GDP là chữ viết tắt của GROSS DOMESTIC PRODUCT, tức Tổng Sản Phẩm Nôi Địa, nghĩa là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (một quốc gia ) trong một thời gian thường là một năm.
GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. Lâu nay trên báo chí quốc nội cũng như quốc ngoại người ta để ý thấy Việt Cộng cũng học đòi thi đua “văn minh” với thế giới bằng cách cho phổ biến mức GDP của Việt Nam.
Ai còn lạ gì kinh tế Việt Nam lúc này đang nợ ngập đầu ngập cổ, vậy mà GDP luôn luôn giữ được ở mức tăng trưởng giữa 6-7% nghĩa là đứng đầu thế giới chi sau có Tung Quốc.
GDP của Mỹ tăng trưởng ở mức trung bình là 3%. Pháp chưa được 2 %. Các quốc gia Châu Âu giỏi lắm mới được 2-3 %. Vậy mà Hà Nội lúc nào cũng được con số không (mất lòng ai) là 6-7 % . Con số này lớn hơn tất cả các nước dân chủ tư bản mà chỉ thua có Trong Quốc ( trung bình ở mức 10 %). Vậy ta thử tìm hiểu xem cách làm ăn này có chính xác không hay chỉ là một lối lưu manh. rẻ tiền để lừa bịp thiên hạ.
GDP của CSVN đã được tính theo cách bịp bợm triêng của mình
GDP của CSVN cộng bố được tính bằng tổng số trị giá hàng hóa sản xuất và phục vụ của VN trong một năm. Đôi khi họ cũng tính dựa trên tổng trị gíá các khoản tiêu dùng tại Việt Nam. Những cách tính nảy thường cho kết quả ít hơn con số được chính thức công bố. Nói khác, con số thứ hai này không bao giờ lên tới 6-7 % mà chỉ ở dưới mức 3-4 %.
Bởi thế nó không được các chuyên gia kinh tế tin cậy. Kinh tế gia Nguyễn Quang A nói rằng :”Chừng nào còn caí chế độ độc quyền, cái chế độ toàn trị này .. thì những căn bệnh như thế không bao giờ có thể chữa khỏi được.
Tại sao Việt Cộng lại gian trá như vậy ?
Mặc dầu các kinh tế gia Việt Nam không công nhận nhưng Tổng Thống Mỹ Donald Trump trầm trồ khen ngợi : “HIếm có nơi nào phát triển kinh tế nhanh như ớ Việt Nam”.
Ông Trump ca ngợi như vậy là để thúc đẩy Việt Nam mua vũ khí và hàng hóa của Mỹ.
Cách đây vài năm, các Tổ Chức Quốc Tê cũng hết lời khen ngợi và cho rằng kinh tế Trung Cộng phát triển rất nhanh và làm cho nước này trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới. Cái lối khen không thực thà đó thì ai cũng biết vì đó chỉ là lối lnói ấy lòng để bán vũ khí và để dùng vào những việc riêng tư khác.
Trung Cộng từ năm 1978 cho biết là tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,5 % Nhiều năm lại đạt trên 10 %, có khi lên tới 20 %. Năm 2018 mặc dầu có chiến tranh thương mại với Mỹ, GDP vẫn đạt mức 6,6 % .
Áp dụng mô hình Trung Quốc, Việt Nam không bao giờ đạt được những con số kỷ lục giống Bắc Kinh. Đây không phải là trình độ quản lý kinh tế theo định hướng XHCN kém, mà chỉ là không muốn làm mếch lòng “thiên triều” một cách vô ích.
Vậy thì GDP cuả Việt Nam lớn cỡ nào ?
Nhiều câu hỏi liên quan đến GDP của Việt Nam, cũng như của Trung Quốc, cần được giải thích để biết đâu là thực tế đâu là gian xảo. Các điểm đó như sau .
– Các chi tiêu về mặt Nhà Nước , của đảng của đoàn, liên tục gia tăng và làm tăng GDP. Vậy đem tính các gia tăng này vào GDP, như thế có đúng không ?
-Tiền doanh nghiệp đút lót cho tham nhũng đước tính vào gía thành sản phẩm, làm tăng GDP, như thế có đúng không ?
-Các doanh ngiệp lãng phí của công lảm tăng GDP, cũng tính, Như thế có đúng không ?
– Các công trình đầu tư (như đường sắt Cát Linh ) chưa khánh thành đã xuống cấp phải sửa lại, đội vốn lên 5 lần so với dự kiến, làm tăng gía thành cũng được tính vào GDP. Như thế có đúng không ?
-Hạ tầng giao thông tồi, chi phí chuyên chở tăng làm tăng giá thành sản phẩm, cũng tính vảo GDP. Như thế có đúng không ?
-Bô Xít Tây Nguyên không mang lại lợi nhuận, cũng làm tăng GDP. Như thế có đúng không ?
-Môi trường bị tàn phá. Phải chi tiêu để phục hồi, cũng tính vảo GDP. Như thế có đúng không ?
-Lợi nhuận của các tập đoàn ̣đa quốc ga như Samsung chẳng hạn, cũng lảm tăng GDP của Việt Nam. Chứ không phải tiền của Nam Hàn ?
– Lương thấp. Người lao động không đủ sống phải làm thêm giờ, GDP tăng. Như thế có đúng không ?
– 70 % cử nhân công nghệ thông tin ra trường phải đào tạo lại . Như thế lại tốn tiền nhưng không được tính vào GDP ?
Hàng trăm hàng ngàn câu hỏi khác có thể nêu ra để đánh giá GDP của Việt Nam. Ở các nước dân chủ Mỹ và Âu Châu ngừi ta cố gắng hết sức loại bỏ các GDP xấu. Ở Việt Nam xấu tốt không cần thiết., cứ thấy con số GDP tăng là giới chức cầm quyền đua nhau vỗ tay ca ngợi.
So sánh mô hình tăng trưởng của Trung Quốc với mô hình của Mỹ và của các nước dân chủ Âu Châu.
Việt Nam theo mô hình tăng trưởng của Trung Cộng : thu hút đầu tư nước ngoài, bóc lột sức lao động công dân, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, phục vụ xuất cảng. Còn tại Mỹ và các quốc gia dân chủ Âu Châu thì phát triển phải dựa trên giáo dục, nghiên cứu kỹ năng lao động, thị trường tự do và phục vụ nhu cầu của dân chúng. Ngoài ra tự do và dân chủ còn là những thành tố thúc đẩy tăng trưởng của GDP về số lượng và phẩm chất tăng trưởng.
Con số của GDP không nói gì đến “phẩm chất của xã hội” . Vì thế ngày nay GDP không còn được sử dùng làm thước đo cho phát triển xã hội và kinh tế. Đó là điều rất quan trọng mà mọi người trong chúng ta, nếu quan tâm đến tình hình đất nước và dân tộc, phải tuyệt đối chú trọng và không được sao lãng.
Nguyễn Cao Quyền