Chủ nghĩa Marx Mới còn được gọi là Hậu Mác-Xít ( Post- Marxism ). Một hình thức của chủ nghĩa Marx Mới là trường phái Frankfurt ( Frankfurt School ). Trường phái này ra đời từ những năm 1920 tại viện nghiên cứu trường đại học Frankfurt (Dức).
Trong thời gian Đức Quốc Xã nắm chính quyền nhiều người thuộc trường phái nói trên di cư sang Mỹ và tập trung tại trường đại học Columbia vào năm 1935. Sau Thế Chiến II , một số người ở lại Mỹ, trong đó có Herbert Marcuse (1898-1914). Những người này tìm cách vạch ra các thiếu sót trong chủ nghĩa Marx truyền thống.
Một số nhà Mác Xít khác tìm cách kết hợp chủ nghĩa Marx với một trường phái khác, chẳng hạn như trường hợp của Louis Althusser (1918-1990) ở Pháp, Jean Baudrilliard (1929-2007} ở Pháp, Frederic Jameson ( 1934 …) ở Mỹ. Họ đông đến nỗi thin hạ phải nói rằng “ một bóng ma đang ám ảnh giới hàn lâm Mỹ”.
Những luận điểm mới trong chủ nghĩa Hậu Mác-Xít
Cảc nhà Mác- Xít Mới cho rằng chủ nghĩa Marx cũ có nhiều vấn đề không được chứng thực trong thực tiễn, hoặc thiếu sót, hoặc được tiếp cận một cách quá đơn giản, hoặc không phù hợp với xã hội đương ̣đại, nên cần được bổ sung và sửa đổi. Cho nên :
– Các nhà Mác-Xít Mới không tin rằng chủ nghĩa cộng sàn sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một cuộc cách mạng bạo lực. Những người như Eduard Bernstein (1850-1932) và Karl Johan Kautsky (1854-1932) đều phản đối Cách Mạng Tháng 10 Nga. Họ phủ nhận “chuyên chính vô sản” và chủ trương chủ nghĩa “xã hội dân chủ”. Họ không thừa nhận đấu tranh giai cấp mà chỉ chấp nhận một chế độ chính trị đa ngyên với một chính quyền đa đảng.
– Các nhà Mác-Xít Mới cho rằng nhà nước tuy có liên quan đến giai cấp thống trị về kinh tế nhưng vẫn có tính độc lập tương đối của nó. Nó không hoàn toàn là công cụ bạo lực nhằm trấn áp và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Theo họ nhà nước còn là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của văn hóa chính trị và thành qủa lập pháp của nhân dân. Do đó không nhất thiết phải đập tan nhà nước hiện nay để thay thế bằng một nhà nước khác như quan điểm của Lenin.
– Các nhà Mác-Xít Mới cho rằng công hữu hay tư hữu kinh tế nhà nước hay tư nhân đều chỉ là những phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Vì vậy Chủ Nghĩa Marx Mới không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu.
Quan điểm của các nhà Mác Xít Mới về xã hội đương đại
Nếu trong thời đại của Marx và Engels lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động, thì trong thời đại ngày nay khoa học và công nghệ đã thực sự nắm vai trò quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất.. Theo Jean Francois Lyotard thì ngày nay “trí thức” đã trở thành lực lượng sản xuất chính yếu
Đối với các nhà Mác Xít Mới thì chủ nghĩa tư bản không có nghĩa là giai đoạn cuối hay giai đoạn suy vong của chủ nghĩa tư bản. Các nhà Mác Xít Mới khẳng định chủ nghĩa tư bản không suy tàn mà chỉ ở vào giai đoạn “tiếp theo” của một hình thức phát triển nhiều hơn nữa : giai đoạn phát trên toàn cầu. Trong giai đoạn “tiếp theo” này, mọi ngành kinh tế lần đầu tiên được công nghiệp hóa một cách hoàn toàn.
Cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản toàn cầu là sự xuất hiện cũa một giai cấp thống trị mới : giai cấp tư bản xuyên quốc gia.
