Cách đây hơn 70 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống nước Nhật vào hai tỉnh Hiroshima và Nagasaki. Những gì đả xảy ra mãi mãi đeo đẳng nước Nhật và thế giới.
Qủa bom thả xuống Hiroshima nặng tương đương với 15.000 tấn TNT, san phẳng đường phố trong vài giây. Hơn 60% nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn. Vụ nổ giết chết 140.000 người trong một dân số là 350.000 người.
Ba ngày sau, sáng 9-8-1945 một qủa bom nguyên tử thứ hai được ném xuống Nagasaki làm 74.000 người bị lấy đi sinh mạng. Nhà cửa và xe cộ bị tan cháy. Vua Nhật ra lệnh đầu hàng. Thế chiến thứ hai chấm dứt.
Chiến tranh thế giới thứ ba là một gỉa thuyết. Trước ngày Liên Xô sụp đổ cả thế giới lo lắng vì một cuộc chiến tranh nguyên tử giửa Hoa Kỳ và Liên Xô, nếu xảy ra, thì nhân loại có thể bị tiêu diệt.
Rất may, từ đó đến nay mối lo lắng nói trên đã không thành sự thật.. Liên Xô sụp đổ với một khối bom nguyên tử còn nguyên vẹn. Hoa Kỳ trở thành bá chủ thế giới với một số bom nguyên tử không phải sờ tới.
Câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là : tại sao lại như vậy ? Tại sao đến nay thế giới vẫn còn bình yên và tại sao chiến tranh nguyên tử vẫn chưa thể xảy ra. Để biết đâu là sự thật xin mời qúy vị đọc tiếp.
Sự trỗi dậy và lan rộng của dân chủ
Viễn kiến về một sự đọ sức tại khu vực Âu Á giữa một bên là Hoa Kỳ và bên kia là Trung Quốc, Nga và Iran đã bỏ quên một chuyển đổi sâu sắc đang diễn ra : “ sự vươn dậy ngày một lớn mạnh của thể chế dân chủ tư bản tự do”.
Sự bành trướng của thể chế dân chủ tự do khắp thế giới bắt đầu từ cuối thập niên1970 và tăng tốc trong Chiến Tranh Lạnh đã nhanh chóng đẩy ví thế của Hoa Kỳ lên cao và thắt chặt vòng vây địa chiến lược chung quanh Trung Quốc và Nga.
Vào cuối thập niên 1970 cái mà Sammuel Huntington gọi là đợt sóng dân chủ thứ ba đã tràn qua miền Nam châu Âu, châu Mỹ La Tinh và Đông Á. Tiếp đến khi Chiến Tranh Lạnh chấn dứt là một loạt các quốc gia cộng sản trước đó ở Đông Âu đã được đưa vào nếp sống dân chủ. Vào cuối thập niên 1990, 60% toàn thể cãc nước trên thế giới đã trở thành các quốc gia dân chủ.
Một hiện tượng khác cũng cần phải lưu ý là sự xuất hiện của một nhóm các quốc gia dân chủ bậc trung gồm Úc, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nam Hàn và Thổ Nhĩ Kỳ. Các quôc gia dân chủ này đang đóng vai trò thành viên có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế nghĩa là đẩy mạnh hợp tác đa phương và thể hiện ảnh hưởng của mình thông qua các phương tiện hòa bình.
Sự trỗi dậy của một tầng lớp trung lưu toàn cầu gồm các quốc gia dân chủ sẽ biến Trung Quốc và Nga thành những kẻ đứng ngoài chứ không phải là những đối thủ chính đáng trong việc tranh giành vai trò lãnh đạo toàn cầu.
Trên thực tế sự trỗi dậy của làn sóng dân chủ đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với cả Nga và Trung Quốc. Tại Đông Âu các quốc gia và các chư hầu Xô Viết cũ đã theo thể chế dân chủ và đã gia nhập phương Tây. Nước cờ cúa Putin đối với Crimea không đáng lo ngại vì nó phản ảnh một thế yếu chứ không phải thế mạnh.
