Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (World Trade Organization: WTO) ra đời từ ngày 15/4/1994 do những ký kết tại Marrakech (Maroc ) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày1/1/ 1995.
Về cơ cấu tổ chức hiện nay WTO có 162 nước thành viên. Lãnh thổ thành viên chiếm 97% thương mại toàn cầu và hiện có khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập.
Hầu hết các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được nhất trí chung, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Mỗi thảnh viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của thành viên có giá trị ngang nhau.
Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nhuyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.
Trung Quốc đã thở thành thành viên của WTO vào năm 2001. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của tổ chức này vào năm 2007.
Trung Quốc đã lừa Mỹ và Âu Châu như thế nào ở WTO
Đây là một câu hỏi mà mọi người phải tìm hiểu vào lúc này.
Năm 2001, khi Trung Quốc được kết nạp vào WTO cả Mỹ và Âu Châu đều ngây thơ tin rằng Trung Quốc sẽ hướng đến nền kinh tế thị trường, phi tập trung, và tôn trọng các quy định của Tổ Chức Thương Mai Thế Giới. Nhưng 30 năm đã trôi qua, giờ đây Mỹ và Châu Âu mới tỉnh ngộ và thấy rằng mình đã bị lừa.. Cả hai đang phải trả giá vì đã không nhìn thấy thực tế của thế giới Trung Hoa.
Những lời cam kết mà TT Clinton nhận được từ phía Bắc Kinh đã khiến ông nhiệt tình ủng hộ Trung Quốc từ năm 1999. Tuy nhiên từ khi chính thức được kết nạp vào WTO đến nay, thì tất cả những cam kết nói trên đều đã trở thành vô nghĩa.
Trung Quốc đã đi theo một hướng hoàn toàn khác. Hướng đó là:
Trung Quốc chỉ lợi dụng tối đa những điều kiện tự do thương mại mà WTO tạo ra cho các nền kinh tế thị trường, trong khi tuyệt đối không để cho vai trò của Nhà Nước Trung Quốc bị hạn chế bất cứ bởi một thế lực nào qua thời gian.
Năm 2001, khi Trung Quốc được gia nhập WTO thì phương Tây đưa ra thời hạn 15 năm để Bắc Kinh “cổ phần hóa” và “tự do hóa” các xí nghiệp quốc doanh, nhưng đến nay thì mặc dù thời hạn 15 năm đó đã trôi qua từ lâu, nhưng những lời hứa của Bắc Kinh thì không bao giờ trở thành hiện thực.
Nền kinh tế của Trung Quốc dưới thời cai trị của Tập Cận Bình, càng ngày càng trở nên chuyên quyền và độc đoán. Nhà Nước có mặt ở khắp mọi nơi và vun vén cho sự tồn tại lâu dài của các doanh nghiệp của mình mà không để ý gì đến lợi ích của khu vực tư nhân. Thực tế này xảy ra khác hẳn với những gì đã có ở Tây Phương và điều này giải thích tại sao năm 2016 Washington và Bruxelles đã từ chối việc công nhận Bắc Kinh là một nền kinh tế thị trường như Bắc Kinh đã hứa vào năm 2001.
Sở dĩ có hiện tượng quái gở như trên là vì Bắc Kinh cho rằng mô hình Tây Phương đã quá lỗi thời. Hơn nữa giữa Tây Phương và Trung Quốc cũng không có chung một khái niệm về thời gian : Trung Quốc không chú trọng vào lợi nhuận trước mắt nếu như họ cần đến lợi ich chiến lược lâu dài. Sự khác biệt này tác động đến nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thế giới trở thành mất cân đối vì Bắc Kinh sản xuất dư thừa không theo nguyên tắc cân bằng của các nước phươngTây.
Chiến lược “Made in China 2025” gây lo ngại
Chiến lược “Made in China 2025” phản ánh rõ rệt cách làm ăn trên của Trung Quốc là hoàn toàn đi ngược với quy luật của kinh tế tư bản : “Chính phủ can thiệp có hệ thống vảo thi trường Nhà Nước là để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc doanh thống trị nền kinh tế của tất cả mọi nơi trong phạm vi lãnh thổ”
Cho nên đã đến lúc phải xem lại sự cân đối trong quan hệ thương mại giửa các nước và cải cách các quy định của WTO. Washington và Bruxelles phải mời Bắc Kinh ngồi vào bàn hội nghị để xét lại vấn đề này.
Vấn đề trục xuất Trung Quốc ra khỏi WTO
Ông Kevin Hasset, chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế của TT Trump vừa đưa ra ý kiến có thể trục xuất Trung Quốc ra khỏi WTO vì Trung Quốc cư xử không đúng với “tư cách một thành viên”
Tư cách không đứng đắn đó của Trung Quốc gây ra nhiều khó khăn cho WTO trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên, và trong các cáo buộc vi phạm quy tắc của WTO. Khuyết điểm này đã làm cho Mỹ thất vọng từ lâu, ở nhiều mặt.
Ông Hassett nhận xét rằng các vụ việc mà Washington trình lên WTO để giải quyết thường phải mất ít nhất 5,6 năm mới giải quyết xong và khi đó thì thiệt hại đã xảy ra. Cho nên ông cho rằng WTO cần phải cải thiện việc đối phó với các nước không tuân thủ các quy tắc hoặc sẵn sàng chấp nhận thua vì hình phạt quá nhẹ.
Và ông cũng nói thêm:
“Chúng tôi chưa bao giờ hình dung được rằng một nước gia nhập WTO có thể hành xử như cách mà Trung Quốc đang làm. Cư xử sai phạm nhiều như thế này thật là một điều quá mới”.
Tiến sĩ Hassett đưa ra ba giải pháp để giải quyết tình trạng nói trên:
1. giải quyết thông qua đàm phán song phương.
2. cải cách WTO.
3. loại Trung Quốc ra khỏi WTO.
Giải pháp cuối cùng xem ra có ít hy vọng thành công, nhưng đối với TT Trump thì dường như thuật ngữ “hy vọng” không có trong tự điển của ông. Nhiều lần ông đã báo động cho toàn thế giới biết là tất cả những việc gì có lợi cho đất nước, ông sẽ làm cho bằng được.
Nguyễn Cao Quyền