Mới chỉ hơn 11 tháng cầm quyền, tổng thống D. Trump đã gây nhiều tin tưởng. Dưới sự điều hành của ông nền kinh tế Hoa Kỳ đã có những bước tiến gây kinh ngạc và cứ đà này thì hiện tượng đó còn lên cao và đi xa hơn nữa.
Những đoạn viết tiếp theo của bài tham luận này xin đưa ra những bằng chứng dễ kiểm soát để qúy độc giả theo dõi. Xin mời qúy vị đọc tiếp.
Những con số gây kinh ngạc
Trong năm nay, dưới sự điều hành của chính quyền D. Trump, GDP của Hoa Kỳ đã lên cao gấp đôi so với thời gian ông tranh cử. Những hiện tượng liên quan đến GDP đồng loạt thay đổi một cách tích cực: lạm phát xuống thấp, thất nghiệp giảm, chỉ số Dow Jones liên tục lập các kỷ lục mới phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp và giới đầu tư.
Một tháng trước đây, khi nghe tin tức nói rằng dự luật giảm thuế sau cùng thế nào cũng được thông qua, người Mỹ đã thả dàn chi tiêu trên 9 tỷ đô la chỉ riêng cho ngày Halloween.
Rồi đến Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) mặc dù ông Trump vẫn bị giới truyền thông ít thiện cảm đả kích, dân chúng vẫn vui vẻ tổ chức những bữa ăn thịnh soạn, chứng khoán vẫn lên cao, quỹ hưu bổng tăng đều làm cho tương lai được bảo đảm, công ăn việc làm ngày một tốt hơn bớt lo thất nghiệp, nhà cửa xe hơi mua vào như tưới, shopping Black Friday đông như chảy hội nhờ lạm phát vẫn ở trong vòng kiểm soát (nghiã là dưới mức 2%).
Sự giảm thuế đã xác định điều gì?
Trong mùa tranh cử dư luận chung cho rằng GDP của Mỹ khó vượt mức 2% trong tương lai vì ảnh hưởng của khủng hoảng 2007-2008 vẫn còn tồn tại. Nhưng ông Trump lại coi đây là một tiền để cho chính sách phục hồi kinh tế Mỹ. Ông đưa ra chương trình lớn : vực dậy nền sản xuất công nghệ Hoa Kỳ thay vì tiếp tục chính sách outsourcing nhằm đẩy sản xuất ra ngoài nước, như đã được các doanh nhân theo đuổi trong hai thập niên qua.
Tuy chưa dùng đến luật của Quốc Hội mà mới chỉ sử dụng các sắc lệnh của hành pháp (executive order) để gỡ bỏ các sắc lệnh đồng loại cản trở kinh doanh của 8 năm dưới thời Obama, hiện nay mức tăng trưởng của GDP Mỹ đã lớn lên gấp đôi (3,1 % trong qúy II và 3,3 % rong qúy III của năm 2017). Triển vọng này còn được dự báo trong quý IV. Chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 35%, từ mức 17.888 trước ngày bầu cử tới mức 24272 hiện nay (30/11/2017).
Chính sách của TT. Trump thực ra không lỗi thời mà còn rất hợp thời trong khung cảnh toàn cầu hóa (globalization) lúc này. Số việc làm không mất đi 3 triệu như nhiều người dự đoán, mà trái lại, tỷ lệ thất nghiệp còn gỉảm xuống tới mức thấp nhất từ 17 năm nay, chỉ còn 4,1% vào cuối tháng 10/2017. Triển vọng còn xuống 3.5% vào cuối năm 2018 .
Chính sách nói trên nhằm chỉnh sửa hiện tượng, mà kinh tế học gọi là “đòn bẩy”. Giảm thuế mạnh cho giới doanh nghiệp là một đòn bảy để kích động đầu tư nhiều hơn, để doanh nhân có thể kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Khi doanh nhân kiếm được lợi nhuận nhiều hơn thì cũng là lúc lao động có công ăn việc làm nhiều hơn, vững chắc hơn và không khí vui vẻ trở lại với toàn xã hội.
“Cách mạng giảm thuế” của TT Trump sẽ bùng nổ mạnh
Vì thế có thể nói rằng nếu “thuế mới” được áp dụng ngay từ 2018 thì kinh tế Mỹ sẽ bùng nổ mạnh vì các chi tiêu về đầu tư kinh doanh và đầu tư cá nhân sẽ tăng mạnh.
Dù thuế xuất giảm nhưng tăng trưởng GDP cao sẽ đẩy thu nhập kinh doanh và thu nhập cá nhân cao hơn và cuối cùng sẽ làm cho tổng thu nhiều hơn và không làm cho ngân sách bị thâm thủng do giảm thuế.
Linh hồn của cuộc “cách mạng giảm thuế” là sẽ cho giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 21% và sau nữa là đơn giản hóa hệ thống thuế thu nhập cá nhân.
Việc giảm thuế doanh ngiệp từ 35% xuống 21% sẽ làm cho các hãng Hoa Kỳ và ngoại quốc gia tăng đầu tư tại Mỹ và các hãng Hoa Kỳ đa quốc gia sẽ bớt nhu cầu “outsourcing”, đẩy sản xuất ra làm việc ở nước ngoài.
Giảm thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tác động tích cực đến sản xuất và khuyến khích gia nhập lao động nhiều hơn trước. Nói chung , TT Trump luôn luôn nhấn mạnh là giảm thuế sẽ là biện pháp “vĩ đại” để khuyến khích đầu tư vào Mỹ, để giữ lại các hãng Mỹ sinh lời ở trong nước thay vì sang Trung Quốc làm ăn.