Trong hai thập kỷ vừa qua Cộng Hoà Séc, Hungary, Ba Lan đã gia nhập NATO. Năm 2004 có thêm 7 thành viên của khối Xô Viết cũ cũng nối đuôi làm theo và trong năm 2009 thì Albania và Croatia cũng làm như thế.
Nga không ở thế đi lên mà trái lại đã trải qua một sự mất mát địa chính trị lớn nhất so với bất cứ một cường quốc nào trong thời hiện đại. Đôi với Trung Quốc cũng vậy. Thể chế dân chủ đang bao vây Trung Quốc. Hoa Lục đang sống trong một khu vực gồm tuyệt đại đa số láng giềng theo dân chủ. Ta cần ghi nhận là những chuyển đổi này đã đặt Trung Quốc và Nga vào thế thủ.
Trung Quốc đang gặp một vấn đề khó xử là Đài Loan Cuộc đòi hỏi dân chủ của đảo này đang trở thành vừa bức thiết vừa chính đáng. Trung Quốc sẽ không tấn công Đài Loan được vì 80% dân chúng đảo này đang ủng hộ việc tuyên bố độc lập.
Hai cường quốc nói trên, Nga và Trung Quốc, được coi là những đối thủ của Hoa Kỳ nên đối với họ thì sự cạnh tranh đang diễn ra trên một sân chơi quá gập ghềnh và nguy hiểm.
Thực tế là thế nào ?
Thực tế là cả Trung Quốc và Nga đều hung hăng giận dữ trước địa vị lãnh đạo của Hoa Kỳ và sẵn sàng chống lại vị thế này khi họ cảm thấy là có thể.
Hiện tại cả Trung Quốc và Nga chỉ là những kẻ “phá đám”. Họ không có tư duy, khả năng và đồng minh để lật đổ những luật lệ và đĩnh chế toàn cầu mà thế giới ̣đang ưa chuộng.
Trật tự thế giới hiện nay vẫn tôn trọng các quy phạm lâu đời về chủ quyền quốc gia và nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ nước khác. Hiệp ước Westphalia vẫn là nền tảng của chính trị thế giới. Vì thế mà cả Nga lẫn Trung Quốc vẫn phải ràng buộc lợi ích của quốc gia mình với những lề thói mà quốc tế đã chập nhận và đang vui vẻ thi hành. Dù sao thì hiện tại họ cũng đang được ngồi chiếu trên trong việc quản trị toàn cầu.
Trung Quốc vào thời điểm hiện nay, không có một nghị trình nào hấp dẫn để ra mắt thiên hạ. Họ chỉ tập trung vào việc duy trì chế độ đảng trị. Họ chỉ có khả năng hành xử như những đại cường có địa vị ổn định hơn là những đại cường có nhu cầu “xét lại”.
Trong tình huống này Hoa Kỳ không nên từ bỏ các nỗ lực tăng cường trật tự tự do. Đại chiến lược mà Washington theo đuổi chính là cái chiến lược mà thiên hạ đang theo đuổi từ nhiều chục năm nay.
Đấy là một chiến lược cho phép Hoa Kỳ thiết định được quyền lãnh đạo thông qua quyền lực và thông qua các nỗ lực bền bỉ nhẳm giải quyết các vấn đề toàn cầu và làm ra luật lệ.
Chiến lược này đã tạo ra được một thế giới thân thiện đối với những lợi ích của Mỹ. Đó là một thế giới trong đó kẻ yếu được hưởng an toàn và kẻ mạnh tôn trọng công lỳ. Con người đã bước lên một trình độ chính trị cao hơn. Họ đã biết thế nào là chiến tranh nguyên tử và ý thức được rằng loại chiến tranh đó không còn cần thiết .
NGUYỄN CAO QUYỀN
Tháng 12 năm 2019