Từ mấy chục năm nay, Trung Cộng đã sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của Hoa Lục. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” Trung Cộng đang hỗ trợ xây dựng các dự án hạ tầng cơ sở ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược. Từ đó các nước này càng ngày cảng sa vào các “bẫy nợ” khiến họ dễ bị chi phối bởi ý muốn của Bắc Kinh.
Các cơ sở hạ tầng thường không nhằm hướng đến hỗ trợ nền kinh tế địa phương mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Trung Cộng tiếp cận dễ dãi hơn với các tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu gía rẻ, kém chất lượng của Bắc Kinh. Trong nhiều trường hợp, Trung Cộng còn đưa cả công nhân xây dựng của mình sang làm việc tại địa phương.
Gánh nặng nợ nần đè lên vai các nước nhỏ càng lớn thì ảnh hưởng của Trung Cộng đối với các nước đó càng tăng. Một số nước đang phát triển rất hối tiếc về quyết định nhận các khoản vay của Trung Cộng. Khi Trung Cộng xuất hiện và hứa hẹn các khoàn tiền đầu tư với tín dụng dễ dàng thì tất cả đều nhận lời. Chỉ sau này họ mới biết mục đích thực sự của Trung Cộng là thâm nhập thương mại và gây ảnh hướng chiến lược. Nhưng khi đó thì mọi chuyện đều đã quá trễ.
Bằng cách kết hợp các chính sách an ninh, kinh tế và đối ngoại Trung Cộng ̣đang thúc đẩy mục tiêu tạo nên các liên kết của một phạm vi bá quyền về thương mại và thực hiện mưu đồ thực dân mới của mình.
Sập bẫy nợ, SRI LANKA phải cho Trung Cộng thuê cảng trong 99 năm.
Bắc Kinh đã ký được một hợp đồng thuê cảng Hambantota của SRI LANKA trong 99 năm. Đây là một thỏa thuận giảm nợ cho quốc gia này. Tuy nhiên không phải chỉ có SRI LANKA mới rơi và trường hợp khó khăn đó mà còn có cả PIRAEUS (Hy Lạp), DARWIN (Úc,) và DJIBOUTI (Châu Phi).
Tháng 12/2017, SRI LANKA, vì không có tiền trả nợ nên đã phải chính thức bàn giao cảng Hambantota chiến lược cho Trung Quốc tiếp quản. Đây là một “bẫy nợ” cực kỳ lợi hại của Bắc Kinh, một nước cờ quan trọng trong sáng kiến “Vành Đại và Con Đường” mà Tập Cận Bình gọi là “Dự Án Của Thế Kỷ”.
Không phải chỉ có cảng Hambantota của SRI LANKA chịu số phận này, mà Bắc Kinh còn khuyến khích các công ty Tầu khác trong Trung Hoa lục địa mua các cảng biển chiến lược bất cứ ở đâu có thể. Cảng PIRAEUS của Hy Lạp là một thí dụ. Năm 2016 cảng này đã được một công ty của Trung Cộng mua lại với giá 636 triệu USD. Cảng này cho phép con rồng Bắc Kinh vươn dài móng vuốt đến châu Âu.
Trước đó, năm 2015, một công ty Trung Cộng đã ký hợp đồng thuê 99 năm đối với càng DARWIN của Úc. (nơi đóng quân của 1000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ) với gía trị là 388 triệu USD.
Tương tư, sau khi cho quốc gia châu Phi DJIBOUTI vay hàng tỷ dô la nợ, Trung Công đã thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước này năm 2017. Trung cộng cũng đã dùng “bẫy nợ” với TURKMENISTAN (Trung Á) để khai thác khí tự nhiên của nước này thông qua một đường ống dẫn về tới Bắc Kinh..
Một số quốc gia khác như ARGENTIN, NAMIBI LÀO đều đã bị rơi vào “bẫy nợ” của Trung Cộng. Khoản nợ nần của KENYA với Trung Cộng, giờ đây đang biến cảng Mombasa tấp nập thành cửa ngó vào Đông Phi. Những kinh nghiệm nói trên cho thấy “Một vành đ̣ai, một con đường” là một dự án đế quốc nhằm mục đích hoàn thành tham vọng của Bắc Kinh.
Đế quốc đỏ Trung Cộng bắt đầu giở trò với Việt Nam
Thuê đất 99 năm không phải là một sự thỏa thuận bình thường trong thuê mướn. Cho nên luật pháp của tiểu bang Alabama (Hoa Kỳ) không cho phép thuê bất động sản quá 99 năm.
Trong dĩ vãng, đế quốc Anh với nền ngoại giao pháo hạm (gunboat diplomacy) đã phổ biến thời hạn 99 năm trong việc hình thành các tô giới (territorial concession). Ví dụ điển hình là thỏa thuận thuê HONG KONG mà Anh quốc ký với triều đình nhà Thanh của Trung Hoa vào năm 1898.
