Sau tám năm ngồi trên ghế tổng thống Hoa Kỳ, Obama đã để lại những bằng chứng tiêu điều cả trong nước cũng như trên thế giới.
Đại diện cho Hoa Kỳ ông đã khom lưng xin lỗi khắp nơi bằng những cái chào cúi rạp cả người. Trong khi đó Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí đến đỉnh điểm và Trung Quốc lợi dụng tối đa thế yểu của Hoa Kỳ để nhanh chóng làm giàu và biến Biển Đông thành ao nhà khiến cả thế giới phải sốt ruột, mất ăn mất ngủ.
Trong nước thì chia rẽ và phân hóa khiến bá tánh bất an và hệ thống chính trị dân chủ bị sói mòn. Một núi nợ khổng lồ, mỗi năm thâm hụt hàng tỷ đô la, đến nay vẫn chưa chấm dứt. Tất cả vẫn đang tiếp tục và tiếp tục tuột dốc.
Obama lúc còn ngồi trên ghế tổng thống vẫn tự hào là mình có trí lớn và tư tưởng lớn. Tuy nhiên ông không ý thức được tư tưởng là gì và làm thế nào mới là quan trong. Quan điểm “cân bằng lực lượng” bình thường là không sai nhưng nếu để thiên hạ thái bình thì không bao giờ thành sự thật. Chính vì quan điểm này mà nước Mỹ bị trói buộc đến suy trầm, dân Mỹ bị rối loạn và phân hóa đến mất niềm tin, thế giới lâm vào khủng hoảng.
May sao dân Mỹ đã kịp thời sáng suốt mà bầu cho Đonald Trump lên thay Obama đúng vào lúc mà quốc gia và thế giới đòi hỏi.
Hoa Kỳ Bước Vào Thời Đại Trump Đúng Vào Lúc Cần Thiết
Trump là một trong những doanh nhân giàu có nhất nước Mỹ nhưng không phải là chính trị gia. Vào thời điểm này, ông được coi như một người đàn ông được người Mỹ ngưỡng mộ nhất. Chính vì sự ngưỡng mộ này mà ông đã thắng cử vẻ vang trong một cuộc tranh đua chính trị khó khăn nhất.
Trump có tính tình như thế nào? Câu hỏi này đã được báo New York Times trả lời khi tờ báo đăng tải cuộc phỏng vấn năm tiếng đồng hồ của ký giả Michael d’Antonio. Sau đây là một vài câu trả lời đầy tự tin của đương kim tổng thống Hoa Kỳ:
“Tôi không thuộc về quá khứ mà là một người hướng về tương lai. Tôi học được hai từ “quá khứ” nhưng không đặt nặng mọi việc vào kinh nghiệm quá khứ, và theo tôi thì đây là một bài học rất quan trọng.
”Tôi là một người nổi lọan và làm theo ý mình. Tôi thích tranh đấu. Mọi hình thức tranh đấu, bất cứ loại nào tôi cũng thích, ngay cả đấm đá. Tôi chưa thất bại bao giờ vì tôi luôn luôn biết chuyển bại thành thắng.
”Tôi nghĩ ai cũng thích mình nổi tiếng nhưng rất ít người làm được việc đó. Để trở thành một chính trị ga giỏi, bạn phải là người bán hàng giỏi. Tôi quen rất nhiều chính trị gia nên đã rút ra được kinh nghiệm này.
“Tôi là người thông minh. Tôi không chấp nhận được chuyện người khác hơn mình” .
Ngồi vào ghế tổng thống, Trump nhất quyết giữ lời hứa khi tranh cử và đang sử dụng tối đa trí tuệ để thực hiện lời hứa đó. Lời hứa đó là : “Nước Mỹ trên hết” và “Sự vĩ đại của nước Mỹ sẽ được phục hồi”.
