Bây giờ đến lượt ông Trump làm chính trị. Tuy chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận với công tác này, nhưng hiểu biết đời qua hơn nửa thế kỷ là doanh nhân, ông đã thành công lẫy lừng. Lẫy lừng không phải chỉ ở trong nước mà còn trên khắp thế giới.
Ông đang làm cách mạng, tức là bỏ cái cũ thất bại để xây dựng cái mới. Cách mạng của ông không theo lý thuyết nào cả mà chỉ dựa theo lẽ phải. Ông không hành động theo kiểu “phá đạo chính trị” mà chỉ theo lẽ thường của tạo hoá.
Ông từng tỏ rõ lập trường đơn giản và rứt khoát. Đối với vấn đề Bắc Triều Tiên ông nói :
“Nếu Trung Quốc không giúp đỡ thì tôi sẽ làm một mình”. Mấy hôm sau, (ngày 19/4/2017) giàn chống hỏa tiễn THADD được chính phủ Nam Hàn cho lắp ráp trên lãnh thổ miền Nam. Sự kiện này kể như Bắc Hàn đã lọt vào qũy đạo của Hoa Kỳ như Trump đã vẽ ra.. Và đây là một thành công mà thế giới không thể nào không biết.
Hệ quả của hành động nói trên đã khiến Kim Jong Un không còn con đường nào khác để đi thêm ngoài việc nhờ cô em gái xoay ra nói chuyên hoà bình với Mỹ để giữ ghế sinh tồn.
Nhiều người đặt câu hỏi : “Chiến tranh có thể xảy ra không ?”. Điều này sẽ không có, nhưng cái nhất định có là Bắc Hàn sẽ bị xiết chặt cho đến khi kiệt quệ và bắt buộc phải đi vào vòng đàm phán. Và đàm phán là phải giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Trong “bát quái trận đồ” của thế giới do Trump tạo ra, giờ đây Kim Jong Un chỉ còn duy nhất một con đường sống. Đó là quay lưng 180 độ để bước vào sinh lộ duy nhất còn lại. Sinh lộ này Trump đang mở ra trước mắt cho họ Kim.
Donald Trump Đang Giải Quyết Tuyệt Đẹp Hồ Sơ Bặc Triều Tiên
Sau hơn ba tuần lễ cãi cọ và đe dọa om sòm thì giờ đây đã có dấu hiệu là hai bên Mỹ và Triều Tiên đã có vẻ tha thíết hơn với thượng đỉnh Trump – Kim được trù liệu sẽ nhóm họp vào ngày 12/6/1018 tại Singapore. Cả hai bên , giờ đây, đều đang chuẩn bị rộn ràng cho ngày đại hội. Lời qua tiéng lại phát xuất từ cửa miệng hai bên lãnh đạo đã bắt đầu dễ nghe hơn và nồng ấm hơn.
Không khí đã thay đổi nhờ`câu nói thân thiện phát xuất từ toà Bạch Ốc của ông Trump. Ông đã nói một cách rất cảm động : “ Vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ mạnh và dồi dào đến mức tôi cầu mong Thượng Đế là không bao gìơ Mỹ phải dùng tới”. Câu nói này đã làm giảm căng thẳng gây ra bởi lời đe dọa của ông cố vấn an ninh John Bolton và của ông phó tổng thống Mike Pence trước đó mấy ngày.
Người ta còn nhớ, hai ông này đã đưa ra “mô hình Libya” để trả lời câu hỏi của báo chí về tương lai của hồ sơ Triều Tiên. Lập tức ngay sau khi câu trả lời được phổ biến, Bình Nhưỡng nổi cơn tức giận cao độ, đã tuyên bố hủy bỏ thượng đỉnh Mỹ Trung dự kiến tổ chức vào ngày 12 tháng 6.
Nhờ sự khôn khéo của tổng thống Trump không khí hòa thuận đã bình thường trở lại. Bên kia, chủ tịch Kim Jong Un cũng đã bày tỏ quyết tâm đi đến thượng đỉnh Singapore như đã hứa hẹn. Sự hòa thuận này sẽ đưa tên tuổi cả hai người vào lịch sử.
Vấn đề then chốt còn lại là giữa Washington và Bình Nhưỡng có thể tin nhau đến mức độ nào. Hiện tại có thể nói rằng Bình Nhưỡng đã tỏ ra có nhiều thiện chí nhưng vẫn còn bán tín bán nghi đối với Washington. Dù sao thì vấn đề còn cần có nhiều thời gian hơn nữa để có thể trả lời.
Kịch Bản Phi Hạt Nhân Hóa Bán Đảo Triều Tiên
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều được đánh giá là có tiềm năng thành công cao, nhưng sự thành công đó không thể đạt được trong ngày một ngày hai. Mỹ cần nhiều thời giian để đưa ra những khuyến khích cụ thể khả dĩ thuyết phục Triều Tiên.
Với một tiến trình từng bước một, đầu tiên là hạn chế năng lực hạt nhân Triều Tiên, sau đó tiến tới sự xoá bỏ hoàn toàn kho hạt nhân của nước này, sẽ là phương án khả thi nhất. Quá trình này có thể thực hiện qua bốn bước như sau :
Thứ nhất : Đóng băng các vụ thử và sản xuất vũ khí hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo (điều này Triều Tiên đang thực hiện).
