Mỹ và Trung Quốc đã thống nhất tạm đình chiến thương mại 90 ngày. Về việc này giới quan sát đưa ra nhiều góc nhìn nhưng phần lớn cho rằng Trung Quốc đang cố trì hoãn để tạm thời né tránh việc Mỹ áp thuế chứ chưa thể giải quyết ngay lúc này những yêu cầu lớn mà tổng thống Trump đưa ra.
Con đường đi sẽ còn nhiều khó khăn
Báo chí Nhật đưa ra một cái nhìn mà nhiều người cho là chính xác nhất: kỳ hạn 90 ngày là do ông Trump muốn giữ thể diện cho Tập Cận Bình hầu tránh những chỉ trích trong nước coi chính phủ là “nhu nhược”. Cái khéo của Trump là ở chỗ đó. Người ta biết rằng giữa Trump và Tập, trong chỗ riêng tư, vẫn có những tình cảm cá nhân.
Về phần Bắc Kinh thì chưa thấy báo chí nào đề cập đến kỳ hạn hưu chiến này mà chỉ thấy những bài viết ca ngợi Tập Cận Bình đã chiến thắng to lớn mang lại vinh quang cho lịch sử dân tộc và hanh diện cho đất nước.
Trong cuộc gặp gỡ Trump-Tập vừa qua tại Argentina, Peter Navarro, một trong những diều hâu của nội các Trump, khẳng định là Mỹ đã không từ bỏ bất cứ một yêu cầu nào mà không gây sức ép với Trung Quốc. Thời gian 90 ngày là để cho Trung Quốc giải quyết những viếc cần phải giải quyết tồn tại từ 20 năm qua.
Bộ trưởng bộ tài chính Steven Mnuchin thì nhấn mạnh rằng, sau cuộc hưu chiến này, Trung Quốc phải có tiến bộ rõ ràng vì chính quyền cùa Trump không chịu đựng sự chậm trễ được nữa. Kỳ hạn hưu chiến là để hai bên đạt được một thỏa thuận thực sự bao gồm những hành động cụ thể.
TT Trump chỉ định diều hâu Robert Lighthizer dẫn đầu đàm phán với Trung Quốc
Có ý kiến khác cho rằng 90 ngày là thời gian cần thiết cho Trump. Tờ The Financial Times cho rằng ông Trump cần thời gian trên để tranh thủ giải quyết những rắc rối pháp lý mà ông đang phải đối mặt.
Robert Lighthizer, ̣đại diện thương mại Mỹ, dẫn đầu đội ngũ đàm phán với Bắc Kinh đã được nhiều người tin tưởng. “Ông ấy là một nhà đàm phán cứng rắn nhất mà chúng tôi từng thấy” Peter Navarro nhận xét. Lighthizer chịu trách nhiệm đàm phán thành công sau buổi tối tại Buenos Aires. Sự thành công này là Mỹ đồng ý trì hoãn vòng tăng thuế 90 ngày trong khi Trung Quốc hứa sẽ mở cửa thị trường với hàng hóa Hoa Kỳ.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nếu không trở thành chiến tranh súng đạn, sẽ có thể kéo dài và tràn đầy gai góc
Việc chỉ định Robert Lighthizer chịu trách nhiệm đàm phán có thể sẽ giúp ông Trump đạt được nhiều mục đích đặt ra. Thỏa thuận đình chiến Mỹ-Trung tuy có xoa dịu cuộc chiến kinh tế nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy con đường đi đến hoà bình lâu dài sẽ vô cùng khó khăn gai góc.
Gặp nhau lần này tuy Trump chịu trì hoãn tăng thuế lên hàng hoá Trung Quốc nhưng nhũng vướng mắc thương mại trong tương lai sẽ khó giải quyết hơn nhiều. Trong những vướng mắc đó nổi trội nhẫt là các vấn đề : ép buộc chuyển giao công nghệ, bảo vệ tài sản trí tụê, hàng rào phi thuế quan và gián điệp mạng.
Đối với Bậc Kinh thỏa thuận đình chiến là một cơ hội để xoa dịu căng thẳng và lấy lại tự tin nhưng đối với chính quyền Trump thì việc thỏa thuận này không thể giải quyết được việc chia rẽ nội bộ. Thật vậy, vấn đề nêu ra là ai sẽ là người đàm phán chủ chốt nếu cuộc chiến thương mại quá kéo dài trong khi R. Lighthizer được coi là người quá cứng rắn để có thể nhượng bộ Trung Quốc.