Ý nghĩa của “toàn cầu hóa” và “outsourcing” là thế nào?
Ngày nay, toàn cầu hóa có nghĩa là quốc tế hóa hóa quyền lợi quốc gia bằng cách lợi dụng Liên Hiệp Quốc để giài quyết các vấn đề tranh chấp, ngõ hầu phá bỏ biên cương. Ở Mỹ cò nhiều tài phiệt thiên tả chuyên môn tạo ra những khủng hoảng kinh tế để kích thích giai cấp đấu tranh. George Soros, Tom Stayer, Donald Sussman là những người thuộc loại này.
Khuynh hướng toàn cầu hóa đi song song với outsourcing là một phong trào trong đó giới tài phiệt của các cường quốc kỹ nghệ mang kỹ thuật tân tiến tới càc vùng kém mở mang có nhân công rẻ để thiết lập những “công ty con” làm “gia công” cho công ty lớn ở trong nước. Việc này gây ra hai hậu quả nghiêm trọng:
Hậu quả thứ nhất là thâm thủng mậu dịch: Nguyên do là hàng hóa sản xuất tại chỗ rất rẻ nên khi nhập cảng vào Hoa Kỳ không phải chịu thuế hoặc đóng thuế rất thấp, cho nên giới tiêu thụ Hoa Kỳ rất hoan nghênh.
Tuy nhiên đối với nước Mỹ thì lại là một chuyện khác. Trước kia, người Mỹ mua một món hàng trong nước, nay người Mỹ mua cùng một món hàng đó gia nhập từ bên ngoài trong khi các nước làm “gia công” không cần mua hàng của Mỹ nữa, và điều này làm cho cán cân thương mại mất quân bình, có hại cho nước Mỹ. Nhập cảng nhiều hơn xuắt cảng có nghĩa là tiền đi ra nhiều hơn tiền đi vào. Người ta gọi đó là thâm thủng mậu dịch.
Đối với Trung Cộng, hiện nay Mỹ thua thiệt mỗi năm 300 tỷ Mỹ Kim, còn Trung Cộng thì hiện nay họ có 3000 tỷ Mỹ Kim ở các ngân hàng dự trữ nước ngoài. Cho nên ta hiểu tại sao, chỉ với hơn hai thập niên làm ăn vơi Mỹ nền kinh tế của Trung Cộng đã phát triển kinh hoàng như vậy. Nước Mỹ hiện đang mắc nợ nước ngoái gần 20.000 tỷ đô la nên nền kinh tế Hoa Kỳ đang vùng vẫy để thoát khỏi tình trạng “bong bóng” (buble) này.
Hậu quả thứ hai là người Mỹ mất việc làm : Hậu quả thứ hai không có gì khó hiểu vi khi xuất cảng kỹ thuật ra nước ngoài thì điều đó có nghĩa là đem công ăn việc làm cho các nước thứ ba. Đương nhiên là người Mỹ trong nước phải thất nghiệp.
Dưới thời tổng thống G.W. Bush số công ăn việc làm mất vào tay Trung Cộng là 2.4 triệu. Ngày nay con số thất nghiệp đã lên tới 14 triệu. Nhiều người tự hỏi tại sao ? Tại vì, giới tài phiệt trong nước thúc đẩy “toàn cầu hóa” để họ đứng ngoài hưởng lợi. Khi quyền lợi của giới thợ thuyền trong nước bi hy sinh thì giới tài phiệt thâu lợi lớn.
Kết luận
Trong cuộc bầu cử vừa qua Donald Trump đã đánh bại tất cà các ứng cử viên Cộng Hoà. Đó là một điều bất bình thường. Đa số các ứng cử viên Cộng Hoà đều có một nét chung là: họ bị trói buộc bởi lề lối political correctness. Điều này khiến họ không thể nổi bật với quần chúng Mỹ, nhưng điều này thì không có ảnh hưởng gì đối với Donald Trump.
Con người của Donald Trump có một số đặc tính sau đây :1. ông không phải là một chính trị gia chuyên nghiệp; 2. ông là một tỷ phú nên không mắc nợ ai về mặt chính trị; 3. ông bất chấp quy luật về political correctness ; 4. ông nói thắng những điều ông suy nghĩ; 5. những luận điểm chính trị của ông đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt của quần chúng. Donald Trump đang dùng những đặc tính trên để lấy lại sự “vĩ đại” cho Hoa Kỳ.
NGUYỄN CAO QUYỀN
Bài viết cuối năm 2017
One Comment
Trong Dat
t/g nói
“Chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 35%, từ mức 17.888 trước ngày bầu cử tới mức 24272 hiện nay (30/11/2017)”
(hết trích)
Xin góp ý với t/g, tôi ghi nhận chỉ số Dow Jones thang 11-2016:
Trước ngày bầu cử 8-11-2016: ngày 7-11 Dow là 18,259 (chứ không phải 17,888 như t/g nói)
Hôm sau ngày 8-11 Dow là 18,332 (lên 73 điểm)
Hôm sau bầu cử tức 9-11 Dow là 18,589 (lên 256 điểm)
Hôm 10-11 Dow là 18,807 (lên 218 điểm)….
Nói chung bài viết sáng sủa, thực tế, ít lý thuyết rườm rà, đễ hiểu và thích hợp với mọi giới bình dân cũng như trí thức
TĐ