Sau hơn một năm Trump chấp chánh, nền chính trị trong nước Mỹ và trên thế giới đã chuyển biến tích cực. Người dân, cả trong lẫn ngoài nước, đều hân hoan phấn khởi vì họ đang cảm nhận thấy lời ông hứa đang trở thành sự thật.
Trên thế giới hiện nay đang có ba hồ sơ khó khăn nhất mà Trump đang tập trung giải quyết. Đó là (1) Hồ sơ nguyên tử Bắc Triều Tiên; (2) Hồ sơ tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông; (3) Hồ sơ chiến lược trở lại Việt Nam.
Bài viết này chỉ đề cập đến hồ sơ nguyên tử Bắc Triểu Tiên còn hai hồ sơ khác xin khất lại lần sau. Xin mời qúy độc giả đọc tiếp.
Quyết Tâm Giải Quyết Hồ Sơ Hạt Nhân Bắc Triều Tiên Bất Chấp Chiến Tranh
Ngồi vào ghế tổng thống, việc đầu tiên mà Trump thực hiện là gọi điện thoại cho Tập Cận Bình và nhờ ông này tạo áp lực với Bắc Triều Tiên của Kim Jong Un để nước này chấm dứt tham vọng hạt nhân.
Song song với chiêu chiến lược này, Trump cũng tuyên bố là Hoa Kỳ sẽ giải quyết lấy vấn đề hạt nhân với Bắc Hàn một mình nếu Trung Quốc không giúp đỡ. Đồng thời với lời tuyên bố trên, Trump điều động hạm đội 7 cùng một sô chiến hạm của hai hạm đội khác đi tuần tra vùng biển tranh chấp.
Khi Kim Jong Un đe dọa sẽ bấm nút chiến tranh nguyên tử có sẵn trên bàn giấy thì Trump đáp lại là cũng sẽ làm như vậy và cho biết thêm là cái nút nguyên tử của ông còn to hơn , nhanh chóng hơn và có thể chấm dứt sinh mệnh của Bắc Triều Tiên chỉ trong vài tiếng đồng hồ.
Nguyên tắc của Trump là “nâng căng thẳng đến mức không giải quyết không được”. Trump thấy chiến lược “dĩ nhu chế cương” của 20 năm qua không giải quyết được vấn đề. Lúc này là phải “dĩ độc trị độc” chứ không còn cách gì khác.
Giờ đăy trước quyết định đánh hay đàm để giải quyết bế tắc với Triều Tiên đã đến lúc phải chuẩn bị, chấp nhận rủi ro, và phải xử lý hồ sơ hạt nhân thế nào cho coi được. Vấn đề không còn là đàm phán gì nữa mà chỉ còn là thực hiện.
Việc Phải Làm Ngay Là Phế Truất Những Con “Diều Hâu Do Dự” Trong Nội Bộ.
Tối hôm 13/3/2018 tổng thống Donald Trump bất ngờ thông báo qua một tweeter là lãnh đạo ngoại giao Mỹ Rex Tillerson bị sa thải. Việc cách chức Tillerson được chuyên gia giải thích là do bất đồng ý kiến trên một số hồ sơ nhưng trên thực tế thì là một sự đối lập nhau từ lâu trên tất cà mọi hồ sơ giữa Tillerson và tổng thốngTrump.
Điều làm cho thiên hạ ngơ ngác lả vào lúc hai bên chuẩn bị chiến tranh thì bộ trưởng ngoại giao lại phải khăn gói ra đi. Phải chăng chính quyền Trump đang nhất quyết thực hiện một phương án không khoan nhượng đối với Bình Nhưỡng. Câu hỏi chưa được trả lời thì lại có tin là cố vấn an ninh Mc Master cũng từ chức.
Hai nhân vật khác, khét tiếng là “diều hâu”, được tuyển vào các ghế trống là Mike Pompeo, cưu giám đốc CIA, thay Tillerson và John Bolton, một ng ư ời có chủ trương cứng rắn hơn, thay MC Master. Chiến tranh như vậy là đã chuẩn bị khá chu đáo.