Thứ hai : Chấm dứt sản xuất và làm giàu Urani và Plutoni.
Thứ ba : Gỡ bỏ cơ sở sản xuất Urani và Plutoni, bao gồm máy ly tâm, lò phản ứng hạt nhân, các thiết bị tái xử lý cũng như các cơ sở chế tạo tên lửa đạn đạo.
Thứ tư : Loại bỏ thực sự các vật liệu phân hạch và các đầu đạn hạt nhân ra khòi đất nước Triều Tiên (giai đoạn phi hạt nhân hóa thực sự).
Mô hình trên gọi là FCDD (Freeze, Cap, Dismantle và Disarm). Đó là về phần Triều Tiên. Còn về phần Mỹ thì sao?
Mỹ sẽ phải sửa đổi một số luật lệ để Triều Tiên có thể đón nhận các khoãn vay và tiền viện trợ. Các viện trợ sẽ phải bắt đầu ngay khi các đầu đạn hạt nhân được chuyển giao cho quốc tế kiểm soát.
Kế đó là việc ký kết một hiệp ước hòa bình, khôi phục quan hệ ngoại giao và triển khai một lực lượng giữ gìn hoà bình đa phương giữa hai miền bán đảo Triều Tiên. Việc thiết lập cơ sở ngoại giao đầy đủ với Mỹ có lẽ phải chờ đến sau khi Triều Tiên gỡ bỏ các cơ sở hạt nhân.
Bất cứ thỏa thuận nào mở đường cho một bán đảo Triều Tiên không vũ khí hạt nhân sẽ bao gồm cả sự đảm bảo của Mỹ cho phép ông Kim Jong Un tiếp tục nắm giữ quyền lực.
Nếu các cuộc đàm phán thành công Triều Tiên sẽ thấy các công ty tư nhân Mỹ đổ xô vào thị trường nước này và sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn lao cho nhân dân bán đảo.
Mô Hình Tổng Thống Trump
Điểm mới của mô hình Trump là sự kiểm chứng quá trình phi hạt nhân hoá nhanh nhất mà Washington có thể làm được. Chính quyền Trump muốn đưa ra một khung thời gian cho việc đạt được mục tiêu phi hạt nhân hoá, đặt ra cột mốc cho mỗi giai đoạn và đền bù tương ứng cho phía Triều Tiên.
Có thể có một số nhượng bộ cho Triều Tiên đặc biệt liên quan đến việc đền bù cho sự phi hạt nhân hóa hoàn toàn của nước này và các phương thức để đạt mục tiêu đó. Trong các phương thức nói trên là sự đảm bảo an ninh cho Triều Tiên và sự điều chỉnh việc triển khai các vũ khí chiến lược tại bán đảo này.
Hai bên sẽ có những “bước đi đồng thời”, giải quyết cho nhau mỗi khi một nhu cầu cần giải quyết phát xuất theo từng giai đoạn.
Mô hình của Trump là một mô hình uyển chuyển và mềm mỏng hơn so với các mô hình khác đã có trong dĩ vãng. Ở đây, cần đặc biệt lưu ý tới việc phiên bản này bao gồm các sự nhượng bộ tùy thuộc vào tiến trình đàm phán.
Một Chiến Thắng Khác Của Ong Trump Kể Từ Ngày Trúng Cử
Những bước tiến nhảy vọt gần đây trong vấn đề Triểu Tìên đã được dân Mỹ coi như một chiến thắng khác của ông Trump kể từ ngày trúng cử, một chiến thắng rất ngoạn mục của một chính trị gia mà tuyền thông thiên tả vẫn coi như là “tài tử” hoặc “tay mơ”.
Sau một năm. nằm trên bờ vực của chiến tranh với Triều Tiên, tổng thống Donald Trump đã đưa thế giới từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Khả năng một cuộc hội đàm vô tiền khoáng hậu với nhà lãnh đạo Kim Jong Un là một thí dụ cụ thể mả bất cứ ai cũng có thể nắm bắt ngay.
Nói thẳng ra, sự thay đổi của Bình Nhưỡng đối với Mỹ có thể xem là bước ngoặt hiếm có trong lịch sử chính trị của thế giới. Triều Tiên không những chỉ hứa phi hạt nhân hóa mà còn mời Mỹ cùng Hàn Quốc đến quan sát. Bình Nhưỡng cũng không yêu cầu Mỹ làm gì để đổi lại, ngoại trừ lời hứa không xâm lược.
Khi bài này được viết xuống thì những diễn biến mới vẫn còn là lời nói và kế hoạch nhưng dù mới chỉ là thế thôi thì cũng đã có thể coi như một chiến thắng lớn cho mục tiêu của ông Trump. Mục tiêu đó là hoà bình và phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Hiển nhiên không ai nghĩ rằng lời hứa của Triều Tiên có thể tin được 100% nhưng trong một thế giới bất ổn như hiện nay, một thế giới trong đó chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thì như vậy chũng đã là qúy lắm rồi.
Nguyễn Cao Quyền
1/6/2018