Ở Việt Nam hiện nay, nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo là một biện pháp quan trọng để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý của Nhà Nước trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc.
Người cộng sản dạy nhau rằng : “Văn hóa chính trị nói chung là một vấn đề rộng lớn. Ngoài những lý luận phức tạp mà ít người hiểu được thì cái ý chính mà ai ai cũng phải thông suốt là : nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo phải gắn liền với việc nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Chúng ta hãy bỏ ra vài phút để xem họ lý luận ra sao về sự khẳng định lừa bịp này.
Một sự khẳng định gian xảo:
Xin quý vị đọc tiếp : “ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn đúng là phải dạy bảo lý luận cho cán bộ. Lý luận được đem ra giáo dục cho cán bộ trước hết phải là lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là lý luận liên quan trực tiếp tới sự lãnh đạo của Đảng, tới việc củng cố lập trường tư tưởng và nhân sinh quan của người cán bộ lãnh đạo.
Học tập chủ nghĩa Mác-Lenin, cái quan trọng nhất là học tập tinh thần, học tập lập trường, quan điểm và và phương pháp biện chứng để giải quyết những vấn đề đặt ra cho công tác cách mạng.
Đối với việc cán bộ lãnh đạo ở nước ta việc không ngừng nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là điều kiện cơ bản để nâng cao trình độ lý luận, khả năng công tác và đạo đức cách mạng, một điều kiện cơ bản để nâng cao văn hóa chính trị”.
Hơn ba thập kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, sau khi hệ thống cộng sản quốc tế tan rã mà vẫn tiếp tục dạy nhau những đoạn lý luận nói trên thì lảm sao thoát khỏi được gọng kìm cộng sản, làm sao cưỡng lại được để không trở thành một khu tự trị của nước Tàu.
Cũng trong khoảng thời gian nói trên, quyền lực và tiền bạc đã làm cho đầu óc những người cộng sản Việt Nam u ám không còn biết thế nào là ý nghĩa về quốc gia dân tộc. Họ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù nhưng không nhận ra ai mới là kẻ thù truyền kiếp. Bài viết này không phải là để nhắc nhở bọn đầy tớ của Bắc Kinh mà chỉ là muốn cho dân tộc Việt Nam nhanh chóng có đủ sức mạnh đứng lên thanh toán bọn buôn dân bán nước.
Bài học về dân chủ cần thiết cho dân tộc.
Con người khi sinh ra không thể sống cô độc mà phải thuộc về một nhóm hay một tập thể, từ kích thước gia đình đến kích thước quốc gia. Trong cuộc sống tập thể, ngoài những quyết định cá nhân còn có những quyết định đòi hỏi phải có đông đủ mọi người tham dự.
Dân chủ là thuộc tính của diễn trình lấy quyết định tập thể. Theo tinh thần dân chủ mỗi thành viên của tập thể đều có quyền tham dự như nhau vào diễn trình lấy quyết định. Nói khác dân chủ đòi hỏi tôn trọng hai nguyên tắc : một là sự kiểm soát của quần chúng trên diễn trình lấy quyết định tập thể và hai là mỗi người đều có quyền ngang nhau khi thi hành việc kiểm soát đó.
Phẩm chất dân chủ được đánh giá qua việc các công dân có quyền bầu cử ngang nhau và các quyền công dân, chính trị được bảo vệ bởi luật pháp. Nhu cầu gắn bó với dân chủ có thể được giải thích bằng năm lý do chính.
Thứ nhất, mục đích của dân chủ là đem lại cho cá nhân sự ̣ đối xử như nhau. Tất cả những người trưởng thành đều phải được xem như có trách nhiệm về lối sống của họ cũng như có khả năng tham gia các quyết định liên quan đến đời sống xã hội.
Thứ hai, một chính quyền thuộc loại dân chủ dễ thỏa mãn nhu cầu của người dân hơn bất cứ loại chính quyền nào khác.
Thứ ba, dân chủ đưa đến sự tranh luận, sự thuyết phục và sự thoả thuận. Như vậy dân chủ chấp nhân sự đa dạng, đa ngyên trong xã hội. Dân chủ là sự tôn trọng quyền được phát biểu một quan điểm khác biệt và quyền được lắng nghe.
Thứ tư, dân chủ bảo đảm việc tôn trọng các quyền tự do căn bản như tự do lập ngôn, tự do lập hội, tự do đi lại và quyền được an toàn.
Thứ năm, dân chủ đem lại sự đổi mới xã hội bằng cách cho loại bỏ các chính sách lỗi thời hoặc đào thải những người lãnh đạo thất bại, và sự tiếp nối giữa các thế hệ không tạo ra hỗn loạn.
Thời đai dân chủ
Chúng ta đang sống trong thời đại dân chủ. Giờ đây dân chủ là lý do duy nhất để biện giải cho chính danh cai trị.
Đợt sóng dân chủ hóa thứ nhất có nguồn gốc từ các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp. Hoa Kỳ dẫn đầu, tiếp theo là Thụy sĩ, Pháp và Anh. Khởi động từ khoảng thập niên 1830 đợt sóng này châm dứt vảo thập niên1930 khi hai nước Tây Ban Nha và Chí Lợi trở thành dân chủ. Dòng dã hơn 100 năm, đợt sóng thứ nhất mới dân chủ hóa được khoảng 30 nước.
