Có thể thấy một chu trình khép kín đang xẩy ra ở các nước kém phát triển là: (1) nghèo đói và dân trí thấp tạo ra tham nhũng; (2) tham nhũng cần có môi trường thiếu minh bạch trong quản lý đất đai; (3) thiếu minh bạch trong quản lý đất đai tạo ra tình trạng đất đai và bất động sản không được pháp luật công nhận và bảo vệ; (4) đất đai và bất động sản không được pháp luật công nhận và bảo vệ tạo ra thiếu vốn để đầu tư phát triển; (4) thiếu vốn để đầu tư phát triển lại tạo ra nghèo đói và dân trí thấp.
Tham nhũng luôn gắn liền với sự thiếu minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính, thiếu minh bạch về thông tin, thiếu minh bạch về trách nhiệm, thiếu minh bạch về quy hoạch, thiếu minh bạch về giá trị, thiếu minh bạch về pháp luật.
Đến nay, một số giải pháp tăng cường quản lý đất đai đã được thực hiện, đã khắc phục được một số dạng tham nhũng dễ nhận thấy. Một số dạng tham nhũng đã giảm đi, có thể không còn tồn tại trên thực tế. Đến nay, tình trạng cấp xã bán đất trái pháp luật, thu hồi đất rộng hơn diện tích cần giao cho dự án đầu tư đã giảm đi đáng kể, hầu như không xuất hiện ở nhưng địa phương phát triển.
Trên thế giới, những nhà nghiên cứu chống tham nhũng đã đưa ra công thức về tham nhũng dưới dạng: Tham nhũng = Độc quyền + Độc đoán – Trách nhiệm giải trình – Minh bạch (Klitgaard Robert, 1988. Kiểm soát tham nhũng; Berkeley: Nhà xuất bản Đại học California).
Khi rà soát lại toàn bộ quá trình quản lý đất đai, xem xét cụ thể các yếu tố độc quyền, độc đoán, trách nhiệm giải trình và độ minh bạch có thể phát hiện được khả năng tham nhũng có thể xẩy ra và các hình thức tham nhũng có thể có.
Năm 2008, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức khảo sát về mức độ tham nhũng trong việc cấp sổ đỏ cho hộ gia đình và doanh nghiệp, cụ thể cho thấy:
Theo nhiều nguồn số liệu khảo sát khác nhau, tỷ lệ ý kiến cho rằng có tham nhũng trong quá trình xét cấp số đỏ chiếm khoảng 30% tới 35%. Nói chung, tham nhũng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong cấp sổ đỏ có mức độ không lớn nhưng tính phổ biến lại cao. Cách thức hiện nay vẫn là chậm thực hiện các thủ tục với nhiều lý do khác nhau, khi có sự quen biết, hoặc có bồi dưỡng thêm, hoặc sử dụng “cò giấy tờ” mới có hy vọng đẩy nhanh được tiến độ.
Lời giải cho tham nhũng trong quản lý đất
Kết luận
GS.TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