Mở bản đồ của nước Trung Hoa hiện đại và tìm hiểu địa lý của quốc gia này ta không khỏi ngạc nhiên vì thấy nước Đại Hán xưa kia lại bị bao bọc bởi một số đất đại tự trị và một số vùng tự do dân chủ được đế quốc Anh trả lại.
Ở phía Bắc đất Đại Hán xưa kia, nay là hai vùng tự trị Nội Mông và Ninh Hạ. Vùng Nội Mông trải dài gẩn khắp miền Bắc Trung Quốc còn vùng đất Ninh Hạ thì tuy nhò hẹp nhưng dân cư không phải là người Tầu mà lại là những người mang ngoại hình của dân Trung Á theo đạo Hồi.
Ớ phía Nam là vùng đất của người Choang (khu tự trị Quảng Tây) nằm chềnh ềnh từ bao nhiêu thế kỷ, rộng lớn không thua gì Việt Nam.
Phía Tây cũng là hai mảnh đất khổng lồ xén vào gần nửa diện tích của Trung Quốc : hai khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương. Đối với Trung Quốc đây cũng là hai vùng đất lạ, không có nhiều liên hệ với dân tộc Hán.
Phía Đông thì toàn là biển cả. Cách biển không bao xa, ở phía Bắc là quần đảo Nhật Bản.
Dịch xuống phía Nam một chút là đảo Đài Loan. Xuống chút nữa là Phi Luật Tân và eo biển Malacca. Nhìn chung ta thấy Trung Quốc bị bao vây và cách với thế giới bên ngoài bởi một vòng đi vô cùng khó thở.
Thử nhìn lại Trung Hoa trong lịch sử
Nhìn vào lịch sử ta thấy Trung Hoa là một tập hợp của nhiều nền văn minh và đế chế. Các thể chế hùng mạnh như Mông Cổ, Mãn Châu dù hưng khởi ở nơi khác đểu hướng về Trung Nguyên của đân tộc Hán, để xác lập vương triều và đế quốc. Chưa bao giờ trong lịch sử, kể cả những lúc hùng mạnh nhất, Trung Hoa hết lo lắng vể những mối đe dọa đến từ vùng biên ải. Đất nước này bị cầm tủ bởi địa lý.
Trung tâm quyền lực của Trung Quốc được đặt trên một vùng đồng bằng rộng lớn và các cánh cửa của nó đều mở rộng. Sự giàu có của Trung Nguyên khiến các nước nghèo khó ỡ xung quanh thèm muốn. Cho nên Trung Nguyên luôn luôn bị đánh phá. Chưa bao giờ quốc gia này thành công trong việc ngăn cản các nước xung quanh đe dọa. Cuối cùng Trịnh Hoà phải hủy bỏ dự án đường biển để tập trung sức mạnh cho đất liền.
Cho đến nay, tình thế lệ thuộc và bị bao vây của người Hán vẫn chưa có nhiều thay đổi. Tất cả các cao nguyên xung quanh vùng đất này đều bị các nhóm dân tộc không phải người Hán chiếm giữ.
Tóm lại, nhìn về cấu trúc của nền văn minh và đế chế Trung Hoa từ góc độ địa lý ta thấy rằng đế quốc này tuy hùng mạnh nhưng đã bị tổn thương nhiều hơn ta tưởng. Thành công của nó nằm ở vị trí địa lý nhưng những trang sử đen tối nhất của nó chỉ có thể giải thích từ những vị trí đó mà thôi.
Vị trí địa lý là thách thức lớn nhất phải quan tâm
Phải quan tâm đặc biệt đến vị trí địa lý vì địa lý không chỉ can dự vào diễn trình lịch sử Trung Hoa mà còn vào quyết định rương lai của đất nước này.
Thách thức lớn nhất của bất cứ vương triều nào ở Hoa lục là kiếm đủ lương thực cho một dân số khổng lồ. Nạn đói là nguy cơ hỗn loạn xã hội. Điều này làm cho các nhân tố địa lý trở thành vấn đề trầm trọng đối với nền chính trị quốc gia.
Giảm thiểu ảnh hưởng của tự nhiên, giải quyết vấn đề địa lý là sự nghiêp làm hao tổn sức lực của người dân Trung Hoa trong suốt thời gian lịch sử. Đó là các nỗ lực của Trung Quốc tìm cách thoát ra khỏi tình thế bị bao vây và đe dọa.
Chính vì thế mà người cẩm quyền ở Trung Quốc luôn luôn hoài nghi dân chúng vì lo sợ dân chúng. Các công trình quy mô của nhà nước nhằm khống chế tự nhiên và hạn chế việc địa lỳ bị bao vây là mối quan tâm lớn nhất của những người lãnh đạo.
