Cách đây hơn một thập kỷ, bên lề Hội Nghị Cấp Cao Đông Nam Á ở Philppines bốn nước Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ đã có một cuộc gặp gỡ làm việc đầu tiên. Kết quả là đã có một sự thỏa thuận về tăng cường hợp tác trên mọi lãnh vực vì thịnh vượng chung trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Người ta coi đó là sự hồi sinh ý tưởng của Thủ Tướng Nhật SHINZO ABE đưa ra cách đây 10 năm với tên gọi là “Tứ Giác Kim Cương Chiến Lược”.
Một sự manh nha chưa đúng lúc.
Trước đây, ý tưởng trên, không thực hiện được vì ông ABE cầm quyền quá ngắn và một số điều kiện khác cũng không thực hiện được. Người ta cho rằng các yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa chưa hội đủ.
Bây giờ, ý tưởng đó đã được phục sinh nhờ ông ABE tái đắc củ ở Nhật, ông Trump được bầu làm tổng thống ở Mỹ, Ấn Độ hướng về Thái Bình Dương và Úc vươn tầm nhìn đến tận Ấn Độ Dương.
Khu vực địa lý nói trên rộng lớn hơn khu vực Á Châu-Thái -Bình Dương và bộ tứ tạo ra “tứ giác địa lý” mà mỗi góc có thể là tâm điểm của khu vực mình. Nói khác, nhờ vào thế cục liên hoàn họ đã tạo nên một trung tâm mới. Chiến lược “Kim Cương” bắt nguồn từ đó. Liên kết mới làm cho tương quan lực lượng cũng thay đổi.
Với liên kết mới, cả bốn đối tác đều thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại. Họ hiệp lực lại để nâng tầm lẫn cho nhau, tạo thế cho nhau và hỗ tương triệt để giúp đỡ nhau.
Tất cả chí là để đối phó với Trung Quốc.
Dù không nói ra nhưng ai cũng biết là tất cả chỉ là để đối phó với Trung Quốc. Đối phó với những kế hoạch lớn của Trung Quốc như “Một vành đai một con đường” hay với “Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á”.
Họ dùng giấc mộng Ấn Độ-TBD để đối phó với “Giấc mộng Trung Hoa” của Bắc Kinh. Hiện tại họ có đủ cả thiên thời địa lợi nhân hòa để theo đuổi việc này.
Nụ cười khó đoán của Tập Cẩn Bình tại Đà Nẵng
Tối ngày 11/11/2017 Shingo Abe đã có một cuộc gặp gỡ với Tập Cận Bình bên lề Hội Nghị Cao Cấp APEC tại Đà Nẵng. Theo tờ NEW YORK TIMES thì lần này không khí rất vui vẻ và Tập Cận Bình đã nở một nụ cười khó đoán với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Kết thúc cuộc đối thoại Tập Cận Bình nói “ Cuộc gặp này đánh dấu một khởi đầu mới trong quan hê Trung-Nhật”. Về phần ông Abe thì ông trả lời rằng “Tôi cũng nghĩ như vậy” (REUTERS).
Tờ New York Times nhận định: “Nếu Trung Quốc thấy rằng Nhật Bản có thể là đối tác chứ không hoàn toàn là đối thủ thì Bắc Kinh sẽ thành công hơn trong ảnh hưởng tớii khu vực”.
Tuy nhận định như vậy nhưng New York Times cũng cho rằng nụ cười chưa đủ để mang lại những điểu chỉnh thật sự trong quan hệ song phương giữa Trung Nhật. Giáo sư Ezra Vogel của Đại Học Harvard thì nhắc lại rằng mức độ tin tưởng giữa nhân dân hai nước chưa đạt được 10% vào lúc này.
Nhìn lại lịch sử
Giữa hai nước Trung, Nhật hiện nay vẫn đang còn tồn tại vấn đề tranh chấp quần đảo Sensaku trên Biển Đông. Sau 5 năm lạnh nhạt ông Tập nhận thấy làm ấm mối quan hệ với Nhật Bản sẽ có lợi hơn cho sự thịnh vượng của Trung Quốc.
Ông Tập nói trong cuộc họp báo hôm 9/10/2017 với TT Trump là :’’ Thế Biển Đông đủ rộng cho cả Trung Quốc và Mỹ”. Còn chuyên gia chiến lược người Úc Hugh White thì cho biết là thông qua việc thân thiện với ông Abe ông Tập muốn lãnh đạo Nhật Bản làm quen với quan điểm : “Trung Quốc là nước lớn quan trọng hàng đầu ở Đông Á”.