Khi trở vê Washington sau buối họp TT Trump nói với báo giới rằng : “Đây là một thỏa thuận tuyệt vời. Trung Quốc sẽ mở cửa, thuế quan sẽ dẹp bỏ”. Trong khi đó thì Bắc Kinh không đề cập đến kỳ hạn hưu chiến 90 ngày và có thể họ sẽ tiếp tục câu giờ để nghỉ mệt ̣ttạm thời nhưng họ̣ sẽ không thay đổi trong xung đột.
Vài hàng giới thiệu Robert Lighthizer
Người đứng đằng sau, giúp Trump đánh Trung Quộc là đại diện thương mại Robert Lighthizer. Ông là một luật sư, năm nay đã 70 tuổi và là một nhân vật được ít người biết đến. Tuy nhiên chính ông mới là một nhân vật càng ngày càng quan trọng trong chính quyền của TT Trump.
Lighthizer là một “diều hâu” chống đối Trung Quốc từ lâu. Ông là ngươi đã dành nhiều năm để chuẩn bị cho một cuộc chiến kinh tế chống Bắc Kinh.
Trong dĩ vãng ông là người đã đạt được sự thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), là nhà đàm phán hàng đầu của TT Trump trong các cuộc thương lượng với Liên Minh Âu Châu (EU) và Nhật Bản.
Bây giờ ông là kiến trúc sư của cuộc tấn công thuế quan Hoa Kỳ chống Trung Quốc. Ngày 17/9/2018 TT Trump đã tuyên bố áp thuế 10% lên 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc và sẽ tăng thuế suất lên 25% vào năm sau nếu Bắc Kinh từ chối đưa ra các nhượng bộ thương mại.
Lighthizer được tín nhiệm làm các việc trên vì cả Wilbur Ross (bộ trưởng thương mại) và Steven Mnuchin (bộ trưởng tài chính) đều thất bại trong việc đem về một thỏa thuận từ Bắc Kinh nên bị công khai khiển trách. Ông đã từng phục vụ dưới chính quyền Reagan và đã dẫn đầu cuộc đàm phán với Tokyo nhằm giảm thâm hụt thương mại với Nhật Bản.
Lighthizer chứng tỏ có khả năng vượt qua nhiều khó khăn trong công việc và nhận được những lời phê bình tốt đẹp ngay cả từ những người chỉ trích. Bill Ross, đại diện thương mại dưới thời TT Reagan đã ca ngợi Lighthizer là “vô cùng tài năng, ít ai bì kịp”.
Cơ sở triết lý của học thuyết kinh tế Lighthizer (Lighthizerism) được nhiều người chú ý. Cơ sở này được xây dựng trên quan điểm rằng chính sách thương mại của Mỹ kể từ những năm 1980 là một loạt các sai lầm.
Lighthizer cho rằng Washington đã đánh giá sai vòng đàm phán Uruguay dẫn đến việc thành lập WTO năm 1994 nên bây giờ cần phải điều chỉnh lại. Điều này đồng nghĩa với việc phủ nhận các định chế giải quyết tranh chấp đa phương và coi trọng chủ nghĩa song phương.
Lighthizer cũng nói lên lời cảnh báo sau đây : “Thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc tăng vọt và hàng triệu công việc của Mỹ đã mất. Hệ thống chính trị của Trung Quốc về cơ bản mâu thuẫn với với quan niệm của Mỹ về luật pháp”, ông viết. Và ông cũng nói thêm “Trung Quốc là một cường quốc. Trong phần lớn lich sử Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất thế giới và nó hoàn toàn có khả năng lấy lại danh hiệu đó”. Đây là một lời cảnh báo quan trọng mà Mỹ phải đề phòng.
Đằng sau thỏa thuận đình chiến vẫn là lời đe dọa từ Washington.
Đằng sau thỏa thuận đình chiến vẫn là lơi đe dọa cứng rắn rằng Trung Cộng sẽ lĩnh đòn đau nếu họ không thỏa mãn các điều kiện của Mỹ.
Trả lời câu hỏi của báo giới trước khi lên máy bay về nước, ông Trump cho biết : “Đó là một thỏa thuận rất tuyệt vời. Tôi đã tạm hoãn lại việc áp thuế bổ sung. Trung Cộng sẽ mở cửa, và có thể được loại bỏ khóan thuế hiện tại. Trung Cộng sẽ mua vào thật nhiều hàng hóa của chúng ta”.
Được biết ông Trump đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh ngay sau khi giành được thắng lợi đáng kể tại G20, và ngay sau khi các nước tham gia hội nhị G20 nhất trí cải tổ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Tuy chưa nói ra ngay bây giờ nhưng ông Trump rối đây sẽ có những ý kiến phê bình và những hoạt động cụ thể để điều chỉnh tổ chức này. Xin khất qúy độc giả đến một bài viết tiệp theo.
Nguyễn Cao Quyền