Những thay đổi nói trên xảy ra gần một tuần sau khi ông Trump nhận được lời mời cuả Kim Jong Un yêu cầu đối thoại về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Số Phận Nào Dành Cho Bắc Triều Tiên
Câu hỏi quan trọng vào lúc này là giải pháp nào Mỹ có thể dành cho Bắc Triều Tiên. Câu trả lời là phải nhìn lại khoảng thời gian hơn 20 năm qua.
Trong khoảng thời gian nói trên Bắc Triều Tiên đã thủ đắc cho bằng được vũ khí hạt nhân để buộc Mỹ phải nhìn nhận mình là một quốc gia nguyên tử thứ 9 của thế giới.
Về chính trị Bắc Triều Tiên sẽ đòi hỏi bình thường hóa quan hệ Mỹ-Triều. Về kinh tế Triều Tiên sẽ đòi hỏi Mỹ bãi bó cấm vận. Về an ninh Bắc Triều Tiên sẽ đòi hỏi Mỹ hướng về một hiệp ước hoà bình.
Thiết tưởng tổng thống Trump sẽ khó mà từ chối những đòi hỏi trên khi mà Mỹ-Triều gặp nhau trong bàn hội nghị vào tháng năm sắp tới.
Từ khi chính phủ Moon Jae In đồng ý cho Bình Nhưỡng tham gia thế vận muà Đông tại Pyong Chang Nam Hàn, thì thế giới phải coi đây là một luồng gió dân chủ đang thổi vào bán đảo Triều Tiên.
Kim Jong Un mặc dầu làm dữ nhưng thật ra đã muốn hạ nhiệt để tìm con đường sống hòa bình. Phải đối mặt với một tình thế khó khăn và nguy hiểm, vị tổng thống trẻ tuổi này đang muốn trở lại lối sống bình thường.
Nếu ông Trump và các cố vấn của ông có đôi chút sáng suốt thì phải coi đây là một việc phải làm, một việc đã từng xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ vào tháng 6/2006 khi Ấn Độ trở thành cường quốc hạt nhân. Đây là một tiền lệ tốt đẹp cần noi theo vì thiên hạ chưa quên những hậu quả kinh hoàng gây ra bới những quả bom nguyên tử Hoa Kỳ thả xưống Hiroshima và Nakazaki trong Thế Chiến II.
♦ ♦
Chiến lược của Donald Trump nhìn nhận khả năng nguyên tử của Bắc Triều Tiên sẽ đem lai lợi ích rất lớn cho chiến lược toàn cầu của Mỹ sau này.
Vào thời điểm ngày nay, chủ nghĩa cộng sản đã loãng đi và yếu dần, không còn đe dọa được ai. Liên Xô, quê hương của cộng sản không còn nữa. Trung Quốc thì ai cũng biết là sở dĩ ngoi lên được vị trí ngày nay là nhờ kinh tế thị trường. Những tiên đoán về việc Trung Quốc thay thế Mỹ trong vài năm nữa chỉ là những lời nhảm nhí vô căn cứ.
Hoa Kỳ đang là mặt trời chói sáng, là hướng đi của nhân loại văn minh. Sẽ không có quốc gia nào thay thế được Hoa Kỳ một khi Hoa Kỳ đang là và tiếp tục là trung thâm thu hút tinh hoa của nhân loại.
Sau thượng đỉnh Mỹ-Triều, nếu chiến tranh nguyên tử hủy diệt không xảy ra thỉ lời hứa “lấy lại sự vĩ đại cho nước Mỹ” sẽ không phải là một lời hứa xuông như nhiều người suy đoán. Uy tín của Hoa Kỳ sẽ lên cao và thiên hạ sẽ nhìn Donald Trump như một vĩ nhân đáng lưu danh thiên cổ.
NGUYỄN CAO QUYỀN