Với tư cách là một siêu cường kinh tế Trung Quốc hiện tại có thêm các công cụ để giải quyết nổi ám ảnh địa lý nói trên. Trong số công cụ đó, mới nhất là dự án khổng lồ “ Một vành đai, một con đường”.
“Một vành đai một con đường” thật ra chỉ là bước tiếp theo của Bắc Knh nhằm thoát khỏi thê bị bao vây về địa lý và về địa chính trị.
Cách mở cảng nước sâu Ấn Độ Dương và bành trướng tại Biển Đông chính là những cách để Trung Quốc tìm đướng ra bên ngoài, phá vỡ thế bao vây địa chính trị. Tham vọng chính trị của đự án này quá rõ ràng. Nó đưa quyền lực mềm của nhà nước Trung Quốc đến những nơi được coi là điểm yếu như Tân Cương và Tây Tạng.
Hai nơi nói trên là đầu nguồn của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang, hai con sông kết nối Trung Quốc với các đồng minh mới của Bắc Kinh tại vùng Trung Á. Đây là cơ hội để Bắc Kinh thế chân Mỹ khi Mỹ rút khỏi lục địa Á Châu.
Như vậy thay vì bị địa lý bao vây Bắc Kinh dùng dự án này để mở đường cho những chiến lược dài hạn đối với nền kinh tế và nhu cầu quân sự của họ. Cho nên các cách mà Trung Quốc đầu tư vào “Một vành đai, một con đường” không chỉ là những chiêu lừa gạt các nước đàn em kém mở mang mà là một con đường để thoát khỏi ngõ bí của mình.
Sự bành trướng của Bắc Kinh xuống phương Nam
Sự bành trướng của Bắc Kinh xuống phương Nam bắt đầu từ ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Lợi dụng việc Mỹ bỏ rơi Đông Nam Á, Bắc Kinh đem sức mạnh của mình điền ngay vào chỗ trống. Song hành với việc xâm chiếm trái phép và quân sự hóa một số đảo đá ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng dùng “sức mạnh mềm” để chinh phục tất cả những nước “nhỏ” nào có thể chinh phục được.
Những nước “nhỏ’ dễ “bắt nạt” nhất gồm có : Việt Nam, Campuchia, Lào, Phi Luật Tân, Miến Điện, Mã Lai Á, là những nước bi Bắc Kinh thao túng nhiều nhất. Ba nước Đông Dương là những điểm ngắm đầu tiên của Trung Quốc nên bị ảnh hưởng nhiều nhất, còn những nước kia thì ảnh hưởng tương đối nhẹ hơn.
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nhất vì nhiều lý do và lý do mạnh nhất là ở sát nách Trung Quốc. Lý do thứ hai là Trung Quốc từ lâu vẫn coi Việt Nam như một nước ̣đàn em dễ sai khiến. Lý do thứ ba Việt Nam là kẻ thù cùng lý tưởng cộng sản nhưng đã gây tổn hại nặng nề cho đàn anh Bắc Kinh trong cuộc chiến tương tàn năm 1979. Lý do thứ tư, như Đặng Tiểu Binh buộc tội, là đã vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát không coi đạo lý của người Châu Á là gì. Chỉ cần từng ấy lý do là Việt Nam đã đáng tội chết và khi phái đoàn Việt Nam sang quy phục tại Thành Đô, Đặng Tiểu Bình đả không thèm tiếp.
Đối với Campuchia thì Polpot đã thua vì không nghe lời. Tội tuy cũng nặng nhưng không đáng ghét và còn tha thứ được. Bắc Kinh dụ dỗ Hun Sen, cho vay nhiều tiền để ra khỏi cảnh túng quẫn, nhưng phải ưng thuận cho đàn anh xây dựng một căn cứ hải quân trên lãnh thổ. Hun Sen cúi mặt tuân lời.
Căn cứ hải quân REAM của Campuchia được xây dựng tại vịnh Thái Lan chỉ cách thành phố Sihanoukville khoảng 60 km. Trung Quốc được phép sử dụng căn cứ này 30 năm và có thể tự động gia hạn 10 năm. Về cách sử dụng, nhân sự người Hoa được phép đồn trú, quân đội được phép cất giữ vú khí và tàu chiến được phép nhập cảng. Căn cứ REAM là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc tai Đông Nam Á, làm cho Hoa Kỳ lo ngại. Bắc Kinh sẽ xây thêm hai cầu cảng mới và cho nạo vét sâu hơn đáy biến cho tiện dụng.
Washington nhận định là Phnom Penh đã nghiêng đầu về phía Bắc Kinh. Thái độ này làm Mỹ phải thuê gấp bằng mọi giá cảng Cam Ranh. Bài viết này xin phép được tạm chấm dứt ở đây. Những gì chưa đề cập sẽ xuất hiện trong những bài viết tiếp theo./.