Đợt sóng dăn chủ thứ hai ngắn hơn, đã khởi động trong thời gian diễn biến của Thế Chiến II. Nó đã thiết lập dân chủ tại Ý, Áo, Nhật, Tây Đức, Nam Triều Tiên. Đông thời nó cũng chấm dứt chê độ thực dân và cải biến một số cựu thuộc địa thành quốc gia dân chủ tân lập.
Đợt sóng thứ ba tràn vào Hy Lạp năm 1967 và cuối thập niên 1970 tiến sang Châu Mỹ La Tinh. Tại Á Châu Ấn Độ trở thành dân chủ năm 1977, Nam Triều Tiên năm 1987 và Đài Loan năm 1988. Năm cuối cùng của thập niên 1980 đánh dấu sự lan rộng của làn sóng dân chủ vào đễ quốc cộng sản và năm 1991 dánh dấu sự sụp đổ của Liên Xô. Tiếp theo là việc dân chủ hóa các nước thuộc Tây Bán Cầu, của Châu Phi và Trung Đông.
Tháng giêng năm 2011 đợt sóng dân chủ hóa thứ tư đổ bộ lên bờ biển Bắc Phi. Quốc gia chịu sự tấn công đầu tiên là Tunisia. Tiếp theo là trường hợp của Ai cập. Thứ ba là trường hợp của Libya. Như thế là có khoảng 10 quốc gia đã ờ trong vòng công hãm của làn sóng dân chủ thứ tư và các lãnh tụ độc tài của các chế độ này cứ rơi rụng dần dần.
Quan sát diễn biến và tác động của bốn đợt sóng dân chủ, người ta thấy những đợt sóng đó càng ngày càng dồn dập. Như vậy. có thể nói nhân loại sẽ không còn phải chờ đợi quá lâu nữa để có được một nền dân chủ toàn cầu.
Trung Quốc và Việt Nam theo nhau phủ nhận những giá trị phổ quát.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, chủ ngĩa dân chủ tự do trở thành ý thức hệ đáng tin cậy nhất của nhân loại. Mặc dầu vậy, tại một vài nước vùng Đông Á người ta vẫn cố gắng đưa ra một mẫu hình ý thức hệ khác để cạnh tranh.
Mẫu hình Giá Tri Á Châu của cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã có một thời hưng thịnh. Nhưng ý niệm Giá Trị Á Châu không còn được ưa chuộng nữa kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra năm 1997 , khiến chế độ độc tài Suharto ở Nam Dương sụp đổ.
Sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989 Đảng CSTQ bị phá sản về mặt đạo đức. Trong nước không cò ai muốn nghe giọng điệu tuyên truyền của cộng sản vể xã hội chủ nghĩa. Ngoài nước mô hình chính trị của Trung Quốc bị cả loài người ghê tởm.
Sau hơn một thập niên diễn biến hoả bình nhân dân Trung Quốc nay đã bắt đầu thấm nhuần ảnh hưởng của những giá trị phổ quát Tây Phương. Thuật ngữ “giá trị phổ quát” đã trở thành thời thượng và thực sự đang trở thành giấc mơ cũa người dân Hoa Lục.
Việt Nam đang dứng trước nguy cơ mất nước. Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể thừ khi hiệp định Thành Đô được ký kết, vậy mà chưa thấy dấu hiệu chuyển biến gì trong đầu óc những người lãnh đạo chế độ.
Tình hình tranh chấp ở Biển Đông tuy có nguy hiểm nhưng cũng đang mở ra một cơ hội vô cùng thuận lợi. Vào lúc này đồng hành với dân tộc và trở thành đồng minh chiến lược của kẻ mạnh là tính toán hợp thời và khôn ngoan nhất. Nếu không thì toàn thể dân tộc sẽ phải tự đứng lên lãnh trách nhiệm.
Kết luận
Bước sang thiên niên kỷ mới, những nước cộng sản còn sót lại phải đối mặt với một áp lực dân chủ gia tăng đến từ mọi phía, nhưng truyền thống cầm quyền bằng bạo lực vẫn tiếp tục cản trở xu hướng tự do của nhân loại. Do đó vễn cảnh sụp đổ đối với các quốc gia này là không thể tránh khỏi.
Duy trì chính danh bằng đàn áp chính trị để kéo dài vị thế cầm quyền trong một thế giới mà hình mẫu chễ độ và tập tục dân chủ đã được phổ biến và lan tràn rộng khắp là một hành động hoàn toàn phi lý.
Đây là một vấn nạn lớn cần nhanh chóng giải quyết. Vấn đề là phải tìm thấy một căn bản lý luận mới, qua sự kiễm tra nghiêm chỉnh lý luận cũ để phát hiện ra những đểm sai lầm dưới ánh sáng của nền văn minh hiện đại.
NGUYỄN CAO QUYỀN
Khai bút đầu xuân
Viết song ngày 20/2/2018