Năm 2017 là năm có nhiều sự kiện quan trọng xảy ra tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương của thế giới. Một trong những sự kiện hiếm thấy đó là việc TT Mỹ Donald Trump đến thăm Việt Nam sau hơn 10 tháng cầm quyền.
Người viết muốn cùng độc giả đánh giá tầm quan trọng đó của quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh chiến lược khu vực. Xin mời qúy vị đọc tiếp.
Chuyến công du Việt Nam mà nhiều người mong đợi
Việt Nam là một trong 6 nước tin tưởng là ông Trump sẽ lãnh đạo mạnh mẽ Hoa Kỳ trong thời gian trước mắt. Có tới 71% số người Việt Nam tin rằng ông xứng đáng được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ.
Để đón chào ông, người dân Việt Nam đã xếp hàng dọc theo hành trình của vị khách qúy từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) tới khách sạn Metropole, với những tiếng hò vang dội long trời lở đất “Welcome to Việt Nam”. Tờ Nhân Dân đã đăng một bài xã luận ca ngợi chuyến thăm như là một bước phát triển mới trong quan hệ đối tác giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.
Kết quả chính của chuyến thăm: tuyên bố chung Việt- Mỹ
Hai bên đã đưa ra một bản tuyên bố chung đề cập tới một loạt các vấn đề hợp tác song phương, đặc biệt là trong các lãnh vực kinh tế và chiến lược.
Trong chuyến thăm các doanh nghiệp, hai bên đã ký các thỏa hiệp thương mại trị giá 12 tỷ USD tập trung vào các lãnh vực : phát triển dầu khí, mua bán xe hơi, động cơ máy bay và hổ trợ kỹ thuật.
Ông Trump phàn nàn với ông Phúc về khoản thâm hụt thương mại 32 tỷ USD của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, và muốn cùng ông Phúc tỉm giải pháp để điều chỉnh thâm hụt đó. Đây cũng là một trong những biện pháp để Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau.
Về hợp tác chiến lược
Về hợp tác chiến lược, bản Tuyên Bố Chung đề cao việc Mỹ chuyển giao một tàu tuần dương lớp Hamilton cho Việt Nam và kế hoạch tổ chức chuyến thăm đầu tiên của một tầu sân bay Hoa Kỳ tới một cảng Việt Nam vào năm 2018. Hai nước cũng thông qua hợp tác quốc phòng giai đoạn 2015-2020. Kế hoạch đó nhằm mở rộng hợp tác tình báo và an ninh, chia sẻ thông tin và huấn luyện chung.
Tuy nhiên vẫn chưa có thoa thuận mua bán vũ khí nào được công bố mặc dầu ôngTrump đã quảng cáo với ông Phúc một số vũ khí tuyệt vời của Hoa Kỳ. Ông Trump muốn ông Phúc mua vũ khí của Mỹ để xóa bó tình tráng thâm hụt thương mại hiện nay về phía Mỹ.
Hai nước đang xem xét việc cùng sản xuất các trang thiết bị quân sự. Nếu các thương vụ này trở thành hiện thực trong tương lai thì các quan hệ quốc phòng Việt Mỹ sẽ chuyển biến một cách thực chất và sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
Mặc dù Việt Nam chưa đưa ra một phản ứng chính thức rõ rệt đối với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Mở Và Tự Do của chính quyền Trump nhưng xem chừng Việt Nam đang âm thầm ủng hộ một chíến lược như vậy và ý đồ của Hà Nội là muốn đưa Ấn Độ can dự vào khu vực Đông Nam Á một cách sâu sắc hơn.
Bản Tuyên Bố Chung cũng mang những ngôn từ mạnh mẽ hơn về vấn đề Biển Đông so với cac tuyên bố chung trước đây. Bên cạnh các lời lẽ thường thấy như các vấn đề tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, hai bên cùng kêu gọi thiện chí và trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình.
Những lập trường vốn ngược với lập trường của Trung Quốc và chưa bao giờ được đưa vào tuyên bố chung trước đây đã thấy xuất hiện trong tuyên bố chung lần này. Sự kiện này được xem như một thắng lợi ngoại giao của Việt Nam, và nó cũng cho thấy là chính quyền Trump có một lập trường cứng rắn hơn chính quyên Obama.
Một điểm rất đàng chú ý trong tuyên bố chung lần này là chính quyền Trump đả xa rời truyền thống thúc đẩy nhân quyền như là một ưu tiên chính trong đường lối đối ngoại của Mỹ. Nó cũng cho thấy là điều này chứng tỏ quan hệ ngoại giao Việt Mỹ đã trở nên ấm áp hơn.