Có người nói là ngày nay với sự bành trướng về kinh tế và quân sự, Trung Cộng đang “trả thù đời” với thời hạn thuê 99 năm bắt chước từ Anh quốc thời dĩ vãng. Đây là chiến thắng quan trọng của Bắc Kinh trong việc hiện thực hóa chiến lược “một vành đại, một con đường “ mà Tập Cận Bình đang ca ngợi là “dự án thế kỷ”. Chúng ta thử phân tích xem vì lý do gì mà thiên hạ có thể gọi hành vi thuê mướn này là chủ nghĩa đế quốc mới.
Trước tiên, Trung Cộng thực hiện chính sách phá giá cho vay và khuyến khích vay. Ngày nay các dự án cho vay của các tổ chức phương Tây như OECD, USAID hay của các ngân hàng thế giới thường kèm theo yêu cầu về tình trạng dân chủ, về quyền con người và về bảo vệ môi trường. Giờ đây, Bắc Kinh không yêu cầu bất cứ một điêu kiện gì giống thế nữa. Cho nên Trung Cộng cực kỳ thành công khi áp dụng phương án cho vay không “vướng bận” tại châu Phi và tại một vài mơi khác. Đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai chứng tỏ Trung Cộng đang theo đuổi chủ nghĩa đế quốc chủ nợ là vì họ không kỳ vọng gì con nợ có thể trả được nợ. SRI LANKA là một bằng chứng điển hình. Trung Cộng ̣đã xây cho SRI lANKA những chiếc cầu ở những nơi sông ̣đã hết nước, những sân bay không có bóng phi cơ bay tới và những thương cảng không có bóng tàu bè qua lại.
Điểm thứ ba cần nhận xét là việc Trung Cộng thu hồi nợ, nếu không thể bằng tiền thì sẽ bằng chủ quyền đất nước. Hãy xem như trường hợp của SRI LANKA. Nước này đã phải nhường cho Trung Cộng 50 cây số vuông đất mặt bằng cạnh cảng Hambantota để họ sản xuất công nghiệp. Như vậy, Hambantota đã trở thành tô giới của Trung Cộng như mọi người đều biết.
SRI LANKA không phải là một thí dụ đơn độc. Một trong những quốc gia Đông Nam Á láng giềng của Hoa Lục như PAKISTAN , kể cả thánh địa du lịch MALDIVES cũng đã rơi vào bẫy nợ của Bắc kinh.
Chín mươi chín (99) năm thuê đất, sẽ không làm nên cái được gọi lả “đặc khu kinh tế”. Tên gọi đúng của những nhượng bộ đó chỉ là những tô giới của chủ nghĩa thực dân mới. Đối với Phi Châu và một vài nước khác thì những khoản vay dễ dàng của Bắc Kinh ngày nay cũng giống như những thùng thuốc phiện mà người Anh đã làm hại nhân dân Hoa Lục thời dĩ vãng.
Việt Nam cũng đang rơi vào “bẫy nợ” này. Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đang chuẩn bị trở thảnh tô giới của Bắc Kinh.
Để giải quyết vấn đề “đặc khu kinh tế”, tuyệt đối phải trưng cầu Dân Ý
Chúng ta thấy vấn đề của Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc liên quan đến chủ quyền và liên quan đến việc sở hữu đất đai. Đây là những vấn đề thuộc quyền quyết định của người dân.
Hiến pháp cộng sản năm 2013 long trọng công bố: “Nước CHXHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ. Tất cà quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Riêng về đất đai điều 53 của hiến pháp này cũng quy định rõ: “Đất là thuộc sở hữu toàn dân giao cho Nhà Nước quản lý”.
Thế thì người quản lý không thể tự mình quyết định thay cho nhân dân và cho thuê đất đến cả một thế kỷ, nhất là sự cho thuê đó lại liên quan mật thiết đến chủ quyền lãnh thổ, đến an ninh của quốc gia.
Tuy người dân bầu ra quốc hội nhưng 500 đại biểu quốc hội không có đủ thẩm quyền và cũng thể chịu trách nhiệm về một quyết định có tầm vóc lớn lao xuyên thế kỷ như thế. Theo điều 6 của luật trưng cầu dân ý thì vấn đề này là một trong bốn vấn đề phải được toàn dân chấp thuận. Nói khác, phải có trưng cầu dân ý.
Vào lúc này, người dân Việt Nam không đồng tình với ba dự án nói trên nên biểu tình cả nước đã xày ra, và sẽ tiếp tục xảy ra cho đến khi nào chính phủ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Nghe đâu, mấy ông lớn cộng sản đã nhận của Bắc Kinh 77 tỹ đô la để giải quyết vấn đề này từ lâu rồi. Và ngày hôm nay, khi những giòng chữ này được viết xuống, thì người dân Vân Đồn ̣đang bị nhà nước cưỡng chế đất và đưổi ra khỏi nơi cư trú. Bầu bán ở quốc hội chỉ là một động thái lừa bịp cho yên chuyện.
Trên đây là thói quen cai trị của những người cộng sản. Lâu dần thì cái thói quen bip bợm này cũng phải lòi ra ánh sáng. Cái tật lưu manh gian dối đó đã hết thuốc chữa. Bằng mọi cách phải làm cho cái chế độ man rợ này “biến khỏi” thế gian ta đang ở càng sớm càng tốt. Lúc này là cơ hội hiếm có .
Nguyễn Cao Quyền