốc trong mọi lãnh vực. Các biện pháp này vượt ra khỏi lãnh vực ngoại giao và quân sự khuôn mẫu. Nên nhớ rằng, nếu chiến lược này thất bại thì hậu quả sẽ rất nặng nề cho an ninh toàn cầu. Tuy nhiên nếu đem so sánh sức mạnh thực tế của hai quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc thì phải nói rằng Hoa Kỳ vẫn đang còn ở vị thế thượng phong.
Hoa Kỳ Cần Mau Chóng Chấm Dứt Tình Trạng Đầu Hàng Trung Quốc Một Cách Tiêm Tiến.
Trong nhiều năm qua chiến lược của Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận trên Biển Đông đều đã thất bại. Khi tìm cách giảm nguy cơ đối đầu ở từng giai đoạn, Hoa Kỳ và các đồng minh trên thực tế đã “đầu hàng Trung Quốc” một cách tiệm tiến. Một tiền lệ xấu đã được đặt ra, và tại một phần của Thái Bình Dương Mỹ đang có nguy cơ bị mất những vị trí lâu nay được coi là đối tác an ninh khả tín.
Tại Sao Hoa Kỳ Lại Vụng Về Như Thế? Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành một cách khôn khéo, qua một loạt các động thái từ thấp đến cao, mỗi bước đều dưới cái ngưỡng có thể kích hoạt phản ứng đáp trả mạnh mẽ của Phương Tây, nên ngày nay Bắc Kinh đã có những thiết trí quan trọng trên 12 đảo ở Biển Đông và có một sự hiện diện quân sự quy mô nhất trong khu vực.
Trong số các khả năng quân sự của Trung Quốc phải kể ba trong số các đảo Hoàng Sa nằm ở giữa Biển Đông hiện nay đã sở hữu các phi đạo dàì trên 3000m, các kho chứa nhiên liệu, các thiết bị hậu cần mở rộng. Các máy bay quân sự cất cánh từ đây có thể bay dễ dàng đến Bắc Úc và căn cứ Guam của Mỹ.
Các đảo mới đó cũng được bố trí nhiều hỏa tiễn hành trình có thể bắn vào các mục tiêu ngoài biến ở xa như các giải đất Sulu của Philippines hay Singapore miềm Nam Malaysia.
Ba đảo nói trên sẽ là nơi phân tán hầu hết các tài sản của quân đội Trung Quốc khi xung đột xảy ra. Ngoài ra phải ghi nhận là Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) Đá Xubi (Subi Reef}, Đá Vành Khăn (Mischief Reef) có diện tích rộng hơn quận Columbia. Hậu quả là con đường Biển Đông đối với Trung Quốc, hiện nay đã trở thành con đường hàng hải nội bộ được vũ trang đến tận răng.
Tất cả những trang bị quân sự nói trên đã trở thành hiện thực mặc dầu Toà Thường Trực La Haye ngày 12/7/2016 đã tuyên bố là quyền lịch sử mà Bắc Kinh đòi hỏi ở Biển Đông là vô căn cứ. Trước lời tuyên phán của Tòa, Trung Quốc cứ giả ngơ giả điếc như không nghe thấy và tiếp tục lạm quyền coi thường thiên hạ.
Thái độ hung hăng và ngạo mạn của Bắc Kinh đến từ các loại biện luận như : Hoa Kỳ không nên đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc trừ phi các nhà lãnh đạo muốn thuyết phục đa số người Mỹ rằng nước Mỹ cần phải đối phỏ với một cuộc chiến tranh nguyên tử để duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á.
Các quan sát bịp bợm như thế phản ánh những đánh giá sai lầm của Bắc Kinh. Bấc Kinh đã không nhận định đúng mức tầm vóc của việc hình thành chiến lược nhằm ngăn chặn cuồng vọng của Trung Quốc mà không cần dùng đến biện pháp quân sự.
Vai Trò Lãnh Đạo Thế Giới Của Mỹ Hiện Nay
Sửc mạnh mềm của Hoa Kỳ đang phải đối mặt với một sức mạnh đang lên của Trung Cộng. Đó là một khó khăn không thể chối cãi. Nhưng khó khăn hơn là Hoa Kỳ đang ̣ đi theo “chủ nghĩa dân tộc” hướng nội.
Những đe dọa đối với lợi ích của Hoa Kỳ hiện nay phức tạp hơn nhiều so với trước đây. Triệt tiêu khủng bố và nội chiến là những mục tiêu quân sự khó đánh bại hơn so với các quân đội dàn trận trên chiến trường. Đó là lý do tại sao mà vai trò lãng đạo thế giới hiện nay cuả Hoa Kỳ đang bị thách thức.
Hoa Kỳ cần phải phi tập trung hóa quyền lực của mình. Việc này sẽ khuyến khích các quốc gia khác trên vũ đài quốc tế. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ cần vươn ra khỏi các liên minh truyền thống và tập hợp các quốc gia cùng quan điểm như G7, TTTP…
Một thế giới đa cực sẽ không hoàn toàn hòa bình, nhưng một nền hòa bình tuyệt đối chỉ có thể là viển vông. Mục tiêu của thế giới trong tình trạng hiện nay là một sự ổn định tương đối để ngăn ngừa chiến tranh giữa các nước lớn và quản lý được các vụ xung đột khu vực.
Việc đa hóa mục tiêu chiến lược, việc chia sẻ vai trò lãnh đạo, việc cải cách hệ thống quản trị toàn cầu trên cơ sở đồng thuận sẽ giúp thế giới được sống an bình và tránh hiểm nguy nguyên tứ.
Nguyễn Cao Quyền
Viêt xong ngày 5/5/2018