Tác động chiến lược của chuyến thăm
Việc ông Trump tham dự Hội Nghị APEC Đà Nẵng lần này và việc ông đi thăm 5 thủ đô trong khu vực đã mang lại sự trấn an là Washington vẫn duy trì cam kết mạnh mẽ đối với khu vực. Mặc dù chiến lược này vẫn cần phải được làm ró thêm nhưng nó đã cho thấy là sự can dự chiến lược của Mỹ vào châu Á không những đang tiếp diễn mà còn đang được mở rộng.
Chính sách mở rộng ngoại giao thực dụng của ông Trump được các nước trong khu vực tin cậy và những hợp đồng thương mại cấp cao được ký kết. Một bảo đảm khác đối với các đối tác trong khu vực là việc ý thức hệ và nhân quyền đã được đưa xuống hàng thứ yếu.
Quan hệ Việt Mỹ sẽ tíếp tục có những động lực mạnh hơn trong những năm tới. đặc biệt là trong lãnh vực an ninh quốc phòng. Đối với Việt Nam các áp lực đến từ Trung Quốc đang được hóa giải. Cột mốc gần nhất của sự hóa giải là chuyến thăm đầu tiên của một tầu sân bay Hoa Kỳ tới vịnh Cam Ranh trong năm tới. Kế đến là những vụ mua sắm quốc phòng trong tương lai.
Đối với Việt Nam, việc gây ra khủng hoảng giàn khoan năm 2014 và việc Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa đã mang lại cho Hà Nội những lý do chính đáng để nâng cao hợp tác với Hoa Kỳ và các cường quốc khác. Căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc tuy đã tạm thời lắng xuống trong mấy năm qua nhưng vẫn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Tại sao gọi là “đúng lúc”
Phải nói là chuyến thăm Viết Nam của ông Trump lần này rất “đúng lúc” là vì hai lý do :sau đây : lý do thứ nhất là sự hợp thời về mặt chính trị; lý do thứ hai là sự hợp thời về mặt chiến lược.
Về mặt chính trị thì lúc này là cơ hội tốt nhất để Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau. Dù sao thì Việt Nam vẫn chưa quên “bài học” của Đặng Tiểu Bình năm 1979. Từ đó đến nay những lời kêu gọi đoàn kết đến từ Bắc Kinh chỉ còn được Hà Nội coi sáo ngữ.
Gần đây vào năm 2014, Trung Quốc lại làm cho mối hận ngàn đời giữa hai nước được xác định thêm lần nữa bằng cách ngang nhiên kéo dàn khoan dầu HD 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Từ đó đến nay sự nồng ấm giữa hai đảng cộng sản Việt Trung nứt rạn dần vì hàng ngày thường xảy ra những vụ chèn ép đến từ Bắc Kinh bằng cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm đối với Việt Nam. Vì tình nghĩa giữa hai đảng cộng sàn, một số lãnh đạo tại Hà Nội có thể giả vờ quên sự oán thù truyền kiếp, nhưng đối với người dân Việt thì bao giờ họ cũng khắc cốt ghi tâm mối hận thù ngàn đời mà người phương Bắc đã để lại cho dân tộc.
Về mặt chiến lược, sự hợp thời lại còn to lớn hơn thế nữa. Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Mở Và Tự Do của Mỹ trùng hợp với chiến lược Tứ Giác Kim Cương của Nhật đang thay đổi thế trận trên bàn cờ thế giới. Hoa Kỳ và các nước Nam Á đang xích lại gần nhau để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.
Các nước nhỏ sẽ triển khai dần dần chiến lược này. Bộ Tứ Mỹ, Nhật, Úc, Ấn sẽ từng bước đi vào thực tiễn và tạo ra một cuộc chơi “địa chính trị” mới hơn. Liên kết bốn bên kỳ vọng sẽ giúp các nước nhỏ phối hợp hiệu quả trong các cơ chế địa phương.
Bộ Tứ sẽ tăng sức mạnh cho ASEAN và giúp đối trọng lại sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Bên cạnh đó, hình thức này sẽ góp phần thúc đẩy tự do thương mại giữa Mỹ, Nhật, Úc và Ấn là những nền kinh tế đang dẫn đầu thế giới. Sự hợp tác giữa bốn quốc gia này và một số quốc gia khác sẽ mở ra một liên kêt lớn về kinh tế cho khu vực.
Nếu “Tứ Giác Kim Cương” có tác động nhất định đến cục diện Ấn Độ-Thái Bình Dương thì cán cân chiến lược ở đây sẽ thay đổi, nhưng sự thay đổi sẽ còn phụ thuộc vào mức độ gắn kết của sự hợp tác giữa các bên tham dự trong thời gian tới.
Trong lúc này người ta thấy Nhật Bản rõ ràng đang là động lực chính để thúc đẩy sự hồi sinh của “Tứ Giác Kim Cương”. Thêm vào đó, những gì đã xảy ra trong kỳ hội họp của APEC vừa qua tại Đà Nẵng cũng mang lại đôi chút hy vọng toát ra từ phía Mỹ.
NGUYỄN CAO QUYỀN