Các nhà Mác Xít Mới phù nhận tính tất yếu của cách mạng vô sản bới vì, theo họ, thì chủ nghĩa tư bản đang ở vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất từ trước đến giò. Cho nên, không có cơ sở nào để nói về sư diệt vong của nó bằng một hình thức mới cao hơn.
Trào lưu các đảng xã hội trên thế giới hiện nay
Lý luận của trào lưu xã hội trên thế giới hiện nay có nguồn gốc từ tư tưởng “xét lại” và “cơ hội” của một số lãnh tụ Quốc Tế II như Eduard Bernstein và Karl Kautsky.
Bernstein phân biệt chủ nghĩa Marx giai đoạn đầu và Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản 1848 với chủ nghĩa Marx giai đoạn trưởng thành. Theo Bernstein, chủ nghĩa Marx giai đoạn trưởng thành chủ trương thực hiện chủ nghĩa xã hội bằng con đường hòa bình thay cho cách mạng bạo lực.
Kautsky thì cực lực phàn đối Lenin và Cách Mạng tháng 10 Nga. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội chống lại chủ nghĩa cộng sản” Kautsky cho rằng “dân chủ” và “chủ nghĩa xã hội” là hai yêu cầu của giai cấp công nhân, nhưng “dân chủ” phải được ưu tiên hàng đầu vì chỉ bằng con đường dân chủ người ta mới thực hiện được chủ nghĩa xã hội. Ông phản đối “chuyên chính vô sản” vả “chế độ độc tài toàn trị” vì trong các chế độ này phương pháp dân chủ không được áp dụng.
Một tên tuổi nữa đáng ghi nhớ trong nhòm Mác Xít Mới là Ferdinand Lassalle (1825-1864) của Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức với tác phẩm “Cương Lĩnh Gotha”. Chủ nghĩa Marx Mới có vai trò bổ xung, đổi mới cương lĩnh, đường lối chính trị của các “đảng dân chủ xã hội” trên thế giới.
Hai lập trường khác nhau của trào lưu xã hội
Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa trên thế giới được chia ra thành hai lập trường khác nhau mà chúng ta cần cẩn trọng khi nghiên cứu :
1. Chủ nghĩa xã hội dân chủ (Democratic Socialism) : Chủ nghĩa này là khuynh hướng chính trị chủ trương kết hợp giữa nền kinh tế xã hội chủ nghiã ( ̣chế độ sở hỡu công cộng về tư liệu sản xuất) với nền dân chủ đa nguyên đa đảng.
Khuynh hứớng này thịnh hành ở nhiều nước Mỹ-La tinh như : Argentine, Chile, Uruguay, Brazil. Ecuador, Venezuela, Mexico, Bolivia . Ở các châu lục khác củng có một số nước đi theo như đảng lao động Australia. Một số nước trước đây theo đường lối này nhưng về sau chuyển sang lập trường “dân chủ xã hội” như Đảng Xã Hội Pháp và Đảng Lao Động Anh.
2. Chủ nghĩa dân chủ xã hội (Social Democracy) : Chế độ Dân Chủ Xã Hội chủ trương duy trì nền kinh tế tư bản với sự can thiệp của nhà nước để bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm thất nghiệp, tăng phúc lợi xã hội để phục vụ nhân dân lao động.
Khuynh hướng này được đặc biệt thịnh hành ở các nước Bắc Âu cho nên được gọi là “mô hình Bắc Âu” (Nordic Model). Các quốc gia này thực hiện giảm bớt thất nhiệp bằng cách mở cửa rộng cho đối tượng lao động trong khu vực công ( y tế, giáo dục. hành chánh). Các quốc gia theo mẫu hình này gồm có : Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Iceland.
Trong lý luận và cương lĩnh của trào lưu chính trị thứ hai này, có nhiều yếu tố hợp lý cần nghiên cứu thêm để đáp ứng nhu cầu sử dụng của đất nước Việt Nam khi cần đến
NGUYỄN CAO QUYỀN