Các chuyên gia thì cho rằng ông Abe đang chịu áp lực từ các doanh nghiệp Nhật Bản vì họ đang kỳ vọng hợp tác với Trung Quốc trong các dự án phát triển khu vực. Vì thế các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu ông Abe cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
Trong cuộc hội đàm ở Đà Nẫng nhà lãnh đạo Nhật Bản đã để nghị hai nước tiến hành các chuyến thăm song phương chính thức vào năm sau. Truyền thông lưu ý rằng nụ cười của Tập Cận Bình là dấu hiệu thuận lợi so với thái độ thờ ơ trong những cuộc gặp gỡ trước đây.
Bà Kristy Govella của đại học Harvard thì đưa ra nhận xét : “… viễn cảnh chưa hoàn toàn tốt đẹp nên nếu hai ông Abe và Tập muốn đạt được tiến bộ thì cần có ý chí chính trị mạnh mẽ hơn”.
Nhớ lại chuyện xưa
Mười năm trước một người Nhật, một người Mỹ, một người Úc và một người Ấn Độ đã bước vào một căn phòng họp tại Manila để bàn thảo cho cơ chế hợp tác của bốn nền dân chủ trải dài từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Dự tính của họ sụp đổ sau đó vài năm.
Mười năm sau, tình cờ cũng tại Manila quan chức của bốn nước nói trên lại bước vào phòng họp của mười năm trước để làm hồi sinh ý định của mười năm trước. Họ đã quá ngỡ ngàng vì những thay đổi trong thập kỷ đã đi qua.
Mười năm sau, Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ. Sức mạnh của Trung Quốc đã hiển hiện ngay trên đất nước họ. Sức mạnh này đã làm cho họ chần chừ ngay sau phiên họp đầu tiên. Họ không có hy vọng nào để đi đến một sư thành công.
Những sự thất vọng này đã làm cho họ xích lại gần nhau và tạo ra thách thức cho tương lai của nhóm. Tuy nhiên nỗi lo của họ rất khác nhau.
Ấn Độ không có ý tham gia vào một liên minh nhằm kiềm chế Trung Quốc. Tuy đã mua nhiều máy bay và tàu chiến của Nga nhưng Ấn Độ vẫn tỏ ra dè dặt trong các cuộc tập trân chung với Hoa Kỳ. Úc thì cũng rất ngại khi có những hành động bạo lực có thể khiến Trung Quốc phật lòng. Bên trong Australia vẫn tồn tại nhiều lợi ích kinh tế với Trung Quốc và những lợi ích này khó lòng bị hy sinh.
Trong hoàn cảnh như vậy, sự hợp tác giữa các nước của “Bộ Tứ” hãy còn là một cơ chế hợp tác lỏng lẻo. Các nước sẽ triển khai dần dần và sẽ đi từ những bước nhỏ. Các nguyên thủ sẽ không gặp nhau cùng một lúc mà chỉ gặp tay đôi.
“Bộ Tứ” sẽ tăng sức mạnh cho ASEAN và giúp đối trọng lại sứ trỗi dậy của Trung Quốc. Trong lúc này người ta thấy rõ ràng Nhật Bản đang là động lực chính thúc đẩy sự hồi sinh của “Tứ Giác Kim Cương”. Những gì đã thấy trong kỳ họp của APEC tại Đà Nẵng đã mang lại đôi chút hy vọng toát ra từ phía Mỹ. Các chuyên gia kinh tế tiên đoán rằng, bốn quốc gia của “Bộ Tứ” và một số quốc gia khác sẽ mở ra một liên kết lớn về kinh tế cho khu vực.
“Tứ Giác Kim Cương” đang mở rộng tầm hoạt động kinh tế
Tứ Giác Kim Cương đang có chương trình giúp đỡ Việt Nam để làm việc đó. Hoa Kỳ đang lên kế hoạch thành lập :” Mảng Lưới Kinh Tế Thịnh Vượng”qua một chương trình thảo luận nhóm. “Bộ Tứ Kim Cương” (QUAD) đã mời thêm ba quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và Tân Tây Lan gọi là Bộ Tứ Mở Rộng ( QUAD PLUS ) và Bộ Tứ này được nâng cấp thành đối thoại cấp bộ trưởng.
REUTERS chưa biết những quốc gia nào sẽ nằm trong Mạng Lưới Kinh Tế Thịnh Vượng. Tuy nhiên ông Pompeo cho biết Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Hàn Quốc và Tân Tây Lan. Với những quốc gia này và thêm một số quốc gia mới khác, Mỹ sẽ hướng dẫn họ tái cấu trúc một số cung ứng toàn cầu đầy đủ hơn.
Nguyễn Cao Quyền